Đối tượng khách hàng và các các nghĩa vụ chi nhánh được xem xét bảo lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ

2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam –

2.2.2. Đối tượng khách hàng và các các nghĩa vụ chi nhánh được xem xét bảo lãnh

lãnh

Khách hàng (bên được bảo lãnh): - Tổ chức, cá nhân là người cư trú

- Tổ chức là người không cư trú đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật, được VCB hoặc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng nước ngoài bảo lãnh theo quy định từng thời kỳ.

Chủ thể tham gia hoạt động bảo lãnh ngân hàng: Trong quan hệ BLNH thường phát sinh hai loại quan hệ: quan hệ giữa ngân hàng với bên nhận bảo lãnh và quan hệ dịch vụ bảo lãnh giữa ngân hàng với khách hàng (bên được bảo lãnh). Như vậy thường tồn tại ba chủ thể tham gia vào quan hệ BLNH: ngân hàng bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Pháp luật Việt Nam có quy định tương đối cụ thể về các chủ thể này khi tham gia quan hệ bảo lãnh.

Các nghĩa vụ chi nhánh được xem xét bảo lãnh: Chi nhánh được xem xét bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ đối vi các nghĩa vụ sau của khách hàng:

- Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác liên quan đến khoản vay.

- Nghĩa vụ thanh tốn tiền mua vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị, các khoản chi phí thực hiện dự án hoặc phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ đời sống. - Nghĩa vụ thanh tốn thuế, phí, các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà Nước.

- Nghĩa vụ khi tham gia dự thầu.

- Nghĩa vụ trong thực hiện hợp đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm, nhận và hoàn trả tiền ứng trước.

Các nghĩa vụ được xem xét bảo lãnh của VCB khá giống các ngân hàng khác, phù hợp với quy định tại thông tư 28/2012/TT-NHNN và đáp ứng được hết các yêu cầu phát sinh trong hoạt động kinh tế.

Hình thức của bảo lãnh ngân hàng: Cam kết bảo lãnh là văn bản bảo lãnh của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh theo một trong các hình thức sau:

- Thư bảo lãnh là văn bản cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh;

- Hợp đồng bảo lãnh là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh hoặc giữa bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và các bên có liên quan (nếu có) về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh;

- Hình thức cam kết khác do các bên tự thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật Việt Nam

Tuy nhiên, quy định hiện hành khơng thể hiện rõ khi nào thì sử dụng Hợp đồng bảo lãnh, khi nào thì sử dụng Thư bảo lãnh. Bên cạnh đó, hình thức Thư tín dụng dự phịng hiện nay được sử dụng khá rộng rãi với nội dung tương tự như một hình thức bảo lãnh, tuy nhiên lại chưa được ghi nhận là một hình thức bảo lãnh.

Tại VCB, mọi cam kết bảo lãnh phát hành theo hình thức thư bảo lãnh và hình thức điện SWIFT.

Nội dung của cam kết bảo lãnh: Căn cứ nội dung thỏa thuận của các bên tại Hợp đồng cấp bảo lãnh, bên bảo lãnh phát hành cam kết bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh với các nội dung chủ yếu sau:

- Các quy định pháp luật áp dụng; - Số hiệu, hình thức cam kết bảo lãnh;

- Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh: Bên nhận bảo lãnh, Bên bảo lãnh, Bên được bảo lãnh, Các bên có liên quan khác (nếu có).

- Ngày phát hành bảo lãnh, ngày bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh và/hoặc trường hợp bắt đầu hiệu lực của bảo lãnh;

- Ngày hết hiệu lực và/hoặc trường hợp hết hiệu lực của bảo lãnh; - Số tiền bảo lãnh và đồng tiền sử dụng để thanh toán;

- Mục đích bảo lãnh;

- Phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh;

- Quyền và nghĩa vụ của các bên (nếu có);

- Quy định về chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên (nếu có); - Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

- Điều khoản miễn, giảm số tiền bảo lãnh (nếu có); - Quy định về giải quyết tranh chấp phát sinh (nếu có); - Các nội dung khác.

Tại VCB, hội sở chính đưa ra mẫu cam kết bảo lãnh chuẩn và mẫu mở để các chi nhánh thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống; đảm bảo tuân thủ quy định trên. Ưu tiên tư vấn khách hàng sử dụng mẫu chuẩn để hạn chế rủi ro.

Chấm dứt bảo lãnh ngân hàng: Nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp sau:

- Nghĩa vụ của bên được bảo lãnh chấm dứt.

- Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh. - Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. - Hiệu lực của cam kết bảo lãnh đã hết.

- Bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh.

- Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. - Theo thỏa thuận của các bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)