Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 54)

2.3.2 .2Các đối thủ cạnh tranh trong ngành

2.3.2.4 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

 Các cơng ty tài chính

Cơng ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tƣ, cung ứng các dịch vụ tƣ vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhƣng không đƣợc làm dịch vụ thanh toán, và nhận tiền gửi dƣới một năm.

Trong khi ngân hàng hoạt động rộng và huy động vốn chủ yếu từ cơng chúng thì cơng ty tài chính huy động vốn chủ yếu từ nội bộ tập đồn và nhóm cơng ty. Vì thế, rủi ro xảy ra đối với các cơng ty tài chính chủ yếu là do nội bộ tập đồn hay nhóm cơng ty gánh chịu, rất ít ảnh hƣởng tới cộng đồng. Khi các quan hệ kinh tế trong tập đoàn là minh bạch và tuân thủ đúng pháp luật thì khả năng xảy ra rủi ro là khơng lớn.

Một trong những hạn chế của các cơng ty tài chính so với các tổ chức ngân hàng là khơng đƣợc làm dịch vụ thanh tốn và nhận tiền gửi dƣới 1 năm. Tuy vậy, các cơng ty tài chính hiện nay đã khắc phục bằng việc phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới nhƣ dịch vụ nhận ủy thác vốn, nhận ủy thác đầu tƣ bao thanh toán, thu xếp vốn,...v.v. cho cả ngắn hạn, trung và dài hạn. Những dịch vụ này đã giúp công ty tài chính thực hiện đƣợc các dịch vụ khác tƣơng tự nhƣ một ngân hàng thƣơng mại.

- Góp phần giải quyết nhu cầu về máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp bằng hình thức chỉ th trƣớc và sau đó mua lại, trong khi họ chƣa đủ vốn đầu tƣ mua sắm.

- Là hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn thông qua việc tài trợ tài sản thuê cho các tổ chức , cá nhân với các yêu cầu đơn giản hơn so với vay tín dụng ngân hàng.

- Rủi ro đƣợc giảm thiểu trong việc tài trợ, vì trong suốt quá trình cho thuê, tài sản cho thuê luôn thuộc công ty cho thuê tài chính.

- Phí thuê tài chính thực tế cao hơn lãi suất ngân hàng, từ đó đã hạn chế khách hàng sử dụng dịch vụ này. Thị phần của các cơng ty cho th tài chính cịn rất khiêm tốn

Cũng nhƣ nhóm các cơng ty tài chính, có thể nói áp lực cạnh tranh của nhóm các cơng ty tài chính vào thị trƣờng ngân hàng không đáng kể. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập kinh tế, các công ty cho thuê tài chính chắc chắn sẽ gặp các đối thủ cạnh tranh rất mạnh đến từ bên ngồi, trong đó có các ngân hàng nƣớc ngồi, đã và đang có rất nhiều lợi thế trong lãnh vực dịch vụ nay.

2.3.2.5 Thị trường thay thế

 Khuynh hƣớng đầu tƣ vào thị trƣờng chứng khoán

Trong 5 tháng đầu năm 2013 thị trƣờng chứng khoán khá ảm đạm với thanh khoản yếu dù có hai tin rất ấn tƣợng là mặt bằng lãi suất huy động giảm 2% và Thống đốc thông báo đã đƣa ra lƣu thông lƣợng tiền lớn. Nhà đầu tƣ đang mong đợi một bức tranh rõ nét hơn về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết để có hƣớng đầu tƣ. Tâm lý thận trọng bao trùm thị trƣờng. Cả ngƣời mua lẫn ngƣời bán đều giao dịch cầm chừng. Lệnh vào thị trƣờng chỉ nhỏ giọt với khối lƣợng thấp. Trong tình trạng giao dịch yếu nhƣ hiện tại, nhà đầu tƣ mua vào sẽ gặp rủi ro lớn về thanh khoản. Do đó khơng ít các nhà đầu

 Khuynh hƣớng đầu tƣ vào thị trƣờng bất động sản

Thị trƣờng bất động sản Việt Nam vẫn cịn trong giai đoạn khó khăn. Hai khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp bất động sản lúc này chính là nhu cầu vốn và nhu cầu thị trƣờng sụt giảm Nhiều phân khúc bất động sản đã giảm 50% so với giá đỉnh điểm năm 2008. Tuy nhiên, bất chấp giá giảm và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, cũng nhƣ lãi suất cho vay đã giảm khá mạnh về mức 12% thì thị trƣờng vẫn chƣa có tín hiệu phục hồi. Hiện nay, đang hình thành 2 quan điểm, một số chuyên gia và chủ đầu tƣ bất động sản cho rằng giá bất động sản nhƣ căn hộ đã gần nhƣ dƣới giá thành nhƣng có chuyên gia cho rằng giá bất động sản còn quá cao và phải giảm nữa. Điều này đã khiến ngay cả những ngƣời thu xếp đƣợc vốn và chọn lựa đƣợc bất động sản ƣng ý về vị trí và giá vẫn chần chừ chƣa chịu mua, vì tin rằng giá còn giảm nữa.

