Tổng hợp kết quả và hàm ý về mặt chính sách cơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát ở các nước châu á (Trang 67 - 73)

Bảng 4.12 Kết quả hồi qui cho kiểm định nhân quả Granger giữa BUD và INF

4.6 Tổng hợp kết quả và hàm ý về mặt chính sách cơng

Như vậy, thơng qua kết quả phân tích mơ hình hiệu chỉnh sai số ECM và mơ hình kiểm định tính nhân quả Granger, đề tài rút ra được những điểm chính như sau:

Ở các nước châu Á, mức độ lạm phát là khá cao so với ở các nước phát triển. Các nghiên cứu thực nghiệm đã trình bày trong chương 2 cho thấy tỷ lệ lạm phát cao đã

gây ảnh hưởng xấu lên nền kinh tế. Kết quả thực nghiệm của đề tài cho thấy trong dài hạn thâm hụt ngân sách, lãi suất, tỷ giá hối đối đều có tác động dương với mức ý nghĩa cao lên lạm phát.

- Tuy nhiên, 1% thay đổi của tỷ giá hối đối chỉ đóng góp 0.062% thay đổi của lạm phát. Kết quả này cho thấy, với mục tiêu khuyến khích xuất khẩu của chính phủ thì việc hạ giá đồng nội tệ sẽ không tác động nhiều đến lạm phát, không gây ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế.

- Trong khi đó, sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách và lãi suất là hai yếu tố đóng góp khá lớn vào sự gia tăng của lạm phát (lần lượt ở mức 0.42% và 1.27%). Như vậy rõ ràng việc gia tăng chi tiêu của chính phủ đưa đến mức thâm hụt ngân sách cao có tác động xấu lên lạm phát. Ngồi ra, việc gia tăng chi tiêu của chính phủ cịn gây ra hiệu ứng chèn lấn đẩy lãi suất lên cao, và kết quả là càng khiến lạm phát càng tăng cao.

Trong mơ hình kiểm định tính nhân quả Granger giữa hai biến thâm hụt ngân sách và lạm phát, kết quả cho thấy mối quan hệ giữa THNS và lạm phát là quan hệ 2 chiều và có tác động dương ở mức ý nghĩa 1%. Như vậy, thâm hụt ngân sách ở các quốc gia này là có gây ra lạm phát, và ngược lại lạm phát cũng gây ra thâm hụt ngân sách. Việc hạn chế sự gia tăng của thâm hụt ngân sách ngồi mục đích đảm bảo sự bền vững của nợ cơng cịn để kiềm chế được sự gia tăng không tốt của lạm phát.

Ý nghĩa về mặt chính sách cơng liên quan đến thâm hụt ngân sách và lạm phát ở các nước trong khu vực Châu Á

Kết quả phân tích và xử lý số liệu cho thấy ý nghĩa về mặt chính sách cơng cho 8 nước ở Châu Á, đặc biệt là Việt Nam là rất rõ ràng thơng qua mơ hình hiệu chỉnh sai số ECM và kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger. Sự gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ gây ra lạm phát và ngược lại lạm phát gia tăng cũng kéo theo ngân sách chính phủ ngày càng thâm hụt. Bên cạnh đó, lãi suất và tỷ giá hối đối tăng cũng

khiến cho lạm phát ở các quốc gia này tăng cao. Tuy nhiên, trong tất cả các chỉ tiêu kinh tế nói trên, thì thâm hụt ngân sách và lãi suất là hai nhân tố tác động mạnh nhất lên sự thay đổi của lạm phát.

Như vậy, để hạn chế sự gia tăng của lạm phát thì chính phủ trong quyền hạn của mình trước mắt cần giảm bớt mức thâm hụt trong ngân sách. Điều này có nghĩa là phải tăng cường kiểm soát bội chi ngân sách. Liên quan đến vấn đề bội chi, một số giải pháp về mặt chính sách quản lý của Nhà nước được đề nghị như sau:

Thứ nhất, phương pháp tính, hạch tốn ngân sách phải được thực hiện công khai,

minh bạch theo chuẩn mực quốc tế. Những nguyên tắc chủ đạo nhằm giúp các quốc gia thực hiện những chính sách cải thiện tính minh bạch trong quản lý tài khóa của mình được tóm tắt đầy đủ trong Cẩm nang Minh bạch Tài khóa (IMF, 2007).

