4.1 Dữ liệu nghiên cứu
Mơ hình sử dụng chuỗi dữ liệu sơ cấp được lấy từ Các chỉ số phát triển chính ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Key Indicators for Asia and the Pacific) của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho 8 quốc gia ở khu vực Châu Á, bao gồm: Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Pakistan, Philippines, Sri Lanka và Việt Nam trong giai đoạn 1994-2012. Tổng số lượng quan sát là 152.
Việc lựa chọn 8 quốc gia không phải ngẫu nhiên mà chủ ý hướng tới các quốc gia có các đặc điểm kinh tế tương đồng với Việt Nam. Thứ nhất, cả 8 quốc gia khảo sát đều là những nước đang phát triển với mức thu nhập bình quân đầu người từ trung bình thấp đến khá. Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người của Bangladesh là thấp nhất với 740 USD/người/năm; tiếp theo là Pakistan với 1190 USD/người/năm. Nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình bao gồm Ấn Độ: 1541 USD/người/năm và Việt Nam: 1755 USD/người/năm. Philippines, Sri Lanka và Indonesia là 3 nước có thu nhập bình qn đầu người ở nhóm trung bình khá, với các mức lần lượt là 2612, 2923 và 3551 USD/người/năm. Malaysia là quốc gia có thu nhập bình qn đầu người là cao nhất, nằm trong nhóm các quốc gia có thu nhập khá, với mức trung bình là 10341 USD/người/năm. Thứ hai, các quốc gia này có đặc điểm chung là nền kinh tế dựa vào xuất khẩu và có mức tiết kiệm quốc gia trên GDP khá cao với mức trung bình 30%. Trong đó, Philippines là nước có tỷ lệ tiết kiệm quốc gia cao nhất với mức trên 40%, và Sri Lanka có mức tiết kiệm quốc gia thấp nhất, xấp xỉ 22%. Thứ ba, tất cả các quốc gia này đều bị thâm hụt ngân sách và mức thâm hụt này biến động nhanh và liên tục qua các năm (ADB, năm 2013).
Các biến nghiên cứu chính của mơ hình là: Thâm hụt ngân sách (BUD – Budget Deficit); Tỷ lệ lạm phát (INF – Inflation); Lãi suất (INTE – Interest Rate); Tỷ giá
hối đoái (LnEXC – nature logarithm of Exchange Rate); Độ mở thương mại (OPEN – Openness Trade). Trong đó thâm hụt ngân sách và lạm phát là hai biến chính và các biến cịn lại là biến kiểm soát. Phương pháp thu thập và biến đổi biến được thực hiện như sau:
1/ Thâm hụt ngân sách: từ bộ dữ liệu của ADB, đề tài chọn lấy tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP (đơn vị tính: %)
2/ Tỷ lệ lạm phát: tỷ lệ lạm phát được lấy theo phần trăm thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng năm (đơn vị tính: %)
3/ Lãi suất: lãi suất được sử dụng là lãi suất trung bình theo năm của mỗi quốc gia (đơn vị tính: %)
4/ Tỷ giá hối đối: tỷ giá hối đối được tính quy đổi từ USD sang đồng tiền của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, biến tỷ giá hối đoái sẽ được lấy logarit tự nhiên và nhân với 100, để khi xem xét tác động riêng phần của biến giải thích lên biến phụ thuộc trong mơ hình hồi quy dưới dạng sai phân, ta nhận được các hệ số ước lượng phù hợp (không đơn vị).
5/ Độ mở thương mại: độ mở thương mại là biến thể hiện mức độ giao thương giữa một quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới, được tính bằng cơng thức [(xuất khẩu + nhập khẩu) ÷ GDP] x 100 (đơn vị tính: %)
Nhìn vào biểu đồ 4.1 ta thấy trong giai đoạn 1994-2012, đa phần các nước được nghiên cứu đều bị thâm hụt ngân sách. Đồ thị cho thấy mức độ thâm hụt ngân sách của từng quốc gia là không ổn định và thay đổi qua từng năm.
Theo đó, trong giai đoạn khảo sát, Sri Lanka là quốc gia có mức thâm hụt cao nhất 10% (năm 2001 và 2009), và dao động trong khoảng 7% - 9%. Trong khi đó, Indonesia là quốc gia có tỷ lệ thâm hụt ngân sách thấp nhất (0.5% - 2%), đặc biệt có năm thặng dư ngân sách lên đến 3% (1995). Việt Nam là quốc gia có mức thâm hụt ngân sách tương đối so với các nước còn lại (<4%), tuy nhiên lại dao động mạnh qua các năm. Mặc dù số liệu hàng năm cho thấy mức độ thâm hụt ngân sách ở từng quốc gia thay đổi liên tục nhưng mức độ thâm hụt này có xu hướng hội tụ, giảm dần và đi vào ổn định ở mức 4-6%/năm kể từ sau năm 2010. Như vậy, các số liệu khảo sát từ năm 1994 đến trước 2010 cho thấy hầu hết các nước khảo sát trong khu vực châu Á có xu hướng gia tăng chi tiêu công để thúc đẩy kinh tế và phần thâm hụt ngân sách được tài trợ bằng cách vay nợ. Tuy nhiên, ý thức được vấn đề cân bằng tài khóa để đạt được mức phát triển bền vững, đặc biệt là vấn đề khủng hoảng nợ công khổng lồ ở Hy Lạp năm 2010, hầu hết các nước đã bắt đầu cắt giảm chi tiêu công nhằm thu hẹp mức thâm hụt ngân sách kể từ năm 2010. Điều này cũng phù
hợp với các khuyến cáo trong các nghiên cứu trước đó về bội chi ngân sách cho các nước đang phát triển.