 Khuynh hƣớng đầu cơ vàng

Ở trong nƣớc, khác với những năm trƣớc, từ năm 2013, vàng sẽ đƣợc quản lý nghiêm bởi các quy định theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP. Và chủ trƣơng của ngân hàng Nhà nƣớc đã rất rõ ràng là sẽ không liên thông giá vàng trong nƣớc và thế giới. Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nƣớc, việc cho các ngân hàng tạm xuất vàng miếng, tái nhập vàng khối đã đƣợc xem xét xong về khía cạnh luật, và hiện tại đang nghiên cứu thuế cho phù hợp. Đồng thời cơ quan này sẽ sớm triển khai trong thời gian tới để các ngân hàng có đủ nguồn vàng trả cho dân, khơng phải tăng mua ngồi thị trƣờng. Nhƣ vậy, giá vàng trong nƣớc sẽ chịu ảnh hƣởng theo các biện pháp hành chính theo từng thời kỳ, và độ biến động sẽ khó đốn biết. Vì vậy, từ đầu năm đến nay, thị trƣờng vàng ổn định, hoạt động đầu cơ bị đẩy lùi, khơng cịn hiện tƣợng làm giá, tạo sóng để kiếm lời, khơng cịn cảnh ngƣời dân đổ xô đi mua vàng, hiện tƣợng "vàng hóa" đƣợc kiềm chế và đẩy lùi.

Trong điều kiện các kênh đầu tƣ đều khó khăn, tiền nhàn rỗi vẫn chảy mạnh vào ngân hàng dù cho lãi suất huy động đang rất thấp. Mặc dù từ đầu năm, Chính phủ đã có 2 nghị quyết ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ thị trƣờng nhƣng các kênh đầu tƣ chứng khoán, bất động sản đến nay vẫn chƣa rõ triển vọng tăng trƣởng. Sự trầm lắng quá lâu của các thị trƣờng bất động sản, chứng khoán, vàng, tỉ giá cùng với kỳ vọng lạm phát giảm đã khiến xu hƣớng gửi tiền tiết kiệm VNĐ tăng lên rõ rệt.

2.3.3 Phân tích mơi trường nội bộ ngân hàng

2.3.3.1 Năng lực tài chính 2.3.3.1.1 Tốc độ tăng trưởng 2.3.3.1.1 Tốc độ tăng trưởng

 Tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu

Tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản trung bình của MBB từ năm 2009 - 2012 đạt 41%. Từ năm 2009 đến nay, tổng tài sản của MBB liên tục tăng từ 69 ngàn tỷ năm 2009 lên 170 ngàn tỷ tại Quý 1/2013, tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản của MBB trong năm 2011 và 2012 có xu hƣớng giảm, từ tăng trƣởng 59% năm 2010 xuống còn xấp xỉ 27% năm 2011 và 2012. Nguyên nhân xuất phát từ tình hình kinh tế gặp khó khăn, ngành ngân hàng phải đối mặt với nhiều thay đổi trong chính sách, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt.

Vốn chủ sở hữu liên tục đƣợc bổ sung qua các năm, với tốc độ tăng trƣởng bình quân từ năm 2009 đến 2012 đạt 32%. Với cổ đơng chính là các doanh nghiệp và định chế tài chính lớn nhƣ Tập đồn Viễn thông Quân đội (Vietttel), Vietcombank, TCT Trực thăng Việt Nam, TCT Tân Cảng Sài Gịn…. MBB có đƣợc một cơ cấu cổ đơng bền vững, góp phần vào sự tăng trƣởng của vốn điều lệ, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển không ngừng trong hoạt động kinh doanh.

