TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1.3 Các nghiên cứu tìm ra mối quan hệ là có sự pha trộn
Loungani và Swagel (2003) cho thấy cân bằng ngân sách tương quan yếu với lạm phát ở 53 nước đang phát triển từ 1964 đến 1998, nhưng tương quan trở nên mạnh mẽ hơn ở các nước có lạm phát trung bình cao hơn. Ngồi ra, họ tìm thấy một mối quan hệ phi tuyến giữa thâm hụt và lạm phát, và tác động của thâm hụt lên lạm phát là đáng kể khi tỷ lệ thâm hụt so với GDP là trên 5%.
Catão và Terrones (2005) thu thập dữ liệu từ 107 quốc gia trong giai đoạn 1960 - 2001, và sử dụng ước tính trung bình gộp theo nhóm lại để xem xét những ảnh hưởng trong ngắn hạn và dài hạn của thâm hụt đối với lạm phát. Họ cho rằng tác động gây ra lạm phát của thâm hụt đối với lạm phát phụ thuộc vào độ sâu tài chính của một quốc gia, căn cứ tính thuế lạm phát và độ tin cậy của cơ quan tiền tệ. Thâm hụt tài chính thì gây lạm phát ở các nước đang phát triển và các nước có lạm phát cao, nhưng không gây ra ở các nước lạm phát thấp và các nước phát triển. Vì các nước đang phát triển với nguồn thu thuế kém hiệu quả hơn, bất ổn chính trị, và giới hạn trong việc vay nợ nước ngồi có vẻ có chi phí liên quan thấp của thuế lạm phát và do đó thuế lạm phát cao hơn.
Kwon et al. (2009) kiểm tra sự liên hệ giữa nợ và lạm phát dựa vào dữ liệu bảng của 71 quốc gia từ năm 1962 đến 2004 để đo lường tác động của nợ trong lạm phát.
Kết quả của họ cho thấy rằng sự tăng trưởng nợ gây lạm phát mạnh mẽ ở các nước đang phát triển mắc nợ, và ít hơn ở các nước đang phát triển khác. Ở các nước tiên tiến, tăng trưởng nợ gây lạm phát thấp. Theo hướng của lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, thì thâm hụt ngân sách thường gây ra lạm phát ở các nước có lạm phát trung bình cao và ở những giai đoạn lạm phát cao, điều này cũng tương tự ở các nước đang phát triển. Ngoài những trường hợp trên, thì thâm hụt đóng một vai trị yếu trong việc xác định lạm phát.
Gần đây nhất có nghiên cứu của Cheah và Hamid (2011), thực nghiệm trên 13 nền kinh tế châu Á đang phát triển cụ thể là, Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Nepal, Pakistan, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Sri Lanka, Đài Loan và Thái Lan, đã phân tích các mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát. Tác giả đã xem xét vai trò của cung tiền bằng cách kiểm tra tác động của nó đối với lạm phát. Bằng cách xác định hướng quan hệ nhân quả giữa ba biến, nghiên cứu này cung cấp thêm một phần bằng chứng trên số lượng ngày càng tăng của tài liệu về mối quan hệ thâm hụt ngân sách-tiền-lạm phát.