TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1.1 Các nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ là có ý nghĩa thống kê
Hamburger và Zwick (1981) đã kiểm tra mối quan hệ giữa thâm hụt và lạm phát trong giai đoạn 1954 – 1976 ở Mỹ, và kết luận rằng thâm hụt ngân sách gây ra lạm phát. Đặc biệt, mối quan hệ trở nên mạnh hơn trong "giai đoạn Keynes" (1961 - 1974).
Sau đó, nghiên cứu của Darrat (1985) cho thấy thâm hụt ngân sách và tăng trưởng tiền tệ gây ra lạm phát đáng kể từ 1958 đến 1979. Tiếp theo đó, De Haan và Zelhorst (1990), điều tra 17 nước đang phát triển từ 1961 đến 1985, và khám phá ra rằng thâm hụt có tương quan với lạm phát trong suốt thời kỳ lạm phát mạnh.
Sử dụng phân tích đồng liên kết, Metin (1998) phát hiện rằng thâm hụt trực tiếp gây ra lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1954 -1986. Và Cottarelli et al. (1998) kiểm tra dữ liệu của 47 quốc gia từ 1993 đến 1996 cũng chỉ ra rằng thâm hụt ngân sách đóng một vai trị có ý nghĩa trong việc gây ra lạm phát. Ngoài ra, mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát trong quá khứ và lạm phát trong hiện tại là liên tục và có tính động.
Tiếp theo đó, nghiên cứu của Fischer etal. (2002) điều tra mối quan hệ giữa lạm phát, tăng trưởng tiền tệ, phát hành tiền và thâm hụt ngân sách trên một dữ liệu lớn bao gồm 94 quốc gia trong thời gian 1960 -1995. Kết quả của họ chỉ ra rằng thâm hụt ngân sách là có ý nghĩa dương với việc phát hành tiền và lạm phát.
Nghiờn cu ca Domaỗ v Yucel (2005) điều tra 15 thị trường mới nổi từ năm 1980 đến 2001 bằng dữ liệu gộp và phát hiện ra rằng thâm hụt chính phủ là một nhân tố có ý nghĩa dương gây nên lạm phát cao. Thêm vào đó, dữ liệu bảng của họ cho thấy rằng, ở các quốc gia có lạm phát trung bình là cao, thì thâm hụt ngân sách có ý nghĩa đáng kể trong việc phát hành tiền và lạm phát. Ngồi ra, thâm hụt ngân sách có tương quan dương với lạm phát trong suốt thời kỳ lạm phát cao.