Biểu đồ 2.12 Tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu của MBB giai đoạn 2009-2013

 Cho vay khách hàng và Tiền gửi khách hàng

Biểu đồ 2.13 Cho vay và tiền gửi khách hàng của MBB giai đoạn 2009-2013

Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay khách hàng của MBB có xu hƣớng giảm dần qua các năm, từ 88% năm 2009 xuống còn 26% năm 2012. Đến quý I/2013 tổng tài sản giảm 1.6% so với cuối năm 2012. Nguyên nhân tốc độ tăng trƣởng sụt giảm do trong những năm qua ngân hàng thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng theo định hƣớng của Ngân hàng Nhà nƣớc nhằm kiểm sốt hoạt động cho vay có hiệu quả. Hoạt động cho vay của MBB chiếm tỷ trọng hơn 40% trong danh mục tổng tài sản cho thấy hoạt động này vẫn là hoạt động chính của ngân hàng.

Tốc độ tăng trƣởng tiền gửi khách hàng của MBB có xu hƣớng giảm mạnh từ năm 2010 đến nay, từ 64% năm 2010 xuống còn 31.2% năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt

giảm này là do bối cảnh khủng hoảng tài chính tồn cầu và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, cùng với việc Chính phủ giảm lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, với lợi thế từ những cổ đông sáng lập là những tập đồn, cơng ty mạnh, MBB đƣợc hỗ trợ đáng kể từ nguồn vốn chi phí thấp của các tập đồn này, đặc biệt là Tập đoàn Viettel. Mặc dù tốc độ tăng trƣởng tiền gửi khách hàng có xu hƣớng giảm nhƣng tiền gửi của khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn và có xu hƣớng tăng qua các năm cho thấy hoạt động huy động từ khách hàng ln giữ vai trị cốt lõi trong việc tạo nguồn vốn cho MBB.

2.3.3.1.2 Chất lượng tín dụng

 Cơ cấu dƣ nợ cho vay

Giống nhƣ nhiều ngân hàng khác tại Việt Nam, dƣ nợ cho vay của MBB tập trung cho vay ngắn hạn chiếm đến gần 70% danh mục cho vay. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hƣớng tăng dần qua các năm, trong khi đó tỷ trọng cho vay trung hạn lại có xu hƣớng giảm và tỷ trọng cho vay dài hạn thay đổi khơng đáng kể. Tính đến Q I/2013, dƣ nợ ngắn hạn chiếm 70% tổng dƣ nợ, trong khi dƣ nợ trung hạn và dài hạn chỉ chiếm tỷ lệ tƣơng ứng là 18% và 12%.

Cho vay trên thị trƣờng liên ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dƣ nợ cho vay và có xu hƣớng giảm dần qua các năm chiếm tỷ lệ tƣơng đối lớn so với các ngân hàng trong cùng ngành. Với cơ cấu cho vay này, thanh khoản của MBB luôn đƣợc đảm bảo. Đặc biệt, trong điều kiện thị trƣờng nhƣ năm 2010 và đầu năm 2011, cạnh tranh về huy động đã khiến nhiều ngân hàng nhỏ gặp rủi ro thanh khoản, nhu cầu vay trên thị trƣờng hai tăng cao, đẩy lãi suất liên ngân hàng lên khá cao, việc kinh doanh trên thị trƣờng liên ngân hàng đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng với rủi ro thấp.

Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế vẫn cịn khó khăn, các quy định giao dịch trên thị trƣờng liên ngân hàng ngày càng chặt chẽ thì đây khơng cịn là kênh đầu tƣ hấp dẫn nữa. Vì vậy, ngân hàng cần phải có chính sách quản lý nguồn vốn hợp lý nhằm đem lại hiệu quả tối đa trong hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, cơ cấu dƣ nợ không phụ thuộc quá nhiều vào 1 nhóm ngành giúp MBB phân tán đƣợc rủi ro trong hoạt động cho vay của mình

 Nợ xấu

Biểu đồ 2.15 Tỷ lệ nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn của MBB giai đoạn 2009-2013

Tỷ lệ nợ xấu của MBB có xu hƣớng tăng từ năm 2010 đến nay và ở mức chấp nhận đƣợc so với các ngân hàng trong cùng ngành. Đặc biệt trong năm 2011, phát sinh khoản

nợ xấu Vinashin với hơn 500 tỷ đồng số dƣ đầu tƣ trái phiếu và gần 300 tỷ đồng số dƣ bảo lãnh. Điều này đã khiến cho nợ xấu của MBB gia tăng đáng kể trong năm 2011, tăng 53% so với năm 2010, trong đó số dự phịng cụ thể trích trong năm 2011 là 420 tỷ đồng, dự phòng chung là 101 tỷ đồng.

