Về hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 55 - 58)

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Vietcombank

2.2.3.5 Về hiệu quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.16: Lợi nhuận trước thuế và thị phần của một số NHTM năm 2010 NHTM Tăng trưởng 2009 2010 2009 2010 Agribank 4.012 7.446 13,80% 17,20% 85,59% VCB 5.004 5.426 17,20% 12,50% 8,43% BIDV 3.524 4.500 12,10% 10,40% 27,70% Vietinbank 3.211 5.000 11,10% 12,20% 55,71% ACB 2.500 2.800 8,60% 6,40% 12,00% STB 1.901 2.400 6,50% 5,50% 26,25% Techcombank 2.250 2.400 7,70% 5,50% 6,67% Lợi nhuận (Tỷ đồng) Thị phần

(Nguồn: NHNN và thu thập của tác giả)

Theo số liệu đươc thu thập năm 2010, Vietcombank đứng sau Agribank về qui mơ lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, sau khi Agribank trích đủ DPRR thì lợi nhuận sẽ thấp hơn Vietcombank. Như vậy, Vietcombank vẫn duy trì vị trí số 1 tồn hệ thống về lợi nhuận (5.426 tỷ đồng). Theo sát Vietcombank là Vietinbank với con số xấp xỉ 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên xét về tốc độ tăng trưởng và thị phần thì Vietcombank ở mức yếu nhất so với các NHTM khác. Tốc độ tăng đột biến về lợi nhuận là Agribank và Vietinbank, đặc biệt là Vietinbank với tổng TS tăng 42% và tín dụng tăng 38% đã tạo ra lợi nhuận đột biến năm 2010. Các NHTM cổ phần cũng tăng dần thị phần lợi nhuận. Nếu xét về cơ cấu thu nhập, Vietcombank vẫn cĩ tỷ lệ thu từ hoạt động tín dụng lớn nhất luơn chiếm từ 60% trở lên và tăng dần qua các năm(73% năm 2009 và 74% năm 2010). Trong những năm gần đây tỷ lệ thu rịng từ dịch vụ ngân hàng cĩ xu hướng tăng lên do các ngân hàng đã tập trung đa dạng hĩa các sản phẩm: Vietcombank 892 tỷ và năm 2009 và trên 1.000 tỷ đồng vào năm 2010. Về cơ cấu chi phí, trước năm 2009 tỷ lệ chi phí quản lý/Tổng doanh thu bình qn thường duy trì ở mức 25,89%, trong khi các NHTM CP khác ở mức trên 35%. Tuy nhiên tỷ lệ này của Vietcombank từ năm 2009 tăng lên trên 40%.

Xét về các chỉ số tài chính:

Bảng 2.17: Tỷ lệ ROA, ROE bình quân của các NHTM. NHTM

ROA ROE ROA ROE

Agribank 0,64% 14,36% 1,23% 17,00% VCB 1,53% 23,46% 1,36% 20,52% BIDV 0,66% 10,67% 1,00% 13,73% Vietinbank 0,86% 12,86% 1,78% 21,13% ACB 1,09% 18,38% 1,09% 20,10% STB 1,48% 14,27% 1,28% 13,21% Techcombank 1,99% 24,72% 1,29% 18,81% 2009 2010

ROA, ROE bình quân tồn hệ thống năm 2010 ở mức tương ứng là 1,09% và 10,36%. Trong năm này, cùng với sự tăng trưởng mạnh về lợi nhuận, chỉ số này của nhĩm NHTM Nhà nước tăng khá mạnh, dẫn đầu là Vietinbank ở mức tương ứng 1,78% và 21,13% đã đẩy Vietcombank đang ở vị trí dẫn đầu vào năm 2009 về vị trí thứ 2.

b) Các chỉ tiêu an tồn hoạt động.

Về chỉ tiêu an tồn hoạt động (CAR), gần như các NHTM Nhà nước chỉ đạt sát ngưỡng

của mà NHNN qui định CAR tối thiểu bằng 8% vào năm 2009 ( Vietcombank đạt 8,11%; BIDV đạt 8,06%; Vietinbank đạt 7,55%), trong khi một số NHTM cổ phần thì cĩ phần cao hơn (ACB đạt 9,97%; STB đạt 11,41%; Techcombank đạt 11,54%). Tuy nhiên, nếu thực hiện các qui định của NHNN vào năm 2010 về áp dụng chỉ số an tồn vốn là 9% thì các NHTM Nhà nước chưa đạt.

Về các chỉ tiêu khác:

Tỷ lệ cho vay (CV)/ Tổng TS: Tỷ lệ này Vietcombank duy trì ở mức 56% thấp hơn nhiều so với các NHTM Nhà nước khác, thấp hơn tỷ lệ chung của toàn hệ thống (58%).

Tỷ lệ cho vay/ huy động vốn (HDV), Viecombank duy trì trên 80%, trên mức qui định của NHNN (80%), nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các NHTM Nhà nước khác.

Bảng 2.18: Một số chỉ tiêu an tồn hoạt động của NHTM. NHTM 2009 2010 2009 2010 2009 2010 Agribank 0,76 0,78 1,01 1,06 0,69 0,83 VCB 0,55 0,57 0,84 0,85 0,66 0,70 BIDV 0,67 0,69 0,88 0,90 0,79 1,17 Vietinbank 0,66 0,91 0,93 0,97 0,66 1,30 ACB 0,36 0,43 0,54 0,56 0,25 0,48 STB 0,56 0,57 0,69 0,73 0,30 0,50 Techcombank 0,45 0,42 0,61 0,63 0,32 0,68

Cho vay/Tổng TS Cho vay/Huy động vốn CV ngoại tệ/ HDV ngoại tệ

(Nguồn: NHNN và thu thập của tác giả)

Tỷ lệ CV ngoại tệ/HDV ngoại tệ tồn ngành tăng mạnh trong năm 2010, tỷ lệ này ở các NHTM Nhà nước tăng rất cao, cĩ ngân hàng trên 100%. Điều này cĩ lý do từ vấn đề tỷ giá và chênh lệch lãi suất giữa tiền đồng và ngoại tệ khá cao. Việc duy trì tỷ lệ này ở mức cao đang tiềm ẩn những rủi ro nhất định cho sự an toàn hoạt động của các NHTM.

Bảng 2.19: Nợ xấu của các NHTM NHTM Tăng trưởng 2009 2010 2009 2010 Agribank 9.290 13.099 26,70% 23,30% 41,00% VCB 3.499 4.884 10,00% 8,70% 39,58% BIDV 4.783 6.752 13,70% 11,90% 41,17% Vietinbank 967 2.745 2,80% 4,90% 183,87% ACB 255 302 0,70% 0,50% 18,43% STB 383 443 1,10% 0,80% 15,67% Techcombank 1.048 1.451 3,00% 2,60% 38,45% Nợ xấu (tỷ đồng) Thị phần

(Nguồn: NHNN và thu thập của tác giả)

Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank ở mức 2,78%, cao hơn tỷ lệ nợ xấu của tồn ngành (2,51%). Nợ xấu của hầu hết các ngân hàng đều tăng, các NHTM Nhà nước tăng cao thể hiện chất lượng TS của các ngân hàng năm 2010 tiếp tục chịu nhiều sức ép do gĩi kích cầu đã được rút lại, sức yếu của VND và sự biến động mạnh đặc thù của nền kinh tế, nhiều khoản nợ đặc biệt cĩ nguy cơ trở thành nợ xấu, điển hình là các khoản nợ của tập đoàn Vinashin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)