Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 45 - 49)

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Vietcombank

2.2.2.3 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời.

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 ROA 1,22% 1,53% 1,36% ROE 19,44% 23,46% 20,52% NIM 3,66% 2,99% 2,91% TN thuần từ lãi 6,622 6,499 8.348 TS cĩ sinh lời 180,862 217,095 286.584 NM -1,70% -0,69% -1,02%

TN thuần ngồi lãi -3,081 -1,494 -2.922

EPS 1.931 2.871 3.161

LN dành cho CĐ 2.336 3.474 (Nguồn: BCTC của Vietcombank và tính tốn của tác giả)

Khả năng sinh lời của tài sản (ROA): ROA là chỉ tiêu đánh giá cơng tác quản lý

tài sản của ngân hàng, cho thấy khả năng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập rịng. Qua bảng ROA cho chúng ta thấy cứ 100 đồng tài sản của Vietcombank tạo ra được 1,53 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2009 và 1,36 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2010.

Xét về phương diện tăng trưởng, Vietcombank đã đạt được những kết quả khơng nhỏ. Tổng tài sản tăng 24.726 tỷ đồng năm 2008, tăng 33.406 tỷ năm 2009 và đến 2010

tăng 51.573 tỷ đồng. Lợi nhuận tăng mạnh năm 2009, tăng thêm hơn 1.250 tỷ đồng và tăng thêm 237 tỷ đồng vào năm 2010. Như vậy, tốc độ tăng của lợi nhuận quá thấp so với tốc độ tăng của tổng tài sản.

Tỷ lệ sinh lời của tài sản chỉ lớn hơn 1 khơng cĩ nghĩa là hiệu quả sử dụng tài sản khơng cao. Các ngân hàng đứng đầu về thu nhập thường cĩ tỷ lệ thu nhập trên tài sản (ROA) nhỏ hơn so với các ngân hàng cĩ quy mơ thu nhập trung bình. Tỷ lệ ROA thấp phản ánh việc Vietcombank đã sử dụng nhiều tài sản Nợ hơn (tiền vay) trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận và phải chịu chi phí lớn trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Đây cũng là đặc trưng của các NHTM, đĩ là việc sử dụng các nguồn vốn huy động từ nền kinh tế để thực hiện hoạt động cho vay.

Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE): Bảng tính ROE trên cho thấy khả

năng sinh lời của vốn CSH của Vietcombank đã tăng trưởng bền vững trong 2 năm 2008 và 2009, từ 19,74% năm 2008 và đến 25,58% năm 2009. Vốn CSH năm 2009 tăng thêm 2.764 tỷ VND so với năm 2008, tăng khoảng 19,8%, trong khi đĩ lợi nhuận tăng 45% tức là tăng hơn nhiều so với tốc độ tăng của vốn CSH. Tuy nhiên, đến 2010 thì tỷ lệ này giảm cịn 20,52% cho thấy khả năng sinh lời của vốn CSH kém, vốn CSH tăng 27% trong khi đĩ lợi nhuận chỉ tăng 6%. Khác với tỷ lệ thu nhập trên tài sản (ROA), với các ngân hàng cĩ mức thu nhập lớn là những ngân hàng cĩ ROE cao. Bởi các ngân hàng này thường sử dụng mức địn bẩy tài chính cao hơn (tức là sử dụng ít vốn CSH và sử dụng nhiều nợ để tài trợ cho tài sản). Nếu tỷ lệ ROE tăng qua các năm chứng tỏ Vietcombank đã sử dụng hiệu quả đồng vốn của các cổ đơng, đã cân đối một cách hài hồ việc sử dụng vốn cổ đơng và vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mơ. Tuy nhiên, năm 2010 khơng đạt như kỳ vọng.

Phân tích các nhân tố cấu thành ROE.

Bảng 2.9: Các nhân tố cấu thành ROE của Vietcombank.

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

1. Tỷ lệ sinh lời hoạt động 14% 22% 17%

Lợi nhuận sau thuế(Tỷ đồng) 2.711 3.921 4.182

Tổng thu từ hoạt động(Tỷ đồng) 19.513 18.082 24.386

2. Tỷ lệ hiệu quả sử dụng Tài sản. 9% 7% 8%

Tổng Tài sản(Tỷ đồng) 222.090 255.496 307.069

3. Địn bẩy tài chính (lần) 16 15 15

Vốn CSH(Tỷ đồng) 13.946 16.710 20.384

Tỷ lệ sinh lời hoạt động của Viecombank tương đối cao, đặc biệt là năm 2009, tỷ lệ này ở mức 22% cho thấy hiệu quả việc quản lý chi phí rất tốt- chi phí dự phịng rủi ro giảm đáng kể từ 2,758 tỷ đồng cịn 789 tỷ đồng năm 2009. Nhưng đến năm 2010 tỷ lệ này giảm cịn 17% do chi phí dự phịng tăng cao, tăng thêm 86% so với năm 2009 làm cho tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thấp; Tỷ lệ sinh lời từ tài sản giảm cịn 7% vào năm 2009 cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản chưa cao, tổng tài sản tăng 15%, nhưng tổng thu từ hoạt động giảm 7,5%, nguyên nhân trực tiếp từ các tác động của khủng hoảng kinh tế (Năm 2008, kiềm chế lạm phát nên lãi suất tăng lên và đến năm 2009 thì lãi suất giảm dần do can thiệp của các chính sách của Nhà nước nhằm chống giảm phát), nhưng đến năm 2010 tỷ lệ này cĩ cải thiện một chút, tăng thêm 1%; Tỷ số địn bẩy tài chính của Vietcombank ở mức trung bình và duy trì ổn định ở mức 15 lần.