Riêng ở Việt Nam, hiện nay có nhiều khoản chi ngân sách từ nguồn trái phiếu Chính phủ tài trợ cho lĩnh vực y tế, giáo dục, các khoản cho vay, cho vay lại của Chính phủ… để ngoại bảng cân đối ngân sách, khơng tính đầy đủ vào thâm hụt ngân sách và nợ công như thông lệ quốc tế. Nhiều khoản chi vào những dự án lớn dài hạn được phân bổ dần vào quyết tốn ngân sách trong nhiều năm thay vì tính cả vào năm trái phiếu được phát hành để vay nợ... Ngồi ra, sự khơng thống nhất trong cách hạch toán ngân sách khiến cho các con số thống kê khơng phản ảnh chính xác thực trạng nợ công của Việt Nam, gây nhiễu loạn thông tin cho các chủ thể nền kinh tế, và gây trở ngại cho việc so sánh, đánh giá, quản lý rủi ro nợ công giữa Việt Nam với các quốc gia khác. Do vậy, Việt Nam phải có phương pháp tính đúng, đầy đủ ngân sách theo chuẩn quốc tế nhằm phản ánh chính xác tình trạng tài khóa, làm cơ sở cho sử dụng chính sách kinh tế vĩ mơ hợp lý nhằm giảm bội chi và kiểm sốt lạm phát.

Thứ hai, Mặc dù có tỉ lệ thu NSNN ở mức cao trong khu vực nhưng Việt Nam vẫn thường xuyên phải chịu thâm hụt, điều này là do mức chi tiêu công quá cao mà phần lớn lại được chi cho các khoản chi thường xuyên mà không phải là chi cho đầu tư phát triển. Chính vì vậy nên cắt giảm các khoản chi tiêu công chưa thật cần thiết

và kém hiệu quả bằng cách đề ra các tiêu chí, tiêu chuẩn để cắt bỏ, đình hỗn những cơng trình đầu tư kém hiệu quả hoặc chưa khởi công. Tuy nhiên, cần phải có cách đánh giá tồn diện hiệu quả chi tiêu cơng theo các lĩnh vực khác nhau, không nên cắt giảm đồng loạt các chi tiêu theo một tỷ lệ cố định nào đó, thực hiện rà sốt, đánh giá chuyển vốn từ các cơng trình chưa khởi cơng, khởi cơng chậm, thủ tục chưa hoàn thành sang các cơng trình cấp bách, hiệu quả kinh tế cao hoặc hướng tới các lĩnh vực mà khu vực tư nhân có thể tham gia cùng. Ngoài ra, các khoản chi tiêu thường xuyên cũng cần được tra soát lại tất cả các khâu hoạt động để tổ chức lại bộ máy cho hợp lý hơn, cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết.

Thứ ba, kiểm soát các khoản đầu tư công của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) bằng cách thành lập một Hội đồng thẩm định đầu tư của DNNN độc lập, nhiệm vụ của Hội đồng sẽ đánh giá, thẩm định toàn diện khách quan các dự án đầu tư của DNNN. Các kết luận của Hội đồng sau đó sẽ được cơng bố rộng rãi. Đồng thời, Hội đồng cũng đánh giá hiệu quả của DNNN theo các tiêu chí về lợi nhuận, cơng nghệ, tạo cơng ăn việc làm, đóng góp vào ngân sách... dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch các thông tin về hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, Chính phủ cần tiếp tục cổ phần hóa, tái cấu trúc các DNNN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn cho các doanh nghiệp tư nhân trên thị truờng.

Thứ tư, cải thiện nguồn thu ngân sách một cách bền vững hiệu quả. Hiện nay,

theo lộ trình cam kết WTO Việt Nam phải cắt giảm thuế nhập khẩu với các nước trong khu vực và trên thế giới nên nguồn thu ngân sách tập trung chủ yếu vào thuế trong nước. Tuy nhiên, nếu tăng thuế để gia tăng nguồn thu sẽ khơng khuyến khích doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (nếu tăng thuế thu nhập doanh nghiệp) và khơng khuyến khích tiêu dùng của cá nhân hộ gia đình (nếu tăng thuế thu nhập cá nhân), làm giảm tổng cầu và tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, gánh nặng thuế cao sẽ khiến hệ thống thuế hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng trốn thuế, phân bổ nguồn lực bị bóp méo.

Vì vậy, để gia tăng nguồn thu cần việc thực hiện khâu cải cách hệ thống thuế, đặc biệt thuế thu nhập cá nhân. Thực hiện đánh thuế vào một số nguồn thu nhập từ đầu tư như thuế thu nhập bất động sản, thuế thu nhập vàng, thuế thu nhập chứng khoán... Đây là những nguồn thu nhập lớn, sẽ góp phần tăng nguồn thu cho NSNN. Ngoài ra, muốn nguồn thu ngân sách tăng lên cần thực hiện triệt để nguồn thu, chống tình trạng trốn lậu thuế, tăng cường cơng tác kiểm tra nhằm chống và ngăn chặn hiện tượng khai báo thuế sai sự thật của các doanh nghiệp, cá nhân

KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu phát hiện về mặt thực nghiệm mối quan hệ nhân quả Granger hai chiều giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát bằng cách áp dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng cho 8 quốc gia ở khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 1994 đến 2012.

