2.3 Thực trạng hoạt động marketing của DAB-CN Bình Phước
2.3.3.1 Các yếu tố nội bộ của DAB-CN Bình Phước
- Năng lực tài chính
Tình hình tài chính của DAB – CN Bình Phước có nhiều biến động sau khi thành lập và đang dần từng bước mở rộng quy mơ hoạt động của chi nhánh.
Bảng 2.5: Tình hình tài chính của DAB-CN Bình Phước giai đoạn 2010-2012
(Đvt: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tài sản có 305,71 312,54 479,12 Huy động vốn 283,778 250,79 431,44 Tín dụng 106,99 255,8 234,8 Nợ quá hạn 13,27 11,56 11,84 Lợi nhuận 1,23 8,58 (8,97) Thu dịch vụ ròng 0,907 1,025 3,556 Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng 23,36% 139,09% -8,21% Hiệu quả sử dụng vốn 0,38 1,02 0,54 Tỷ lệ nợ xấu 12,41% 4,52% 5,04% Hệ số rủi ro tín dụng 0,35 0,82 0,49 ROA 0,001 0,007 (0,006)
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của DAB – CN Bình Phước qua các năm 2010 - 2013
Bảng 2.6 Số liệu về tình hình tài chính của một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh năm 2012
(Đvt: tỷ đồng)
Chỉ tiêu DAB ACB ABB SCB SHB
NAM A B TECHB Tài sản có 479,12 1.689,74 642,35 18.196,66 988,03 270,96 251,77 Dư nợ 234,796 1.479,37 115,89 1.082,16 68,268 53,705 208,797 Nợ xấu 11,835 14,326 0,351 13,364 15,197 1,148 0 TLNX/DN 5,04 0,97 0,30 1,23 22,26 2,14 - Huy động vốn 431,49 941,18 97,69 1.911,23 151,43 202,67 244,34 Thu nhập 48,31 310,701 23,536 233,77 310,364 36,43 27,357 Chi phí 56,98 260,01 19,64 186,244 311,3 37,57 26,91 Lợi nhuận -8,672 50,694 3,894 47,526 -0,935 -1,143 0,452 Lãi thu từ dịch vụ 1,359 4,032 0,747 6,951 0,111 0,131 1,751 Hiệu quả sử dụng vốn 0,54 1,57 1,19 0,57 0,45 0,26 0,85 Hệ số rủi ro tín dụng 0,49 0,88 0,18 0,06 0,07 0,20 0,83
Nguồn: xử lý và tính tốn của tác giả và các chun gia
Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của DAB – CN Bình Phước tăng dần từ 2010 và tăng cao trong năm 2011 (139,09%) cho thấy mức độ hoạt động của NH ngày càng ổn định và có hiệu quả, đặc biệt trong năm 2011 NH đã có bước tiến vượt bậc trong việc tìm kiếm khách hàng, thực hiện hiệu quả kế hoạch tín dụng. Tuy nhiên, năm 2011 được xem là một năm có nhiều biến động với hầu hết kênh đầu tư trong nước, từ vàng, đô la Mỹ đến chứng khoán và tiền gửi ngân hàng. NHNN phải kiềm chế tăng trưởng tín dụng ở mức thấp chưa từng có trong lịch sử phát triển ngành ngân hàng, kết thúc năm 2011 chỉ với mức tăng trưởng 10,9%.
Năm 2012, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của DAB – CN Bình Phước giảm 8,21% so với năm 2011 nhưng vẫn tăng 119,46% so với năm 2010. Tăng trưởng tín dụng giảm là do khả năng hấp thụ vốn của các DN trong năm 2012 là rất thấp. Nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khủng hoảng nợ công khu vực đồng Euro và sau một thời gian dài nền kinh tế trong nước tăng trưởng nóng, đầu tư cao nhưng hiệu quả thấp
dẫn đến tổng cầu sụt giảm mạnh, khiến 70% DN nợ cao, khó khăn trong trả nợ. Bên cạnh đó, các DN trên địa bàn tỉnh cũng bị ảnh hưởng từ việc giá cao su từ cuối năm 2011 đến năm 2012 đã giảm xuống một nửa làm hầu hết các công ty cao su đều rơi vào tình trạng thua lỗ.
