Giải pháp quản trị chất lượng tài sản-quản trị thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 70 - 71)

3.3 Nhĩm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank

3.3.1.2 Giải pháp quản trị chất lượng tài sản-quản trị thanh khoản

Luơn đặt nhiệm vụ huy động vốn là nhiệm vụ hàng đầu của Vietcombank trong những năm tiếp, nhằm mở rộng và tăng qui mơ hoạt động. Đa dạng hĩa nguồn vốn huy động và tạo cơ cấu nguồn vốn sao cho phù hợp với đặc điểm của ngân hàng. Tiếp tục đưa ra các loại hình huy động mang tính hấp dẫn và tiện lợi cho khách hàng, đồng thời, đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp bán chéo các sản phẩm để thu hút khách hàng tiền gửi. Tiếp tục củng cố và duy trì các mối quan hệ với khách hàng truyền thơng và khách hàng lớn; Chủ động tìm kiến và tiếp cận khách hàng cĩ tiềm năng, chú trọng và quan tâm phát triển mảng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân; Cĩ cơ chế và chính sách lãi suất hợp lý, mềm dẻo nhưng phải thực hiện tốt việc quản trị lãi suất tiền gửi, quản trị kỳ hạn tránh tình trạng các chi nhánh chạy thành tích mà huy động với lãi

suất quá cao, tăng chi phí chung của tồn hệ thống; Tìm kiếm và khai thác tối ưu các nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng trong và ngồi nước, củng cố và nâng tầm mảng vay nợ viện trợ và ủy thác, tiếp nhận và quản lý nguồn vốn nước ngoài.

Cơ cấu tín dụng hợp lý hướng vào lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu, đặc biệt quan tâm đến chất lượng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng đi đơi với khả năng huy động vốn, với cơ cấu hợp lý và hiệu quả nâng cao; Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách về nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm cĩ trình độ chuyên mơn cao, khả năng phán đốn thị trường tốt, tập trung phân tích, rà sốt khách hàng theo nhĩm ngành cấp tín dụng của các chi nhánh để cĩ phương án hạn chế hay mở rộng tín dụng cho các chi nhánh tránh tình trạng các chi nhánh tập trung cho vay vào một ngành nghề nhất định gây rủi ro lớn. Tập trung tiếp thị mảng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp trong các khu cơng nghiệp và khu chế xuất nhằm phân tán rủi ro và tăng cường hiệu quả trong việc cấp tín dụng và tài trợ thương mại. Tiếp tục nâng cao và mở rộng các đối tượng xếp hạng tín dụng, liên kết kết quả xếp hạng tín dụng với việc cấp hạn mức tín dụng thơng qua cơng nghệ nhằm hạn chế quản lý tốt tình hình vay của khách hàng hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh. Nỗ lực thực hiện thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý dự phịng rủi ro, kiên quyết hơn nữa trong việc xử lý, kỷ luật, thậm chí chuyển cơng tác với lãnh đạo các chi nhánh cĩ nợ quá hạn cao, khơng khả năng thu hồi.

Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản. Quản lý rủi ro thanh khoản khơng đơn thuần chỉ là vấn đề các dịng tiền và vấn đề cơ cấu tài sản Nợ-Cĩ trên bảng cân đối tài sản mà chính là hoạt động quản trị của ngân hàng. Cho nên, phải xây dựng hệ thống xác định, đo lường, kiểm sốt thanh khoản nhằm đưa ra quyết định đúng và hợp lý về hạn mức cho vay, huy động trong từng thời kỳ . Đồng thời, phải cĩ hệ thống phân tích tình hình kinh tế về thị trường trong nước và thế giới trong từng giai đoạn để dự báo khả năng biến động lại suất, tỷ giá … ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng để ngân hàng cĩ những chính sách kịp thời ứng phĩ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 70 - 71)