ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 92 - 95)

5. Kết cấu của Luận văn:

3.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA

NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU.

3.1.1 Định hướng chung của Ngân hàng TMCP Á Châu

Giai đoạn 2011 – 2015: Ban lãnh đạo đã vạch ra kế hoạch phát triển từ năm 2011 đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020. Theo đó đến năm 2015 phấn đấu để ACB trở thành tập đồn tài chính – ngân hàng hàng đầu của Việt Nam và được chia làm ba giai đoạn ngắn để phát triển, giai đoạn trước làm tiền đề cho giai đoạn sau phát triển, đó là giai đoạn năm 2011 sẽ lấp các lỗ hỏng then chốt đang tồn tại trong ngân hàng, giai đoạn thứ hai từ năm 2012 đến năm 2013 là xây dựng các năng lực mới như trang bị và đào tạo các kỹ năng cấp quản lý ngang tầm khu vực, chiến lược xây dựng và nâng cao hiệu suất lao động của cả hệ thống, từ đó nâng mức thu nhập của mỗi nhân viên ACB ngang tầm khu vực, phát triển công nghệ thông tin vững mạnh. Giai đoạn thứ ba từ năm 2014 đến năm 2015 là gia tốc sự tăng trưởng một cách vượt bậc để đến năm 2015 đạt được cột mốc cụ thể. Đối với khách hàng cá nhân thu nhập ròng là 8.280 tỷ đồng, tổng tiền gửi của khách hàng 485.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay là 237.000 tỷ đồng, cịn đối với khách hàng doanh nghiệp thì thu nhập rịng là 8.450 tỷ đồng, huy động vốn sẽ đạt 185.000 tỷ đồng và dư nợ cho vay là 201.000 tỷ đồng, thu hẹp dần khoảng cách với ngân hàng quốc doanh.

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Cho vay khách hàng cá nhân là thị trường rộng, đầy tiềm năng và cũng chứa đựng khơng ít rủi ro. Để khai thác hết tiềm năng thị trường, ACB chủ trương đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả cho vay. Ngoài ra, tăng cường cho vay khách hàng cá nhân hoạt động kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ như kinh doanh cá thể, hộ gia đình để tiếp vốn sản xuất kinh doanh. Vì đây cũng là một trong những mảng dư nợ cá nhân chiếm tỷ trọng khá cao bên cạnh sản phẩm cho vay nhà. ACB tiếp tục thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh các hình thức cho vay như đối với các đơn vị trả lương qua tài khoản mở tại ACB, nếu thu nhập cao hơn mức nhất định sẽ được cho vay tín chấp …Việc đẩy mạnh cho vay tiêu dùng với nhiều sản phẩm mới, lãi suất hấp dẫn, khơng những góp phần kích cầu tiêu dùng trong thời kỳ nền kinh tế suy giảm mà còn tạo cơ hội để quảng bá xây dựng thương hiệu và dịch vụ uy tín đối với khách hàng.

- Cơ sở cho việc xây dựng định hướng phát triển

+ Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng.

+ Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững.

+ Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an tồn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông để xây dựng ACB trở thành ngân hàng vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong mơi trường kinh doanh cịn chưa hoàn hảo của ngành Ngân hàng Việt Nam.

+ Xây dựng văn hóa ACB trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt.

+ Các khách hàng vay cá nhân sẽ được xếp hạng trong quá trình thẩm định. Sau khi thẩm định, phân tích và định lượng rủi ro, các khoản vay tiêu dùng sẽ được cấp cho từng khách hàng.

+ Giá trị đem lại cho khách hàng: ACB là đối tác tin cậy cho nhu cầu tài chính trọn đời cho khách hàng.

- Định hướng cho phát triển tín dụng cá nhân

Tập trung phát triển khách hàng có thu nhập cao và thu nhập trung bình khá trở lên, bao gồm:

+ Nhóm khách hàng thu nhập cao như lãnh đạo, doanh nhân, nhà quản lý... + Nhóm khách hàng thu nhập trung bình khá trở lên và có nghề nghiệp ổn định: cơng chức, cán bộ công nhân viên tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, các cơng ty lớn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...

- Địa bàn mục tiêu

Tập trung phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại các đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2 và loại 3 (là các thành phố trực thuộc trung ương hoặc trực thuộc tỉnh, với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước).

Các loại đơ thị nêu trên là những nơi có mật độ dân số đơng, dân cư có thu nhập khá trở lên, có nhu cầu chi tiêu hưởng thụ cuộc sống từ đó sẽ có nhu cầu vay vốn để thỏa mãn chi tiêu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, do đó tạo ra nhiều tiềm năng để phát triển tín dụng cá nhân.

Đối với khách hàng là hộ sản xuất kinh doanh: tập trung phát triển khách hàng trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, gia công, chế biến, nuôi trồng, xuất

- Sản phẩm tín dụng

Cung cấp cho khách hàng một danh mục sản phẩm tín dụng hấp dẫn, đa dạng, đa tiện ích và phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

+ Đối với các sản phẩm tín dụng truyền thống: nâng cao chất lượng và tiện ích thơng qua cải tiến quy trình nghiệp vụ, đơn giản hố thủ tục giao dịch và thân thiện với khách hàng.

+ Cung cấp sản phẩm hiện đại: bắt kịp với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, phát triển nhanh trên cơ sở sử dụng đòn bẩy công nghệ hiện đại để cung cấp cho khách hàng trọn gói sản phẩm dịch vụ tài chính cá nhân.

+ Phát triển đa dạng, đầy đủ tất cả các sản phẩm để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Nhưng có lựa chọn tập trung phát triển một số sản phẩm chiến lược như: cho vay bất động sản, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay mua ô tô, ….

3.1.3 Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu đến năm 2015

- Thu nhập ròng đạt 8.280 tỷ đồng

- Tiền gửi khách hàng cá nhân đạt 485 ngàn tỷ đồng - Dư nợ khách hàng cá nhân đạt 237 ngàn tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)