Hiệu quả sử dụng vốn có xu hướng giảm mạnh trong năm 2010, năm 2011 chỉ tiêu này tiến đến 1(1,02) cho thấy sự cân đối giữa vốn huy động và vốn cho vay, vốn huy động tham gia vào cho vay gần như tồn bộ thể hiện tính hiệu quả trong việc sử dụng toàn bộ nguồn vốn huy động. Sang năm 2012, hiệu quả sử dụng vốn giảm xuống còn 0,54 đây là do nguyên nhân khách quan, là tình hình chung trong hệ thống ngân hàng (SCB 0,57; NAM A 0,26).
Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2010 – 2011 có xu hướng giảm, riêng năm 2012 tỷ lệ nợ xấu tăng 5,04%, mặc dù nợ xấu là một trong những vấn đề nan giải cho nền kinh tế VN năm 2012 nhưng các ngân hàng khác trong cùng địa bàn vẫn có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn DAB như ACB, SCB gần 1%; ABB, TECH 0%; NAM A 2%. Điều này cho thấy DAB đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay.
Hệ số rủi ro tín dụng của DAB – CN Bình Phước cao chứng tỏ việc kinh doanh tín dụng của DAB khá mạo hiểm. Tuy nhiên, đến năm 2012 hệ số rủi ro tín dụng của DAB giảm xuống so với năm 2011 nhưng không phải là tốt vì hiệu quả cho vay chưa cao.
Giai đoạn 2010 – 2011 ROA tăng, cho thấy hiệu quả của DAB – CN Bình Phước trong quản lý và sử dụng vốn. Năm 2011 ROA tăng nhiều là do huy động và cho vay khá cân đối, cộng thêm lãi từ dịch vụ lớn. Năm 2012 ROA <0 là do huy động quá nhiều nhưng lại không cho vay được nên dù thu từ dịch vụ có tăng cao thì cũng khơng đủ để bù đắp chi phí huy động.
Lợi nhận năm 2012 âm là do hoạt động huy động và cho vay gặp khó khăn trong cơng tác quản lý và sử dụng vốn; Năm 2012 là năm thị trường vàng biến động rất lớn, rất nhiều NH thua lỗ vì kinh doanh vàng, DAB – CN Bình Phước cũng là một trong
các NH rơi vào tình trạng trên. Bên cạnh đó việc nợ xấu nhiều nên phải lập dự phòng rủi ro lớn cũng làm cho lợi nhận giảm sút.
Có thể nói, giai đoạn 2010 – 2012 kinh tế thế giới có nhiều biến động, kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt năm 2012 là năm có nhiều khó khăn, thử thách với hệ thống ngân hàng TMCP. Thị trường bất động sản đóng băng, chứng khốn giảm, nợ xấu tăng, thị trường vàng biến động, hàng tồn kho của các doanh nghiệp tăng, kinh doanh gặp nhiều khó khăn dẫn đến tín dụng 2012 của tồn ngành chỉ tăng 7%, chưa đạt một nửa so với chỉ tiêu tăng trưởng 15-17% đề ra đầu năm dẫn đến lợi nhuận hệ thống ngân hàng giảm mạnh trong năm 2012. Nhưng qua những số liệu phân tích ở trên nhìn chung năng lực tài chính của DAB- CN Bình Phước tương đối ổn định, vẫn duy trì được sự phát triển, tuy nhiên cần chú trọng hơn đến chất lượng quản lý các khoản vay cũng như thận trọng hơn trong các kênh đầu tư của mình.
- Nguồn nhân lực
DongA Bank là một Ngân hàng rất chú trọng đến đào tạo và phát triển nguồn lực, một đặc điểm nổi bật của DAB là đội ngũ lãnh đạo cấp cao ổn định, kinh nghiệm làm việc lâu năm, lãnh đạo DAB-CN Bình Phước cũng cơng tác trong ngành trên 20 năm, có kinh nghiệm và tâm huyết với hoạt động của đơn vị, đây cũng là ưu điểm thuận lợi trong việc phát triển các chiến lược kinh doanh của đơn vị.
