Thị phần tín dụng cá nhân của các ngân hàng năm 2008 – 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 70 - 72)

Ngân Hàng 2008 2009 2010

ACB 14,51% 12,93% 13,31%

SACOMBANK 12,66% 13,97% 12,21%

TECHCOMBANK 11,60% 6,41% 7,74%

EXIMBANK 5,54% 6,67% 9,05%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng và tính tốn của học viên)

Qua bảng 2.11 cho thấy thị phần tín dụng cá nhân của ACB ln đứng đầu trong danh sách các ngân hàng có thị phần tín dụng cá nhân lớn nhất. Điều này cho thấy mảng tín dụng cá nhân là thế mạnh của ACB. Tuy nhiên, thị phần này có xu hướng chia sẽ với các ngân hàng khác như Sacombank và Techcombank. ACB cần có chiến lược đẩy mạnh việc duy trì và nâng cao vị thế dẫn đầu thị phần tín dụng cá nhân trong bối cảnh cạnh tranh thị phần gay gắt giữa các TCTD phi ngân hàng, ngân hàng thương mại trong nước, ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể các TCTD phi ngân hàng đang xâm lấn khu vực ngân hàng như Prudential đi vào lĩnh vực tiêu dùng tháng 10/2007 (lập kế hoạch cho vay mua nhà, cho

vay mua xe hơi,...), mạng lưới phân phối rất mạnh, phát triển rất nhanh và thông qua các đối tác liên kết như siêu thị điện máy, nhà phân phối xe gắn máy, xe ô tô,….

Các ngân hàng nước ngồi đang tấn cơng vào thị trường như HSBC, SCB, Citi bank và ANZ luôn nhắm vào phân đoạn khách hàng giàu có, tích cực theo đuổi các cơng ty nước ngồi để cung ứng năng lực đầy lợi thế xuyên biên giới.

Mặt khác các đối thủ trong nước đã năng nổ hơn trong cạnh tranh như Techcombank đã đầu tư mạnh để xây dựng thương hiệu riêng, các ngân hàng thương mại nhà nước (VCB, ICB, BIDV) sau khi cổ phần hóa cũng sẽ có tính cạnh tranh cao hơn.

2.3.1.3 Hệ thống kênh phân phối

Trong năm 2011, ACB thành lập thêm 8 chi nhánh mới và 44 phòng giao dịch nâng tổng số lượng chi nhánh và phòng giao dịch lên 325 đơn vị.

Để thực hiện chiến lược trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu, việc mở rộng mạng lưới giúp ACB tiếp cận được khách hàng. Đặc biệt, đây cũng là cơ hội để ACB nâng cao thương hiệu, thu hút được nhiều khách hàng tiền gửi và tín dụng. ACB hiện có lực lượng hàng ngàn nhân viên, trong đó cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng. Để phục vụ cho kế hoạch phát triển mạng lưới, ACB sẽ tiếp tục tuyển nhân sự và cơ cấu lại đội ngũ nhân lực để tăng sức cạnh tranh trong điều kiện kinh doanh khá gay gắt như hiện nay.

Năm 2011, nhiều ngân hàng đang chịu sức ép chạy đua mở chi nhánh để chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là tại các đô thị. Tuy nhiên, các ngân hàng đều phải thận trọng trong việc mở rộng mạng lưới kinh doanh do thị trường cịn gặp nhiều khó khăn, lãi suất vay cao ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng. Trong khi đó, mở rộng mạng lưới có chi phí khá lớn, địi hỏi phải có nguồn thu và chậm nhất trong vịng

một năm phải đóng góp lợi nhuận cho ngân hàng. Trên cơ sở xây dựng một nền tảng công nghệ ngân hàng tiên tiến, ACB đang có cơ hội phát triển thêm nhiều điểm giao dịch đến các thị trường tiềm năng để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, xứng đáng với thương hiệu là “ Ngân hàng của mọi nhà”.

2.3.1.4 Thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)