Nợ có khả năng mất vốn ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nợ xấu. Tính đến Quý I/2013 tỷ lệ này đã lên đến 74.5% . Việc dự phòng cho vay khách hàng tăng là do nợ xấu gia tăng mạnh khiến cho ngân hàng phải trích lập dự phịng tăng lên. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng nợ xấu gia tăng đã ảnh hƣởng tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của MBB, khiến cho lợi nhuận sau thuế trong năm 2011 có tốc độ tăng trƣởng sụt giảm đáng kể, từ tăng trƣởng 49% năm 2010 xuống còn tăng trƣởng 10%.

2.3.3.1.3 Khả năng thanh khoản

Cơ cấu tiền gửi khách hàng

Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền của MBB vẫn chủ yếu tập trung vào đồng nội tệ chiếm đến 70-80% tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, huy động nguồn vốn bằng ngoại tệ của MBB cũng chiếm một tỷ trọng tƣơng đối cao trong tổng nguồn vốn so với các ngân hàng trong cùng ngành, chiếm 21% tại Quý I/2013, là một trong số ngân hàng đứng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về việc huy động vốn bằng ngoại tệ.

Cơ cấu huy động vốn theo đối tƣợng khách hàng của MBB khơng có sự thay đổi nhiều qua các năm và tập trung chủ yếu vào nhóm các tổ chức kinh tế, chiếm khoảng 65% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động của MBB có độ ổn định cao và chi phí thấp do lợi thế từ các cổ đơng sáng lập mang lại. Mặt khác, MBB là ngân hàng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các doanh nghiệp quân đội nên đây cũng là một lợi thế của ngân hàng so với các ngân hàng khác trong cùng ngành.

Viettel; thanh toán dịch vụ cho các đối tác của Tập đoàn Tân Cảng, dịch vụ thu thuế cho Cục Hải Quan và Kho Bạc Nhà Nƣớc. Vì vậy, tiền gửi khơng kỳ hạn tại MBB chiếm tỷ lệ cao 27% so với mức trung bình của các ngân hàng niêm yết khác là khoảng gần 20%.

Biểu đồ 2.16 Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn của MBB giai đoạn 2009-2013

 Thanh khoản

Biểu đồ 2.17 Tỷ lệ LDR của MBB giai đoạn 2009-2013

Tỷ lệ cho vay/tiền gửi (LDR) của MBB có xu hƣớng giảm, từ 74% năm 2009 xuống 58% tại Quý I/2013. Nguyên nhân do trong năm 2009 và 2010, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ

cho vay khách hàng cao hơn tốc độ tăng trƣởng tiền gửi khách hàng, cùng với việc ngân hàng đẩy mạnh hoạt động cho vay. Nhƣng sang năm 2011 và 2012, do nền kinh tế gặp khó khăn nên các ngân hàng thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng nhằm kiểm sốt rủi ro dẫn đến tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay giảm mạnh hơn tốc độ tăng trƣởng tiền gửi. So với các ngân hàng lớn trong cùng ngành, tỷ lệ này của MBB khá an toàn, thấp nhất trong các ngân hàng đang niêm yết nên khả năng gặp rủi ro trong thanh khoản của MBB không cao.

Khả năng thanh khoản của MBB luôn đƣợc đảm bảo với tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản tuy có xu hƣớng giảm từ năm 2012 đến nay nhƣng vẫn ở mức khá cao (23%) so với một số ngân hàng lớn trong cùng ngành nhƣ EIB (23%), ACB (15%), VCB (22%) và BID (13%). Những tài sản thanh khoản (tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền vàng gửi tại TCTD khác và cho vay các TCTD khác) có khả năng chuyển thành tiền mặt một cách nhanh chóng, đảm bảo tốt cho nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Nhƣ vậy, khả năng MBB gặp vấn đề về thanh khoản là không cao.

Biểu đồ 2.18 Tỷ lệ thanh khoản của MBB giai đoạn 2009-2013

Bảng 2.19 Một số chỉ tiêu an toàn vốn của MBB giai đoạn 2009-2013

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 1Q2013

Nợ phải trả/ VCSH (%) 8.93 11.25 13.34 12.6 11.03 VCSH/ tổng tài sản (%) 9.98 8.1 6.95 7.33 8.28 Hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR (%) 12 12.9 9.59 11.2 -

Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản của MBB có xu hƣớng giảm từ năm 2009 đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)