Trình độ học vấn của nguồn nhân lực DAB-CN Bình Phước trên 69% có trình độ từ đại học trở lên, trình độ học vấn phù hợp với vị trí cơng việc của nhân viên đảm bảo cho DAB-CN Bình Phước cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng.
Cơ cấu độ tuổi của nguồn nhân lực: chủ yếu là đội ngũ nhân viên trẻ (dưới 30) chiếm trên 50%, đội ngũ này tạo điều kiện thuận lợi đơn vị trong việc tiếp cận các kiến thức tiến tiến, cập nhật nhanh các cơng nghệ hiện đại, có lực lượng nhân sự kế thừa hùng hậu. Tuy nhiên, cơ cấu này cũng có bất lợi do nhân viên cịn ít kinh nghiệm trong lĩnh vực phụ trách, tỷ lệ biến động nhân sự cao do còn trẻ nên thích thay đổi mơi trường làm việc.
Cơng tác tuyển dụng của DAB-CN Bình Phước được căn cứ vào định biên nhân sự hàng năm và hệ thống tiêu chuẩn chức danh công việc. Công tác tuyển dụng sẽ do DongA Bank hội sở tổ chức tiến hành qua các hình thức thi tuyển, kiểm tra đánh giá trình độ chun mơn theo yêu cầu chức danh công việc. Năm 2012, DAB-CN Bình Phước tuyển dụng mới 4 nhân viên, bổ nhiệm thêm 02 cán bộ quản lý. Về phương pháp tuyển dụng, DAB-CN Bình Phước chú trọng đến khả năng thực tế và hiệu quả trong công việc, điều này giúp cho nguồn nhân lực mới tuyển dụng có chất lượng cao và làm việc hiệu quả.
Về công tác đào tạo, Quan điểm nền tảng của DAB-CN Bình Phước là xác định nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất phải khai thác, đầu tư và phát triển. Với DongA Bank ngân sách dành cho đào tạo khơng được xem là chi phí mà là đầu tư để phát triển nguồn nhân lực, trong năm 2012 DAB-CN Bình Phước có 12 lượt nhân viên được tham gia đào tạo. Nội dung, phương pháp đào tạo phù hợp với từng nhóm đối tượng gồm 3 nội dung: “nhận thức – kỹ năng - nghiệp vụ”. Việc đào tạo thường xuyên này giúp cho đội ngũ nhân viên luôn được cập nhật các thông tin mới, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, công tác đào tạo của DongA Bank- CN Bình Phước cịn có một số điểm cần cải thiện:
+ Chưa có hệ thống đánh giá kết quả sau đào tạo
+ Nhân viên chưa có điều kiện thực hành nhiều với các nội dung đào tạo do chi nhánh chưa thực hiện các lĩnh vực hoạt động mới của hội sở.
Hiểu rõ sự gắn kết giữa hiệu quả lao động và chính sách đối với người lao động, ngồi việc đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động theo quy định hiện hành, DongA Bank luôn cố gắng nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên, thực hiện chính sách khen thưởng xứng đáng với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động, có sáng kiến giúp nâng cao năng suất lao động và doanh thu. Đặc biệt năm 2011, DongA Bank đã thực hiện chính sách lương khốn trong tồn hệ thống. Việc khoán lương đã giúp cho đơn vị quản lý định biên nhân sự của mình, thực hiện phân
phối thu nhập theo nguyên tắc thu nhập tương xứng hiệu quả đóng góp và thể hiện tính cạnh tranh trong thu hút lao động. Mức thu nhập bình quân của DAB-CN Bình Phước năm 2012 là 7,8 triệu đồng/người/tháng giảm 29,12% so với năm 2011.
