Một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau hợp nhất (Trang 26)

1.2. Chất lượng tín dụng ngân hàng

1.2.3. Một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá chất lượng tín dụng

1.2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng

Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của NHTM. Do đó, đo lường chất

lượng tín dụng là một nội dung quan trọng trong việc phân tích hiệu quả hoạt động

kinh doanh của NHTM. Tuỳ theo mục đích phân tích mà người ta đưa ra nhiều chỉ tiêu khác nhau, tuy mỗi chỉ tiêu có nội dung khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Một vài chỉ tiêu ta có thể áp dụng để đánh giá tình hình chất lượng tín dụng của ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu: Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = (1.1) Tổng dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = (1.2) Tổng dư nợ

15

Đây là một trong các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của

ngân hàng, nó phản ánh những rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt. Nếu chỉ tiêu này cao thì ngân hàng bị đánh giá là có chất lượng tín dụng thấp và ngược lại. Tuy nhiên, nợ quá hạn, nợ xấu là vấn đề mà không một ngân hàng nào tránh khỏi. Do

đó, điều quan trọng là cần phải duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ở mức thấp

nhất. Thơng thường thì tỷ lệ nợ quá hạn tốt nhất là ở mức <= 5%. Tuy nhiên, chỉ

tiêu này đôi khi cũng chưa phản ánh hết chất lượng tín dụng của một ngân hàng.

Bởi vì bên cạnh những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý do đã thực hiện tốt các khâu trong qui trình tín dụng, cịn có những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn thấp thông qua việc cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng qui

định,…

- Cơ cấu tín dụng: Cơ cấu tín dụng hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc

đảm bảo chất lượng tín dụng cho ngân hàng. Hiện nay, phân loại cơ cấu tín

dụng được thể hiện ở nhiều tiêu thức khác nhau như: theo thời gian, theo thành phần, ngành nghề kinh tế, theo tài sản bảo đảm.

 Tỷ trọng dư nợ theo thời gian: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định hay khơng ổn định về dư nợ tín dụng của NHTM. Thơng thường dư nợ ngắn hạn mang lại vịng quay vốn nhanh cho ngân hàng, trong khi dư nợ trung dài hạn thì có tính chất ổn định về dư nợ và nguồn thu nhập.

 Tỷ trọng dư nợ theo thành phần kinh tế so với tổng dư nợ: chỉ tiêu này phản ánh qui mô tập trung dư nợ đối với các thành phần kinh tế. Qua đó,

đánh giá mức độ đa dạng hóa khách hàng cho vay của NHTM. Tùy theo

chính sách tín dụng của ngân hàng ở từng thời kỳ mở rộng hay thu hẹp mà dư nợ cho vay tập trung vào từng thành phần kinh tế. Tuy nhiên, nếu

Dư nợ ngắn hạn (hoặc trung-dài hạn)

Tỷ trọng dư nợ theo thời gian= (1.3) Tổng dư nợ

16

tập trung vào một nhóm thành phần kinh tế thì mức độ rủi ro cao và ảnh

hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

 Tỷ trọng dư nợ theo thành ngành nghề kinh tế so với tổng dư nợ: Chỉ tiêu này phản ánh qui mơ tín dụng đối với từng ngành nghề sản xuất kinh doanh. Phản ánh danh mục cho vay của ngân hàng tại từng thời điểm.

Qua đó, đánh giá mức độ phân tán rủi ro trong cho vay của ngân hàng.

Tùy theo chính sách của Chính phủ trong từng thời kỳ mà mỗi ngân hàng phải điều chỉnh danh mục mục cho vay ngành nghề kinh tế cho phù hợp.

 Tỷ trọng dư nợ theo tài sản bảo đảm so với tổng dư nợ: Tỷ tiêu này phản ánh mức độ thận trọng của ngân hàng trong cho vay. Về lý thuyết, khi

đánh giá xét duyệt cho vay thì phương án vay vốn khả thi là yếu tố đầu

tiên xem xét. Tuy nhiên, trên thực tế, các ngân hàng phải dựa vào tài sản bảo đảm để xem đây là tuyến phòng thủ cuối cùng để thu hồi nợ vay. Bên cạnh đó, việc quan tâm đến tài sản bảo đảm còn giúp cho ngân hàng giảm

được việc trích lập dự phịng trong trường hợp khoản vay của khách hàng

quá hạn.

- Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn: Tỷ lệ

này là 30% đối với NHTM. Chỉ tiêu này cho thấy, nếu ngân hàng sử dụng

quá nhiều nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn thì ngân Dư nợ theo TPKT Tỷ trọng dư nợ theo TPKT = (1.4) Tổng dư nợ Dư nợ theo NNKT Tỷ trọng dư nợ theo NNKT = (1.5) Tổng dư nợ Dư nợ theo TSBĐ Tỷ trọng dư nợ theo TSBĐ = (1.6) Tổng dư nợ

17

hàng sẽ gặp rủi ro trong vấn đề thanh khoản khi đến hạn trả tiền gửi cho khách hàng.

- Tổng dư nợ cho vay so với nguồn vốn huy động: chỉ tiêu này cho biết khả

năng sử dụng nguồn vốn vay đầu tư vào các hoạt động xã hội, nó cũng phản

ánh một phần chất lượng tín dụng

- Chỉ tiêu về tốc độ chu chuyển vốn tín dụng (vịng quay vốn tín dụng):

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng cho vay mấy lần trong một năm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.

- Lãi treo: là khoản lãi tính trên nợ quá hạn mà ngân hàng chưa thu được và

như vậy chỉ số này càng thấp càng tốt.

- Dự phịng rủi ro: Đây là mức chi phí mà mỗi ngân hàng phải trích lập từ lợi

nhuận chưa trích lập dự phịng rủi ro tín dụng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng căn cứ vào tình trạng nợ với các tỷ lệ trích lập dự phịng theo qui định của NHNN.

1.2.3.2. Các chỉ tiêu định tính

Có thể nói thước đo chất lượng tín dụng của một ngân hàng chính là sự hài lịng của khách hàng, đồng thời ngân hàng cũng phải đảm bảo hài hoà với an tồn

và đạt hiệu quả tín dụng cao nhất.

Doanh số thu nợ trong năm

Vòng quay vốn tín dụng trong năm = (1.8) Dư nợ bình quân trong năm

Tổng dư nợ cho vay

Tỷ trọng dư nợ/nguồn vốn huy động = (1.7) Tổng vốn huy động

18

Ngoài các chỉ tiêu định lượng, chất lượng tín dụng của ngân hàng cịn được phản ánh thơng qua các chỉ tiêu định tính - những chỉ tiêu hết sức quan trọng có tính chất quyết định đối với chất lượng và độ an tồn, hiệu quả của tín dụng ngân hàng:

- Thủ tục và quy chế cho vay vốn

Đây là khâu tiếp xúc đầu tiên của khách hàng với ngân hàng. Thủ tục làm

việc, tinh thần thái độ phục vụ khách hàng của các cán bộ tín dụng sẽ gây ấn tượng mạnh cho khách hàng. Yêu cầu về các thủ tục giấy tờ thời gian làm việc đơn giản, không gây phiền hà kết hợp tinh thần thái độ phục vụ chu đáo nhiệt tình của cán bộ tín dụng sẽ tạo cho khách hàng một tâm lý thoải mái, tạo niềm tin và hình ảnh tốt

trong mỗi khách hàng.

Phục vụ tốt nhất cho khách hàng nhưng phải đảm bảo đúng quy chế cho vay vốn tín dụng. Thực hiện tuần tự, chuẩn xác trong cơng tác thẩm định về dự án, khả

năng tài chính, năng lực pháp lý của khách hàng, về tài sản đảm bảo...nhằm đưa ra được quyết định hợp lý nhất vừa phục vụ tốt khách hàng vừa phòng ngừa rủi ro.

- Xét duyệt cho vay

Khách hàng đến với ngân hàng mong muốn được vay vốn phù hợp với thời

gian nhanh nhất và chi phí thấp nhất. Nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở phục vụ khách hàng tốt nhất nhưng cũng phải đảm bảo an tồn tín dụng. Với một khách

hàng lâu năm và truyền thống thì cơng tác thẩm định tốn ít thời gian và chi phí, thời

gian xét duyệt ngắn hơn. Với một khách hàng mới thì cơng tác thẩm định vất vả hơn, việc thu thập thơng tin có nhiều hạn chế nên chi phí và thời gian cho thẩm định là cao hơn. Việc tiếp xúc giữa khách hàng và ngân hàng có nhiều thủ tục phiền phức hơn.

Giai đoạn này yêu cầu phải có những cán bộ tín dụng giỏi và có khả năng chuyên môn tốt nhằm đưa ra những quyết định chính xác trong khoảng thời gian nhanh nhất đồng thời đảm bảo an toàn và hiệu quả trong những khoản vay đó thì mới đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

19

Khi cho vay, nếu cán bộ tín dụng có tinh thần thái độ, đạo đức nghề nghiệp tốt thì trong quá trình tiếp cận phục vụ khách hàng sẽ tạo cho khách hàng niềm tin và tạo một hình ảnh tốt trong mỗi khách hàng.

Năng lực trình độ chun mơn, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng có ảnh hưởng

rất lớn đến chất lượng các món vay. Với năng lực trình độ chun mơn và kinh

nghiệm cao thì khi thẩm định cho vay sẽ đưa ra được những quyết định đúng đắn, có hiệu quả, khả năng gặp rủi ro thấp.

- Cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại của ngân hàng cũng ảnh hưởng tích

cực đến chất lượng tín dụng

Một cơ sở tốt có ảnh hưởng tốt tới tâm lý khách hàng, phục vụ cho các hoạt

động nghiệp vụ của ngân hàng một cách chính xác và nhanh nhất; một cơ sở vật

chất tốt sẽ tạo hứng khởi cho chính cán bộ tín dụng thực hiện tốt công việc của mình.

Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng có thể tiếp cận

được những thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tốt nhất trên các mặt: thông

tin về khách hàng, thơng tin về dự án (tính hiệu quả của dự án, xu hướng phát triển

đối với sản phẩm của dự án, thông tin về thị trường, giá cả, cạnh tranh...) một cách

nhanh chóng và chuẩn xác nhất, thông tin quản lý đối với các khách hàng lớn vay vốn của nhiều tổ chức tín dụng. Độ tin cậy của các thông tin này là yếu tố trước tiên

để cán bộ tín dụng ra quyết định cho vay và ảnh hưởng rất lớn đến độ an tồn của

món vay.

Để hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả thì ngân hàng phải luôn

luôn quan tâm tới các chỉ tiêu trên. Các chỉ tiêu thường xuyên được kiểm tra và

đánh giá giúp cho ngân hàng nhìn nhận được mặt tốt và hạn chế từ đó có những

biện pháp điều chỉnh kịp thời cho hoạt động ngân hàng mình đồng thời tránh được rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng

Có rất nhiều nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng ngân hàng, nhưng gộp chung lại có thể phân thành 3 nhóm nhân tố chính sau:

20

- Nhóm nhân tố thuộc về mơi trường kinh doanh (bao gồm môi trường kinh tế,

môi trường cạnh tranh, mơi trường pháp lý)

- Nhóm nhân tố thuộc về Khách hàng - Nhóm nhân tố thuộc về Ngân hàng

1.2.4.1. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh

- Môi trường kinh tế

Khi nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng ngân hàng phát triển. Nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp khơng có khủng hoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành tốt có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao, doanh nghiệp hoàn trả được vốn vay ngân hàng cả gốc và lãi, nên hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển, chất lượng tín dụng được nâng cao. Ngược lại, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng giảm sút, lạm phát cao, nhu cầu tín dụng giảm, vốn tín dụng đã thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng ngân hàng giảm sút về quy mô và chất lượng. Mức độ phù hợp giữa lãi suất ngân hàng với mức lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, lợi tức của ngân hàng thu

được bị giới hạn bởi lợi nhuận của doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngân hàng. Vì

vậy, với mức lãi suất cao, các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng khơng có khả năng trả nợ ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và tới tồn bộ nền kinh tế nói chung. Hoạt động tín dụng ngân hàng lúc này khơng cịn là đòn bẩy

để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và chất lượng tín dụng cũng giảm sút.

Ngoài ra, những sự biến động về lãi suất thị trường, tỷ giá thị trường cũng ảnh

hưởng trực tiếp đến lãi suất của ngân hàng. Bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính Đơng Nam Á đã cho thấy sự mất giá của đồng nội tệ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng ngân hàng.

- Cạnh tranh Ngân hàng

Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường, chỉ xuất hiện

21

đều thừa nhận cạnh tranh là môi trường tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh

phát triển và tăng năng suất lao động, hiệu quả của các tổ chức, là nhân tố quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Kết quả cạnh tranh sẽ xác định vị thế, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi tổ chức. Vì vậy, các tổ chức

đều cố gắng tìm cho mình một chiến lược phù hợp để chiến thắng trong cạnh tranh.

Giống như bất cứ loại hình đơn vị nào trong kinh tế thị trường, các NHTM trong kinh doanh luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ từ các NHTM khác, mà từ tất cả các tổ chức tín dụng đang cùng hoạt động kinh doanh trên

thương trường với mục tiêu là để giành giật khách hàng, tăng thị phần tín dụng cũng như mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế.

- Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý được hiểu là một hệ thống luật và văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

Trong nền kinh tế thị trường có điều tiết của nhà nước, pháp luật có vai trị quan trọng, là một hàng rào pháp lý tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng

thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế, nhà nước, cá nhân công dân, bắt buộc các chủ thể phải tuân theo.

Nhân tố pháp lý ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, đó là sự đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật, ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm chỉnh những quy

định của pháp luật và cơ chế đảm bảo cho sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm

minh triệt để. Quan hệ tín dụng phải được pháp luật thừa nhận, pháp luật quy định

cơ chế hoạt động tín dụng, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng

lành mạnh, phát huy vai trò đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời duy trì

hoạt động tín dụng được ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ tín dụng. Những quy định pháp luật về tín dụng phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở đó kích thích hoạt động tín dụng có hiệu quả hơn.

22

Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, gây khó khăn cho ngân hàng khi ký kết thực hiện hợp đồng tín dụng. Điều này ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Sự thay đổi chủ trương chính sách của Nhà nước cũng gây ảnh hưởng đến khả

năng trả nợ của các doanh nghiệp. Cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu, do thay đổi đột ngột, gây xáo động trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau hợp nhất (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)