1.4 NHTM Việt nam và những bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc về nâng cao
1.4.1 Kinh nghiệm từ Trung Quốc
Cũng giống như Việt Nam, hệ thống NHTM Nhà nước tại Trung Quốc trong giai đoạn trước khi hội nhập cũng là những ngân hàng trụ cột tại Trung Quốc với qui mơ hoạt động, thị phần cho vay và huy động lớn. Dư nợ cho vay đối với các DNNN chiếm tỷ lệ khá cao và hầu như các khoản vay đều khơng cĩ tài sản thế chấp, hoặc tài sản thế chấp khơng đủ tính pháp lý. Thậm chí các khoản vay này do sự can thiệp sâu từ phía chính quyền. Các DNNN kinh doanh khơng hiệu quả, tham nhũng nhiều dẫn đến nợ khơng trả được và các NHTM Nhà nước lúc này cũng phải gánh theo hậu quả là nợ quá hạn tăng cao, tỷ lệ an toàn vốn thấp…
Sau khi Trung Quốc chính thức gia nhập WTO vào ngày 11/12/2001 (trong đĩ cĩ 5 năm ân hạn), lộ trình thực hiện các cam kết ngày càng đến gần, Chính phủ Trung Quốc tập trung cải cách ngành ngân hàng mà trước mắt là tập trung vào 4 NHTM Nhà nước lớn tại Trung Quốc. Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc đã tơn trọng các cam kết và mở cửa thêm các lĩnh vực kinh doanh cho các ngân hàng cĩ vốn nước ngoài tham gia. Những nỗ lực mở cửa và điều chỉnh hợp lý, nhanh chĩng về mặt chính sách đã tạo điều kiện cho NHNNg mở rộng hoạt động, số lượng tổ chức kinh doanh do các NHNNg thành lập đã tăng từ 190 lên 320 ngay sau đĩ.
Sau 5 năm gia nhập WTO, ngành ngân hàng Trung Quốc bắt đầu bước vào giai đoạn mới. Trung Quốc thúc đẩy quá trình mở cửa, tăng cường năng lực quản lý rủi ro của khu vực ngân hàng, bảo vệ sự ổn định chung của hệ thống ngân hàng, qua đĩ thúc đẩy phát triển ổn định và lành mạnh nền kinh tế. Trong thời gian này, ngành ngân hàng Trung Quốc phải tuân thủ 4 nguyên tắc sau: a) Đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế trong khuơn khổ tối ưu hĩa; b) Cĩ khả năng thúc đẩy cải cách ngân hàng, cạnh tranh thị trường cơng bằng, hai bên cùng cĩ lợi và nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Trung Quốc; c) Tuân thủ các cam kết WTO và tiếp tục mở cửa khu vực ngân hàng nội địa; d) Quá trình mở cửa phải cĩ qui định về thận trọng đi kèm để cĩ thể duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng và đảm bảo an ninh tài chính.
Cụ thể chiến lược phát triển hệ thống NHTM của Chính phủ Trung Quốc như sau: Đối với NHTM trong nước: Thực hiện cổ phần hĩa 4 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc đĩ là: Ngân hàng cơng thương (International Comercial Bank of China-ICBC), ngân hàng xây dựng (China Contructin Bank-CCB), ngân hàng Trung Quốc (Bank of China-BOC) và ngân hàng nơng nghiệp (Agricultural Bank of China-ABC). Bốn ngân hàng quốc doanh này cĩ tổng nợ xấu lên đến 2.000 tỷ RMB (tương đương 240 tỷ USD)
vào năm 2004 và kiểm sốt 56% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Trung Quốc do đĩ cơ cấu lại nợ xấu lúc bấy giờ là nhiệm vụ cấp bách đối với Trung Quốc.
- Chính phủ Trung Quốc đã chọn CCB và BOC thực hiện cổ phần hĩa đầu tiên do 2 ngân hàng này dường như làm ăn đỡ bê bết nhất. Ba quý đầu năm 2003 BOC và CCB cơng bố lợi nhuận lần lượt là 2,4 tỷ USD và 1,08 tỷ USD. Tất cả lợi nhuận đều được bù đắp vào các khoản nợ quá hạn. Tháng 6/2004, CCB và BOC đã xử lý 300 tỷ RMB (tương đương 36,2 tỷ USD) nợ khĩ địi, giảm tỷ lệ nợ xấu từ 5,16% xuống cịn 3,74% và chuẩn bị cho lần đầu tiên phát hành cổ phiếu ra cơng chúng.
- Tháng 5/2006, ICBC cũng bán cổ phiếu ra cơng chúng và trở thành ngân hàng Trung Quốc cĩ tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài cao nhất, chiếm 8,89% vốn điều lệ. CAR tăng lên tới 10,26% và tỷ lệ nợ xấu giảm xuống cịn 4,43% gần tới mức 1-2% của ngân hàng nước ngoài.