Biểu đồ 4.2 trình bày tỷ lệ lạm phát của 8 nước ở Châu Á được nghiên cứu trong giai đoạn 1994-2012. Theo đó ta thấy, các quốc gia này có tỷ lệ lạm phát biến động tương đồng với nhau trong giai đoạn 1994-2012, đa phần có mức lạm phát vừa phải, nằm trong ngưỡng từ 5% đến 10%. Đáng chú ý có Indonesia, lạm phát tăng mạnh từ 5% năm 1997 đến xấp xỉ 60% năm 1998, sau đó lại giảm mạnh xuống trong 2 năm tiếp theo, và chỉ cịn khoảng 10% năm 2000. Tiếp theo đó, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007 nên lạm phát của các nước trong đó có Việt Nam tăng vọt trong năm 2008 và biến động mạnh trong các năm sau đó. Tuy nhiên, đến năm 2012 thì lạm phát ở các nước trên hầu hết đều giảm.
Về tình hình lãi suất của các nước ở khu vực Châu Á trong giai đoạn từ 1994 đến 2012 (Biểu đồ 4.3).
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, lãi suất các nước biến động theo các xu thế khác nhau. Trong khi lãi suất của Indonesia, Philippin, Malaysia, Pakistan có xu hướng giảm qua các năm, thì lãi suất của Bangladesh có chiều hướng tăng. Cịn lãi suất của Việt Lanka biến động thất thường, không theo một xu thế tăng hay giảm rõ
ràng. Tuy nhiên, khi so với biểu đồ 4.2 về tình hình lạm phát ở trên, ta thấy có một mối tương quan cùng chiều giữa lãi suất và lạm phát. Cụ thể, năm 1998 lạm phát của Indonesia tăng đột biến (từ 5% lên khoảng 60%) thì tương ứng trong năm này lãi suất cũng tăng mạnh (từ 16% lên gần 30%). Tương tự cho năm khủng hoảng kinh tế (2007), tình hình lạm phát gia tăng ở tất cả quốc gia đã kéo theo mức lãi suất trung bình trong năm đó cũng tăng lên và tiếp tục biến động ở các năm tiếp theo.
Cuối cùng là biểu đồ 4.4 cho thấy tình hình tỷ giá hối đối ở các quốc gia khảo sát từ năm 1994 đến năm 2012.
Nhìn vào đồ thị ta thấy có một xu hướng gia tăng rất rõ nét của tỷ giá hối đoái ở tất cả các quốc gia theo thời gian trong giai đoạn nghiên cứu. Điều này tương đối dễ hiểu vì đa số các nước Châu Á có nền kinh tế dựa trên xuất khẩu. Chính phủ ở các quốc gia này thường ưu tiên hỗ trợ cho các hoạt động xuất khẩu, và tỷ giá cũng được xem là một trong các công cụ hữu hiệu trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh với các quốc gia khác về giá. Việc thúc đẩy sự mất giá đồng tiền ở các nước này (tỷ giá đồng nội tệ/USD tăng lên) sẽ khiến hàng hóa khi xuất khẩu sẽ có giá thấp hơn so với hàng hóa nước ngồi, từ đó kích thích xuất khẩu, nâng cao hiệu quả cạnh tranh. Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ 4.4 ta cũng thấy ở các năm có những sự kiện đặc biệt như 1997 (khủng hoảng ở Châu Á) và 2007 (khủng hoảng kinh tế ở Mỹ), tỷ giá hối đối theo đó cũng đã bị ảnh hưởng rất nhiều. Và tỷ giá hối đối của
các nước khơng những chỉ biến động mạnh trong các năm đó mà cịn bị ảnh hưởng đến vài năm sau, rồi mới đi vào ổn định trở lại.
Bảng 4.1thể hiện thống kê mô tả cho các biến dữ liệu từ năm 1994 đến 2012 của 8 quốc gia ở Châu Á. Trong đó: N = 152 là số quan sát của 8 quốc gia (n = 8) trong 19 năm (T = 19).
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Biến Trung bình Độ lệch