Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 65 - 68)

5. Kết cấu của Luận văn:

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI ACB

2.2.2.2 Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng cá nhân

Việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng được thực hiện theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 “V/v ban hành quy định về phân

loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD” và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam ký ban hành ngày 25/04/2007 “ V/v sửa đổi bổ sung một số điều của

Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN”.

Căn cứ vào các quy định trên, ACB cũng chia các khoản cho vay khách hàng thành 5 nhóm nợ căn cứ vào tình hình trả nợ và các yếu tố định tính như sau :

Nhóm 1 : Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 2 : Nợ cần chú ý Nhóm 3 : Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 4 : Nợ nghi ngờ

Nhóm 5 : Nợ có khả năng mất vốn

Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với ngân hàng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì ngân hàng buộc phải phân loại các khoản nợ cịn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. Khi ngân hàng tham gia cho vay hợp vốn khơng phải với vai trị là ngân hàng đầu mối, ngân hàng thực hiện phân loại các khoản nợ (bao gồm cả khoản vay hợp vốn) của khách hàng đó vào nhóm rủi ro cao hơn giữa đánh giá của ngân hàng đầu mối và đánh giá của ngân hàng.

Ngân hàng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro khi xảy ra một trong các trường hợp sau:

+ Khi có những diễn biến bất lợi từ tác động tiêu cực đến môi trường kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh. Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm;

+ Khách hàng không cung cấp cho ngân hàng các thơng tin tài chính kịp thời, đầy đủ và chính xác để Ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

Trong bài phân tích này, tác giả đánh giá chỉ tiêu nợ quá hạn của ngân hàng trên cơ sở là nợ bình thường (nợ nhóm 1) và nợ quá hạn (nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5).

Bảng 2.9 Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng cá nhân của ACB năm 2010 - 2011

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dư nợ Tỷ lệ %/ Tổng dư nợ Dư nợ Tỷ lệ %/ Tổng dư nợ Dư nợ Tỷ lệ %/ Tổng dư nợ Tổng dư nợ tín dụng 62.358 100,00% 87.195 100,00% 102.809 100,00% Dư nợ cá nhân 23.034 36,94% 32.605 37,39% 35.333 34,37% Nợ quá hạn 619 0,99% 502 0,58% 1.242 1,21% Trong đó nợ quá hạn cá nhân 201 0,32% 218 0,25% 601 0,58%

(Nguồn: Báo cáo tài chính ACB năm 2009 – 2011)

Với sự tuột dốc của thị trường bất động sản từ năm 2010 kéo dài đến năm 2011 khiến cho thanh khoản bất động sản giảm. Mặt khác tình hình kinh doanh của khách hàng gặp rất nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới chưa hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 – 2009 và hoạt động kinh doanh trong nước bị ảnh hưởng do lạm phát trong nước cao đẩy mặt bằng chi phí lãi vay vượt quá khả năng trả

động tín dụng của ngân hàng làm gia tăng nợ quá hạn khi ngân hàng khó chuyển nhượng bất động sản để thu hồi nợ vay.

Cụ thể nợ quá hạn năm 2009 là 619 tỷ đồng, chiếm 0,99% tổng dư nợ. Sang năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0,58% tổng dư nợ, tương ứng dư nợ quá hạn là 502 tỷ đồng. Đến năm 2011, dư nợ quá hạn tăng cao chiếm 1,21% tổng dư nợ, tương ứng dư nợ quá hạn là 1.242 tỷ đồng. Đây là năm mà hoạt động tín dụng của ngân hàng có nợ quá hạn cao nhất trong những năm gần đây. Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng cá nhân của ACB năm 2011 tăng cao hơn so với năm 2010 đóng góp vào tỷ lệ nợ quá hạn chung của hệ thống với tỷ lệ là 0,58% so với tổng dư nợ. Trước những diễn biến tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao, ACB cần có chính sách tìm hiểu và có biện pháp theo dõi thu hồi nợ thích hợp. Hoạt động này địi hỏi Trung tâm thu nợ hoạt động hiệu quả hơn giúp ACB hạn chế được tỷ lệ nợ quá hạn đang tăng cao. Mặt khác để có thể duy trì dư nợ cho vay, ACB cần chú trọng hơn nữa vào công tác thẩm định khách hàng ngay từ giai đoạn đầu khi lập hồ sơ vay vốn, bởi với số lượng khách hàng cá nhân nhỏ lẻ đơng đảo thì cơng tác kiểm tra, giám sát sau cho vay là rất khó khăn, mất nhiều chi phí, thời gian và cơng sức của nhân viên tín dụng.

Biểu 2.7 Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng cá nhân theo khu vực năm 2011

2,00% 1,86% 1,55% 1,30% 0,90% 0,00% 0,50% 1,00% 1,50% 2,00% 2,50% Thành phố Hồ Chí Minh

Miền Tây Nam Bộ Miền Đơng Nam Bộ

Khu vực miền Trung

Khu vực miền Bắc

Theo biểu 2.5 khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có dư nợ cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân tồn hệ thống đồng thời cũng có tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất. Theo số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở sản phẩm cho vay bất động sản. Những khoản vay được giải ngân bằng vàng, khi giá vàng tăng cao ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)