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM): NIM được sử dụng để đo lường mức chênh

lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng cĩ thể đạt được thơng qua việc kiểm sốt chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn cĩ chi phí thấp nhất.

Năm 2009 và 2010, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên giảm hơn so với năm 2008. Nếu nhìn kỹ các con số để cho ra tỷ lệ thu nhập cận biên, dễ dàng nhận thấy là mặc dù năm 2009, tổng tài sản Cĩ sinh lời tăng song thu nhập từ lãi thuần giảm so với năm 2008, từ 6.622 tỷ đồng xuống cịn 6.499 tỷ đồng. Như vậy, sử dụng tài sản sinh lời trong năm 2009 chưa thực sự tốt như năm trước. Tuy nhiên cũng phải xét đến sự tác động mạnh của biến động lãi suất. Năm 2008, ngay từ đầu năm lãi suất cĩ xu hướng tăng. Nhưng đến năm 2009 lãi suất lại cĩ xu hướng giảm tác động đến thu lãi vay và chi trả lãi tiền gửi. Cịn năm 2010, thu nhập từ lãi thuần tăng nhưng tăng tỷ lệ thuận với tài sản Cĩ sinh lời cho nên tỷ lệ này duy trì ở quanh mức 2,9% cho thấy hiệu quả thu lãi kém do trong năm này, cạnh tranh mạnh về lãi suất huy động dẫn đến chi phí lãi tăng cao.

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NM): Khác với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ

thu nhập ngoài lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi (chủ yếu là thu phí từ các dịch vụ) với chi phí ngồi lãi (chi lương CBCNV, chi khấu hao TSCĐ, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng). Đối với hầu hết các ngân hàng, chênh lệch ngoài lãi thường là âm, do chi phí ngồi lãi nhìn chung thường vượt xa các nguồn thu ngoài lãi.

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên năm 2009 cũng đã cĩ sự nhích lên so với năm 2008. Đĩ là do thu nhập ngoài lãi năm 2009 cao hơn 509 tỷ đồng so với năm 2008 trong khi chi phí ngồi lãi lại giảm đi 1.078 tỷ đồng (chủ yếu là do giảm chi phí dự phịng rủi

ro tín dụng), đến 2010 thì chi phí DPRR tăng nên tỷ lệ này giảm so với năm 2009. Tỷ trọng thu nhập thuần ngoài lãi trong tổng thu nhập của Vietcombank tăng lên từ 25,93% ( 2.318 tỷ đồng) vào năm 2008 lên 30,02% (2.788) vào năm 2009, đến 2010 giảm cịn 26% do thu từ kinh doanh ngoại tệ giảm nhiều so với năm 2010.

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu(EPS): EPS năm 2009 cao hơn gấp 1,5 lần so với năm

2008. Tổng khối lượng cổ phiếu phát hành khơng thay đổi từ năm 2008 là 1.210.086.026 cổ phiếu tương đương 12.100.860 triệu đồng, trong đĩ phần vốn của Nhà nước là: 10.978.006 triệu đồng và của các cổ đơng khác là 1.122.854 triệu đồng. Tuy nhiên chỉ số này tăng cao vào năm 2010 (trên 3.000)

Chênh lệch lãi suất bình quân: Chênh lệch lãi suất bình quân dùng để đo lường

hiệu quả hoạt động trung gian của ngân hàng trong hai quá trình huy động vốn và cho vay. Bên cạnh đĩ, nĩ cũng được sử dụng trong việc đánh giá mức độ cạnh tranh ở các lĩnh vực truyền thống giữa các NHTM. Sự cạnh tranh gay gắt cĩ xu hướng thu hẹp mức chênh lệch lãi suất bình quân.

Bảng 2.10: Chênh lệch lãi suất bình quân của Vietcombank.

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Lãi suất đầu ra(%/năm) 9,30% 7,21% 7,26%

Tổng thu từ lãi 16.824 15.650 20.802

Tổng tài sản sinh lời 180.862 217.095 286.584

Lãi suất đầu vào(%/năm) 5,40% 3,81% 4,47%

Tổng chi phí trả lãi 10.611 8.795 12.454

Tổng nguồn vốn phải trả lãi 196.507 230.953 278.817

Chênh lệch 3,90% 3,40% 2,79%

(Nguồn: BCTC của Vietcombank và tính tốn của tác giả)

Các con số cho thấy chênh lệch lãi suất bình quân của Vietcombank năm 2008 cao hơn so với năm 2009. Tuy nhiên để phân tích sâu hơn, xem hiệu quả đĩ đến từ hoạt động nào của ngân hàng cần phải xem xét đến nhiều yếu tố. Tỷ lệ bình quân lãi suất đầu ra năm 2009 giảm so với năm 2008 do thu từ lãi giảm mà tổng tài sản sinh lời lại tăng. Song trong năm 2009 Vietcombank đã sử dụng được nguồn vốn lớn với chi phí trả lãi ở mức thấp so với các năm trước đĩ làm cho mức lãi suất đầu vào bình quân thấp hơn nhiều so với các năm trước. Như vậy, mặc dù thu nhập lãi thuần giảm song tốc độ giảm của nĩ lại chậm hơn tốc độ giảm của chi phí nên đã mang lại những con số khả quan trong đánh giá khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh của Vietcombank năm 2009. Năm 2010, khoảng cách lãi suất đầu ra, đầu vào thu hẹp lại do chi phí nguồn vốn

tăng cao, điều này thực tế cho thấy năm 2010 là năm cạnh tranh gay gắt trong cơng tác huy động vốn, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất hoặc đưa ra các hình thức thưởng lớn để thu hút nguồn vốn.

Tĩm lại, hiệu quả hoạt động năm 2010 khơng cao so với năm 2009 mặc dù các chỉ tiêu đều tăng trưởng rất tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)