model) với biến phụ thuộc là INF.
Biến độc
lập Hệ số ước lượng P > |t| F-test R2
BUD .4200391* 0.060 F(4,140) = 34.67 Prob > F = 0.0000 within = 0.4977 between = 0.4974 overall = 0.1741 INTE 1.277982*** 0.000 LnEXC .0626898*** 0.000 OPEN .0108015 0.644 _cons -34.38186*** 0.000 *** , **, *: Ý nghĩa lần lượt ở mức 1%, 5% và 10%
Kết quả hồi qui mơ hình cân bằng của các biến trong dài hạn trong Bảng 4.7 cho ta những nhận định sau:
- Tác động đồng thời của 4 biến BUD, INTE, LnEXC và OPEN lên biến INF là có ý nghĩa về mặt thống kê thơng qua kiểm định F (kiểm định Wald) ở mức ý nghĩa 1%.
- Xét ở gốc độ riêng phần thì tác động của BUD, INTE và LnEXC lên INF là có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 10%, 1% và 1%. Cụ thể:
Hệ số ước lượng của BUD bằng 0.4200391 có ý nghĩa: thâm hụt ngân sách có tác động dương với lạm phát, nghĩa là 1% thay đổi trong thâm hụt ngân sách sẽ kéo theo 0.42% thay đổi trong lạm phát. Điều này là phù hợp với quan điểm về mặt lý thuyết của các nhà kinh tế học về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát. Tuy nhiên, với mức ý nghĩa là 10% thì mối quan hệ này ở các nước được khảo sát, trong thực tế là khơng mạnh mẽ và chưa có ý nghĩa về mặt thống kê cao.
Hệ số ước lượng của INTE bằng 1.277982, điều này cho thấy lãi suất có mối quan hệ cùng chiều với lạm phát, tức 1% thay đổi trong lãi suất sẽ dẫn đến 1.27% thay đổi của lạm phát. Kết quả này hơi khác biệt so với những lập luận về mặt lý thuyết: Khi lãi suất tăng sẽ dẫn đến kích thích người dân tiết kiệm, gửi tiền vào ngân hàng, dẫn đến cầu tiền giảm, lạm phát giảm. Tuy nhiên, lập luận trên chỉ đúng trong trường hợp nền kinh tế đã có lạm phát cao, lúc này việc gia tăng lãi suất của NHTW sẽ giúp kiềm chế lạm phát. Còn nếu xét trong trường hợp nền kinh tế chưa tồn dụng và lạm phát ở mức vừa phải, thì việc lãi suất thay đổi; ví dụ là lãi suất tăng, kéo theo đó các nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ khó tiếp cận nguồn vốn vay và phải thu hẹp sản xuất, dẫn đến cung giảm, hàng hóa trở nên khan hiếm trên thị trường, từ đó đẩy giá cả lên cao, hệ quả sau đó là lạm phát cũng tăng cao. Ngược lại, nếu lãi suất giảm, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay dễ, đẩy mạnh sản xuất, mở rộng đầu tư, dẫn đến cung tăng, sản lượng hàng hóa cao hơn so với nhu cầu thị trường, dẫn đến giá cả sụt giảm, gây nên hiện tượng giảm phát.
Hệ số ước lượng của LnEXC bằng 0.0626898 với mức ý nghĩa 1% thể hiện một mối tương quan dương mạnh mẽ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát ở các nước được nghiên cứu trong khu vực Châu Á. Cụ thể: khi tỷ giá hối đoái tăng (tức đồng nội tệ
mất giá so với USD) 1% thì theo đó lạm phát cũng tăng 0.062%. Mặc dù sự thay đổi của tỷ giá hối đoái khi lạm phát thay đổi là rất nhỏ, nhưng kết quả này là tương đồng về mặt lý thuyết, giống như lập luận của lý thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity).
- Hệ số cắt (đại lượng khởi đầu của mỗi quốc gia trong bảng dữ liệu) cũng có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
- Mức độ giải thích cho sự thay đổi của biến lạm phát thông qua các biến giải thích thâm hụt ngân sách, lãi suất và tỷ giá hối đoái là tương đối phù hợp thể hiện qua các giá trị R2 ở từng quốc gia (R2 within = 0.4977).
Từ phương trình hồi qui cân bằng của các biến trong dài hạn, ta tính được phần dư Resid, phần kết hợp tuyến tính của tất cả các biến. Giá trị thống kê mô tả của biến phần dư Resid như sau: