TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1.4 Bằng chứng thực nghiệmtại Việt Nam
Ở Việt Nam, thực tế có rất nhiều các bài báo, đề tài luận bàn về hai chỉ số kinh tế này của các chuyên gia kinh tế. Tuy nhiên đề tài đi sâu vào kiểm định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với lạm phát trong một giai đoạn cụ thể rất hiếm.
Một trong số ít các đề tài phải kể đến nghiên cứu của Nguyễn Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010) về “Các nhân tố vĩ mô quyết định lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2000-2010”. Trong nghiên cứu này các tác giả không thấy rõ tác động của thâm hụt ngân sách đối với lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu. Điều này khơng có nghĩa là thâm hụt ngân sách khơng có ảnh hưởng đến lạm phát. Ngun nhân của điều này là do việc tài trợ ngân sách thường có hai tác động trái chiều. Một mặt, tài trợ ngân sách bằng việc gia tăng vay nợ của Chính phủ làm tăng lãi suất do nhu cầu vay cao hơn. Điều này cũng tương tự như chính sách tiền tệ thắt chặt và do đó góp phần giảm đi phần nào lạm phát. Mặt khác, tài trợ ngân sách
thơng qua việc tăng cung tiền (nếu có) cũng tương tự như chính sách tiền tệ mở rộng và gây áp lực lạm phát. Hai tác động trái chiều này làm giảm thậm chí xóa bỏ ảnh hưởng của nhau đối với lạm phát.
Ngồi ra cịn có nghiên cứu của IMF trong năm 2003 cũng cho thấy các kết quả tương tự về vai trò của cung tiền đến lạm phát. Nghiên cứu này sử dụng mơ hình VAR với bảy biến: giá dầu quốc tế, giá gạo quốc tế, sản lượng công nghiệp, tỷ giá, cung tiền, giá nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng cho giai đoạn từ tháng 1 năm 1995 đến tháng 3 năm 2003. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy vận động nội tại là yếu tố quan trọng giải thích những biến động của lạm phát, lạm phát phi lương thực thực phẩm và giá nhập khẩu. Tỷ giá có tác động đến giá nhập khẩu nhưng khơng có tác động đến CPI. Điều này phản ánh thực tế là các loại hàng hóa phi thương mại chiếm tỷ trọng lớn trong giỏ CPI và giá nhập khẩu không chuyển trực tiếp vào giá trong nước dù độ mở của Việt Nam đang tăng lên. Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng giá gạo quốc tế, các điều kiện về tổng cầu trong nước và tốc độ tăng cung tiền mở rộng ít có tác động đến lạm phát nhưng tác động lại kéo dài.