Phân tích các yếu tố bên ngồi của DAB-CN Bình Phước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường ngân hàng TMCP đông á chi nhánh bình phước (Trang 58)

2.4.1 Các yếu tố tác động từ môi trường vĩ mô

2.4.1.1 Yếu tố kinh tế

Kinh tế thế giới năm 2012 tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu. GDP toàn cầu chỉ tăng 3,3%, thấp hơn mức 3,8% của năm 2011, do tăng trưởng thấp tại Mỹ và châu Âu khi mà hai khu vực kinh tế lớn này vẫn gặp khó khăn trong việc tái cân bằng thu chi tài chính. Tăng trưởng thấp và bất ổn tại các nước phát triển cũng đang tác động đến các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển thông qua các hoạt động thương mại và đầu tư. Hầu hết các khu vực kinh tế trên thế giới đều tăng trưởng chậm lại, trong khi các ngân hàng trung ương ồ ạt bơm tiền để kích thích kinh tế.

Đối với kinh tế trong nước, định hướng điều hành nền kinh tế hướng tới mục tiêu “kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ” của Chính phủ đã đạt được những thành công nhất định: Lạm phát liên tục giảm tốc và đạt mức 6,81% vào cuối năm; Cán cân thương mại hàng hóa lần đầu tiên thặng dư kể từ năm 1993; Cán cân thanh toán đạt mức thặng dư kỷ lục 10 tỷ USD; Tỷ giá có một năm ổn định hiếm có; Dự trữ ngoại hối

tăng lên hơn gấp đôi so với hồi đầu năm; Xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011; Xuất siêu 284 triệu USD; Tổng đầu tư toàn xã hội tăng 7% so với năm trước và bằng 33,5% GDP (là năm có tỷ trọng vốn đầu tư so với GDP đạt thấp nhất kể từ năm 2000 trở lại đây).

Tuy chịu ảnh hưởng của lạm phát và các chính sách chống lạm phát, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 của tỉnh Bình Phước vẫn đạt 10,2%. Trong đó: Ngành nơng, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,9%; công nghiệp - xây dựng tăng 15,2% (công nghiệp tăng 15,7%, xây dựng tăng 13,8%); dịch vụ tăng 9,8%. Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục kiên trì mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế, triển khai tích cực các chính sách tài khố, tiền tệ chặt chẽ.

Lãi suất huy động VND của các ngân hàng tiếp tục giảm, duy trì ở mức 9%/năm; lãi suất huy động của các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ở mức 9,5%/năm; lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu phổ biến ở mức 12 - 13%/năm; lãi suất cho vay ở lĩnh vực phi sản xuất khác từ 12 - 15%/năm. Các ngân hàng thương mại đã thực hiện kiểm soát chặt chẽ quy mơ và chất lượng tín dụng; đồng thời điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo chỉ đạo của ngân hàng nhà nước, tích cực thực hiện các biện pháp thu hồi và xử lý nợ theo quy định; đến 31 tháng 10 năm 2012, nợ đủ tiêu chuẩn là 7.536 tỷ đồng, chiếm 88% tổng dư nợ; nợ xấu là 122 tỷ đồng, chiếm 1,43% tổng dư nợ.

2.4.1.2 Chính trị, pháp luật và các chính sách của Nhà nước

Để triển khai thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 611/QĐ-UBND ngày 28/3/2012 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CPngày 03/01/2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2012, bước đầu đạt một số kết quả như sau:

- Về thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt: UBND tỉnh đã chỉ đạo Ngân hàng nhà nước cùng với các tổ chức tín dụng trên địa bàn ưu tiên cho vay

trong các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, có dự án, phương án có hiệu quả.

- Tổng nguồn vốn huy động đến cuối năm 2012 đạt 14.956 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2011 tăng 3.127 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 34,85%. Tổng dư nợ cho vay đến cuối năm 2012 đạt 15.947 tỷ đồng tăng 1.296 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 9,93%; so với cùng kỳ năm 2011 tăng 2.110 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 17,24%. Dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng 48,68% tổng dư nợ trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ nợ xấu là 1,83% trên tổng dư nợ.

- Thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả: Các ngành, các địa phương đã xây dựng dự tốn thu ngân sách với hướng tích cực tăng thu để đáp ứng yêu cầu phát triển, tổng thu NSNN tăng 8,5% so với thực hiện năm 2011 và tăng 33,75 so với dự toán TW giao. Đồng thời, thực hiện các biện pháp xử lý nợ đọng thuế nhằm từng bước giảm tỷ lệ nợ đọng còn dưới 5% như đã đề ra cũng như khai thác và huy động tốt các khoản thu phát sinh. Ngành tài chính đã tăng cường cơng tác kiểm tra nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính, ngân sách đối với các cấp và các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, thực hiện tiết kiệm 10% trong chi thường xuyên. Đối với vốn đầu tư XDCB: đã tiến hành kiểm tra các huyện, thị về công tác triển khai nguồn vốn được tỉnh giao, kết quả hầu hết các huyện, thị chấp hành nghiêm túc Chỉ thị số 1792/CT- TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của UBND tỉnh về quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB.

Giai đoạn hiện nay, tỉnh đang có những cơ hội lớn trong phát triển kinh tế. Đó là việc cải thiện, nâng cao hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng tài nguyên đất, cải thiện môi trường đầu tư. Thu hút đầu tư sẽ thuận lợi hơn do có sự thành cơng của hội nhập quốc tế, sự hỗ trợ từ các tỉnh bạn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Các KCN trên địa bàn tỉnh đã được quy hoạch, phần lớn là đất không cần đầu tư giải tỏa đền bù, tỉnh sẽ lựa chọn các nhà đầu tư có tiềm năng hiệu quả kinh tế xã hội cao vào lấp đầy các KCN, khu kinh tế…

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi tỉnh cũng phải đối mặt với những thách thức như dân cư thưa thớt, trình độ dân trí chưa cao, các DN trên địa bàn khơng theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế nói chung, năng suất hiệu quả và năng lực cạnh tranh chậm được cải thiện…; Nguy cơ phát sinh từ bất ổn kinh tế vĩ mô của đất nước kéo theo đầu tư giảm, tăng trưởng thấp làm cho thu nhập và đời sống nhân dân bị ảnh hưởng.

2.4.1.3 Yếu tố văn hóa xã hội

Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đơng Nam Bộ, có tổng diện tích tự nhiên là 6.854 km2 với dân số hiện nay là hơn 900.000 người. Được thành lập từ năm 1997 sau khi được tách ra từ tỉnh Sơng Bé cũ, Bình Phước là nơi có nhiều nét văn hóa đan xen, hình thành từ sự quy tụ nhiều nền văn hóa của hơn 40 dân tộc trên cả nước. Tuy là một tỉnh mới thành lập nhưng với tài nguyên thiên nhiên ban tặng, Bình Phước đang ngày càng phát triển về cả mặt kinh tế và xã hội. Đất đai Bình Phước phù hợp với trồng các loại cây cơng nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như: cao su, tiêu, điều, cà phê đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngồi, kích thích kinh tế, văn hóa xã hội phát triển.

Tuy nhiên, với tình hình dân cư thưa thớt, thói quen sử dụng các dịch ngân hàng cũng còn rất hạn chế, các DN trên địa bàn cũng chưa phát triển cả về quy mô lẫn chiều sâu khiến cho hoạt động của các Ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn.

2.4.1.4 Yếu tố cơng nghệ

Hiện nay, hạ tầng công nghệ và viễn thông quốc gia đang rất phát triển nó hỗ trợ cho quá trình phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng. Cơ sở hạ tầng của các ngân hàng phát triển mạnh, hệ thống chuyển mạch của các ngân hàng cũng đã được liên kết, nên việc kết nối theo mơ hình thanh tốn quốc gia nhanh chóng được thực hiện. Vấn đề về bảo mật thông tin cũng đã được các Ngân hàng đầu tư, đảm bảo tính an tồn trong kinh doanh.