Chính sách cất nhắc thăng tiến cũng là một trong những chính sách quan trọng nhằm kích thích sự nỗ lực phấn đấu của nhân viên. DAB-CN Bình Phước thực hiện chính sách này thơng qua hình thức nhân viên có thể tự tham gia xét tuyển vào các chức danh đang thiếu, hoặc thi tuyển trong nội bộ chi nhánh để lựa chọn chức danh quản lý ở các bộ phận đang trực tiếp làm việc. Điều này kích thích các cán bộ quản lý cũng như nhân viên luôn phải nỗ lực phấn đấu để thăng tiến cũng như hồn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Tuy nhiên, nhân sự hiện tại của DAB-CN Bình Phước là chưa có đủ nhân lực và quy mơ hoạt động của chi nhánh chưa lớn. Các phịng ban đều chưa có vị trí lãnh đạo phịng gây khó khăn trong cơng tác quản lý của ban Giám đốc chi nhánh.
- Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ
Đây là điểm mạnh của DAB-CN Bình Phước, là một trong những ngân hàng thương mại có mặt sớm tại Bình Phước, năm 2008 Trụ sở DAB- Chi nhánh Bình Phước được xây dựng bao gồm 7 tầng với tổng diện tích sàn (12 x 19 x 7) # 1600m2. Khn viên tịa nhà rộng rãi nằm ngay trên đường Hùng Vương, trung tâm của thị xã Đồng Xồi. Quy mơ trụ sở, vị trí mặt bằng của DAB – CN Bình Phước hiện nay hồn tồn có thề đáp ứng phực vụ nhu cầu giao dịch của khách hàng.
Bên cạnh đó trang thiết bị phục vụ được đầu tư hiện đại, tiên tiến hỗ trợ tốt cho nhân viên trong công tác thực hiện nghiệp vụ. Năm 2011, DAB đầu tư dự án Tái cấu trúc trung tâm dự liệu với các công nghệ hiện đại của các hãng công nghệ thông lớn trên thế giới như Cisco, Vmware, HP … đã giúp cho việc cung cấp dịch vụ về hạ trầng nhanh chóng hơn với đơn vị tính bằng phút, dữ liệu của ngân hàng được bảo vệ liên tục từng mili-giây bằng công nghệ CDP (continuous data protection). Điều này giúp cho việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhanh chóng và an tồn. Việc ứng dụng DongA
Mobile Internet Banking hỗ trợ Internet Banking bằng điện thoại di động, ứng dụng Mobile Internet dành cho điện thoại Iphone có chức năng kết nối GPRS/wifi…cũng tạo cho khách sự thuận tiện và hài lòng khi sử dụng các dịch vụ của DAB – CN Bình Phước.
Hệ thống ATM cũng là điểm mạnh của DAB – CN Bình Phước, hiện nay Ngân hàng có số lượng máy ATM nhiều nhất so với các NHTMCP trên địa bàn tỉnh (07 máy), được phủ khắp trung tâm Đồng Xoài và các vùng lân cận. Tuy nhiên, việc bảo trì máy lại chưa được Ngân hàng chú ý, sửa chữa kịp thời dẫn đến các máy ATM thường xuyên khơng sử dụng được, gây tâm lý khơng hài lịng cho khách hàng.
- Văn hóa tổ chức
Ngay từ biểu tượng của DAB đã mang một nét văn hóa doanh nghiệp rất mới: Ba chữ A cách điệu lồng ghép thành thể hiện mục tiêu đạt hệ số tín nhiệm 3 chữ A (AAA). Đây là hệ số tín nhiệm cao nhất đánh giá chất lượng hoạt động của ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Hình ảnh logo hướng đến 3 giá trị nổi bật mà DongA Bank cam kết đem lại cho Khách hàng và đối tác “không ngừng sáng tạo, thân thiện và đáng
tin cậy”. Slogan của DAB “Ngân hàng trách nhiệm, ngân hàng của những trái tim” thể
hiện tính nhân văn, đề cao giá trị đạo đức, tình cảm cao đẹp giữa con người với con người
Trong hoạt động của DAB – CN Bình Phước, Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vơ hình của doanh nghiệp, quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp trường tồn vượt xa cuộc đời của những người sáng lập.
Trải qua gần 7 năm hoạt động, DAB – CN Bình Phước đã tạo được hình ảnh và vai trị của mình, xây dựng tổ chức doanh nghiệp chuyên nghiệp, có trách nhiệm với khách hàng và xã hội.