Sau khi xử lý và đưa tỷ lệ nợ xấu ở mức hợp lý, các NHTM tiến hành cổ phần hĩa và phát hành cổ phiếu ra cơng chúng và tìm cổ đơng chiến lược nước ngồi. Đối tác chiến lược nước ngồi là những tổ chức tài chính lớn từ các nước Mỹ, châu Âu và Nhật Bản nhằm cải thiện cơ cấu tổ chức cổ đơng trong NHTM vốn chỉ cĩ các cổ đơng trong nước, thơng qua đĩ hút vốn, chuyển giao cơng nghệ, thúc đẩy quan hệ quốc tế, nâng cao khả năng sinh lời. Tuy nhiên, tỷ lệ gĩp vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong NHTM cũng bị khống chế ở mức tối đa khoảng 30%. Tiếp đến, các NHTM tập trung vào hồn thành cơ chế quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức theo tiêu chuẩn quốc tế, đa dạng hĩa các dịch vụ ngân hàng tiện ích, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro, hệ thống kế tốn, hệ thống thơng tin quản lý khác theo tiêu chuẩn quốc tế.
Về sản phẩm dịch vụ: Nhận thức được việc sau khi gia nhập WTO, cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng đang là sức ép lớn với việc NHNNg tham gia càng nhiều vào thị trường tài chính Trung Quốc thì các ngân hàng thương mại Trung Quốc sẽ gặp bất lợi lớn do hạn chế về cơng nghệ dịch vụ ngân hàng. Điển hình, Trung Quốc đã đưa ra ngay chiến lược dài và hiệu quả mang tên “chiến lược xi măng và con chuột” là việc kết hợp giữa cơng việc mở rộng trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng điện tử (nhanh, tiện lợi) với khả năng bảo mật an tồn cao. ICBC là ngân hàng đầu tiên triển khai chiến lược này, họ đã nâng cấp hệ thống ngân hàng trực tuyến lên gấp 2 lần và chỉ trong 2 năm từ tháng 12/2003, thu được giá trị giao dịch lên 4 tỷ RMB (482 triệu USD)/ngày. Chiến lược này
càng được ứng dụng lan rộng với các ngân hàng nội địa với qui mơ và tính bảo mật luơn được cải thiện và đến nay đã thu được kết quả rất tốt trong dịch vụ này.
Đối với các NHNNg: Sau khi gia nhập WTO, những hạn chế đối với NHNNg
từng bước được nới lỏng và bãi bỏ như: Hạn chế về tài sản Nợ bằng RMB, giới hạn về tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ từ nguồn trong nước, hạn chế về đối tượng khách hàng đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ… Ngoài ra, các NHNNg cĩ thể tự lựa chọn hình thức hoạt động phù hợp tại Trung Quốc theo chiến lược kinh doanh của mình, Trung Quốc cịn khuyến khích các NHNNg thành lập các ngân hàng con tại địa phương hoặc chuyển đổi các chi nhánh hiện tại thành các ngân hàng con. Các pháp nhân thành lập tại địa phương của các NHNNg được phép cung cấp tất cả các dịch vụ bằng ngoại tệ và nội tệ, được hưởng qui chế đối xử như các ngân hàng Trung Quốc, đồng thời cịn khuyến khích các NHNNg áp dụng các hình thức hoạt động đa dạng phát triển ở Trung Quốc.
Trung Quốc cũng nhận thức được rằng trong quá trình mở cửa sẽ phát sinh nhiều rủi ro khác nhau cho nên đã chú trọng rất nhiều đến các phương pháp thanh tra hệ thống, đa dạng và đặc thù để đảm bảo an toàn lành mạnh cho hệ thống ngân hàng, trong đĩ việc yêu cầu tính minh bạch cao trong các ngân hàng được chú trọng nhiều. Trung Quốc hướng tới việc thực hiện các nguyên tắc cơ bản về thanh tra ngân hàng hiệu quả do Ủy ban Basel về thanh tra ngân hàng đề ra. Vào tháng 3/2003, Quốc vụ viện quyết định tách bỏ chức năng điều tiết và giám sát các tổ chức ngân hàng, các cơng ty quản lý tài sản, các cơng ty ủy thác và đầu tư, các tổ chức tài chính cĩ nhận tiền gửi khác ra khỏi PBC. Một ủy ban chuyên trách trực thuộc Quốc vụ Viện – “Ủy ban quản lý và giám sát ngân hàng Trung quốc” (CBRC) đã chính thức được thành lập vào tháng 4/2003 để thực thi nhiệm vụ này. Khi dư nợ các khoản vay mới trong năm 2009 của Trung Quốc lên tới con số kỷ lục là 1,4 nghìn tỷ USD, con số này làm các nhà điều hành lo ngại về khả năng chống đỡ các cuộc khủng hoảng của hệ thống tài chính Trung Quốc. CBRC đang đề xuất dự thảo về mức an toàn vốn chung cho các ngân hàng nhỏ nhằm đối phĩ với biến đổi kinh tế với tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu là 8% trên tổng tài sản Cĩ rủi ro, CAR là 10%. Dự thảo qui định dự phịng vốn lên đến 4% trên tổng tài sản Cĩ rủi ro, nhưng đối với ngân hàng được cho là quan trọng trong hệ thống thì phải duy trì thêm tỷ lệ 1% so với NHTM khác. Hiện nay, tỷ lệ an toàn vốn tại các NHTM lớn của Trung Quốc đang thực hiện mức an toàn vốn tối thiểu là 11,5% và các ngân hàng này cĩ thể phải tăng lên 15% vào năm 2012.