Từ năm 2003, Ngân hàng Đông Á đã khởi động dự án hiện đại hố cơng nghệ và chính thức đưa vào áp dụng phần mềm quản lý mới (Core-banking) trên toàn hệ thống

từ tháng 6/2006. Phần mềm này do tập đoàn I-Flex cung cấp. Với việc thành công trong đầu tư cơng nghệ và hồn chỉnh cơ sở hạ tầng, Ngân hàng Đông Á cung cấp nhiều dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Đặc biệt, Ngân hàng Đơng Á có khả năng mở rộng phục vụ trực tuyến trên toàn hệ thống chi nhánh, qua ngân hàng tự động và ngân hàng điện tử mọi lúc, mọi nơi.

Năm 2011, DongA Bank đã triển khai thành công dự án tái cấu trúc trung tâm dữ liệu và đã ảo hóa gần 90% hạ tầng công nghệ thông tin hiện tại của ngân hàng. Bên cạnh việc tái cấu trúc trung tâm dữ liệu, DongA Bank đã cơ bản hoàn thiện các quy trình quản trị dịch vụ công nghệ thông tin (Information Technology Service Management - ITSM) và đưa vào áp dụng, giúp cho việc vận hành hệ thống công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đảm bảo tính ổn định, an tồn cao.

Năm 2012, các hạ tầng và quy trình cơng nghệ thơng tin đã được đội ngũ kỹ sư của DongA Bank hoàn thiện và đưa lên mức cao hơn để chuẩn bị cho việc triển khai điện toán đám mây trong tương lai. Sự kết hợp giữa cơng nghệ ảo hóa với các quy trình quản trị dịch vụ cơng nghệ thơng tin (ITSM) dưới sự giám sát chặt chẽ của hệ thống quản lý an ninh thông tin (Information Security Management System - ISMS) đã giúp cho DongA Bank vận hành hệ thống cơng nghệ thơng tin ổn định, an tồn và tiết kiệm nhiều chi phí, đem đến nhiều trải nghiệm mới cho khách hàng thông qua các sản phẩm dịch vụ có tính ổn định, an tồn cao và cơng nghệ mới.

2.4.1.5 Yếu tố tự nhiên

Bình Phước là vùng đất có nguồn tài nguyên thiên nhiên với hệ sinh thái động – thực vật phong phú và đa dạng. Với tổng diện tích rừng là 360.000 ha tập trung rất nhiều loại gỗ quý như cẩm lai, gõ đỏ, giáng hương…và nhiều loại cây cung cấp cho ngành thủ cơng mỹ nghệ như song, mây, tre, lồ ơ…Ngồi ra trên địa bàn tỉnh cịn có một hệ thống sơng suối tương đối nhiều, có giá trị phát triển kinh tế cao. Đất đai thổ nhưỡng ở đây tạo điều kiện cho việc phát triển nông lâm nghiệp, các loại cây công

nghiệp như: cao su, tiêu, điều, cà phê đã làm thay đổi đời sống kinh tế của dân cư trên địa bàn tỉnh.

2.4.2 Yếu tố tác động từ môi trường vi mô

2.4.2.1 Yếu tố khách hàng và nhà cung ứng

Đối với hoạt động ngân hàng thì người cung ứng chính là người gửi tiền, những người cung cấp một nguồn vốn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tài sản của bất kỳ NHTM nào. Người cung ứng có thể là cá nhân, hộ gia đình, cơng ty, các tổ chức xã hội, tổ chức tài chính, các ngân hàng trong và ngồi nước. Mục tiêu chủ yếu của đối tượng này là kiếm lời hoặc an toàn nguồn vốn.

Khách hàng là những người sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Mong muốn của đối tượng này là được cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính một cách thuận tiện nhất với chi phí thấp nhất. Đối với một số khách hàng quan trọng mang lại nguồn lợi lớn cho ngân hàng thì họ có quyền thương lượng lớn và đây là đội tượng khá quan trọng mà các ngân hàng ln chú ý săn sóc.

Về quyền của người cung ứng thì theo pháp luật người cung ứng có quyền lựa chọn bất kỳ ngân hàng, hay định chế tài chính nào để thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng tốt nhất những mục tiêu kỳ vọng của họ. Do đó, đối tượng này DAB –CN Bình Phước cũng cần tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ những đặc điểm, niềm tin và kỳ vọng của họ nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của họ.