Đề tài khẳng định sự hiện diện của mối quan hệ nhân quả Granger Thâm hụt ngân sách, biến đại diện là BUD được do lường bằng tỷ số thâm hụt/GDP và Lạm phát, biến đại diện là INF được đo lường bằng phần trăm thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng năm. Theo đó, mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát là dương, tức là quan hệ cùng chiều và ngược lại giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách cũng là mối quan hệ quan hệ dương. Mối quan hệ nhân quả hai chiều này có ý nghĩa thống kê mạnh mẽ ở mức 1%.

Mặc dù đề tài chủ đích hướng tới các quốc gia có các đặc điểm kinh tế tương đồng để lấy mẫu nghiên cứu, với mục đích đưa ra được cái nhìn tổng thể về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát. Từ đó, suy riêng ra cho trường hợp của Việt Nam, và đưa ra một số gợi ý về chính sách cơng. Tuy nhiên, với kỹ thuật phân tích dữ liệu bảng, phát hiện cho thấy có sự khơng đồng nhất ở hầu hết 8 quốc gia được khảo sát. Các quốc gia không chỉ đối diện với các điều kiện ban đầu khác nhau mà cịn là hồn cảnh kinh tế - xã hội, văn hóa và mức sống khác nhau, các tác động do các mối quan hệ hai chiều giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát cũng khác nhau về mức độ và cách thức ở từng quốc gia. Do đó, việc nghiên cứu và khảo sát này ở từng quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng là cần thực hiện tiếp tục trong tương lai khi số liệu cho thời gian khảo sát nhiều hơn và kỹ thực ước lượng tốt hơn.

Liên quan đến các chính sách giảm thâm hụt ngân sách để kiềm chế lạm phát tăng cao, hàm ý chính sách cơng cho 8 nước nghiên cứu ở Châu Á, đặc biệt là Việt Nam là rất rõ ràng. Việc gia tăng chi tiêu của chính phủ có tác dụng kích thích sự tăng trưởng kinh tế nhưng hậu quả của nó là thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng. Để bù đắp cho sự gia tăng thâm hụt ngân sách thì chính phủ chỉ cịn cách vay nợ và kết quả phân tích chỉ ra rằng việc vay nợ nhiều sẽ ảnh hưởng xấu lên tăng trưởng kinh tế và gây ra lạm phát.

Như vậy, việc vay nợ của chính phủ các nước cần phải được xem xét kỹ càng và thận trọng. Bên cạnh đó để hạn chế tình trạng vay nợ, các quốc gia cần giảm thâm hụt ngân sách bằng cách kiểm soát thu chi ngân sách chặt chẽ. Liên quan đến thu

chi ngân sách, một số giải pháp về mặt chính sách quản lý của Nhà nước được đề nghị như sau:

- Thứ nhất, cần nhanh chóng chuẩn hóa hệ thống hạch tốn ngân sách theo thơng lệ quốc tế nhằm cải thiện tính minh bạch trong quản lý tài khóa.

- Thứ hai, cắt giảm các khoản chi tiêu công chưa thật cần thiết và kém hiệu quả bằng cách đề các tiêu chí, tiêu chuẩn để cắt bỏ, đình hỗn những cơng trình đầu tư kém hiệu quả hoặc chưa khởi cơng. Tuy nhiên, cần phải có cách đánh giá tồn diện hiệu quả chi tiêu công theo các lĩnh vực khác nhau, không nên cắt giảm đồng loạt các chi tiêu theo một tỷ lệ cố định nào đó.

- Thứ ba, kiểm sốt các khoản đầu tư cơng của doanh nghiệp nhà nước chặt chẽ. Đồng thời, chính phủ cần tiếp tục cổ phần hóa, tái cấu trúc các DNNN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn cho các doanh nghiệp tư nhân trên thị trường.

- Thứ tư, cải thiện nguồn thu sách sách một cách bền vững hiệu quả. Tuy nhiên, hạn chế tăng thuế để gia tăng nguồn thu vì sẽ khơng khuyến khích doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và khơng khuyến khích tiêu dùng của cá nhân hộ gia đình, làm giảm tổng cầu và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, cải cách hệ thống thuế, đặc biệt thuế thu nhập cá nhân. Chống tình trạng trốn thuế, tăng cường công tác kiểm tra nhằm chống và ngăn chặn hiện tượng khai báo thuế sai sự thật của các doanh nghiệp, cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát ở các nước châu á (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)