DAB – CN Bình Phước phân loại khách hàng và người cung ứng thành 02 nhóm chính là nhóm khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng doanh nghiệp. Với doanh nghiệp là người cung ứng thì ngân hàng có thể huy động lãi suất khá thấp thông qua tài khoản thanh tốn, nếu là khách hàng thì nguồn thu từ dịch vụ thanh tốn, vốn vay tín dụng là khá lớn và đây là đối tượng đem lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng.

Tuy nhiên, thì rủi ro tín dụng đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tương đối lớn, từ năm 2011 đến năm 2012 đa số

nợ quá hạn và nợ xấu tại DAB – CN Bình Phước tập trung tại các các doanh nghiệp này.

So sánh với các NHTM khác thì DAB – CN Bình Phước có số lượng khách hàng và nhà cung cấp là các doanh nghiệp còn thấp, Tuy nhiên năm 2012 do ngân hàng có nhiều sản phẩm huy động vốn phù hợp với các doanh nghiệp, chính sách lãi suất cũng phù hợp, do đó DAB – CN Bình Phước có thể tận dụng được lượng tiền gửi thanh toán từ các đối tượng này với lãi suất huy động khơng kỳ hạn, vừa có khả năng cho vay cao vì các doanh nghiệp này trên đà phát triển rất cần vốn để sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.8: Khách hàng cá nhân và doanh nghiệp của DAB – CN Bình Phước

Đvt: cá nhân và doanh nghiệp

Năm 2010 2011 2012

Khách hàng cá nhân 1.231 1.567 1.789

Khách hàng doanh nghiệp 446 552 443

Tỷ lệ KH cá nhân 73,40% 73,95% 80,15%

Tỷ lệ khách hàng DN 26,60% 26,05% 19,85%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của DAB – CN Bình Phước qua các năm 2010-2012

Tuy nhiên do tình hình quản lý rủi ro của ngân hàng chưa tốt, việc kiểm soát vay thiếu tính chuyên nghiệp, từ cuối năm 2011 một số doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng có tình hình kinh doanh khơng tốt, bị phá sản khiến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng cao, dư nợ tín dụng giảm xuống, tình hình kinh doanh của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, khách hàng doanh nghiệp vay tín dụng năm 2012 giảm mạnh.

Bảng 2.9: Số lượng khách hàng năm 2012 CHỈ TIÊU Khách hàng năm 2012 KHCN KHDN SL KH Tiết kiệm CKH 1.422 0 SL KH Tiết kiệm KKH 7 0 SL KH tiền gửi CKH 0 5 SL KH tiền gửi KKH 192 301 SL KH tín dụng 164 31 SL KH TTQT 0 6 SL KH ngoại hối 0 0 SL KH Thu hộ 4 1 SL KH Chi hộ 0 99 Tổng số lượng KH giao dịch 1.789 443

2.4.2.2 Đối thủ cạnh tranh đang hoạt động

Sơ đồ 2.2 : Biểu đồ huy động và cho vay vốn của các nhóm ngân hàng tại Bình Phước

giai đoạn 2008-2012 Thị phần huy động vốn 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 2008 2009 2010 2011 2012 Năm Th ph ần NHTM Nhà nước NHTMCP

Thị phần tín dụng 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 2008 2009 2010 2011 2012 Năm Th P hầ n NHNN NHTMCP

Nguồn: Ngân hàng nhà nước – CN Bình Phước (Báo cáo hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng trên địa bàn năm 2012)

Sơ đồ 2.2 cho thấy trên thị trường dịch vụ ngân hàng tỉnh Bình Phước hiện nay, có thể nhận thấy rằng các NHTM nhà nước chiếm hơn 70% thị phần về huy động vốn, gần 75% về thị phần tín dụng. Trong khi đó khối các NHTMCP đã có sự phát triển vượt bậc trong những năm vừa qua, thị phần ngày càng được mở rộng, khoảng cách thị phần của các nhóm ngân hàng ngày càng bị thu hẹp, điều đó cũng khiến cho việc cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt hơn.

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của DAB – CN Bình Phước hiện này là các NHTM nhà nước và nhóm các NHTMCP dẫn đầu như Sacombank và ACB. Có thể nói với tính chất đa dạng của hoạt động nghiệp vụ và quy mô vốn Sacombank và ACB luôn các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường ngân hàng TMCP đông á chi nhánh bình phước (Trang 58)