1.2. Chất lượng tín dụng ngân hàng
1.2.4.1. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh
- Môi trường kinh tế
Khi nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng ngân hàng phát triển. Nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp khơng có khủng hoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành tốt có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao, doanh nghiệp hoàn trả được vốn vay ngân hàng cả gốc và lãi, nên hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển, chất lượng tín dụng được nâng cao. Ngược lại, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng giảm sút, lạm phát cao, nhu cầu tín dụng giảm, vốn tín dụng đã thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng ngân hàng giảm sút về quy mô và chất lượng. Mức độ phù hợp giữa lãi suất ngân hàng với mức lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, lợi tức của ngân hàng thu
được bị giới hạn bởi lợi nhuận của doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngân hàng. Vì
vậy, với mức lãi suất cao, các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng khơng có khả năng trả nợ ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và tới tồn bộ nền kinh tế nói chung. Hoạt động tín dụng ngân hàng lúc này khơng cịn là địn bẩy
để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và chất lượng tín dụng cũng giảm sút.
Ngồi ra, những sự biến động về lãi suất thị trường, tỷ giá thị trường cũng ảnh
hưởng trực tiếp đến lãi suất của ngân hàng. Bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính Đơng Nam Á đã cho thấy sự mất giá của đồng nội tệ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng ngân hàng.
- Cạnh tranh Ngân hàng
Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường, chỉ xuất hiện
21
đều thừa nhận cạnh tranh là môi trường tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh
phát triển và tăng năng suất lao động, hiệu quả của các tổ chức, là nhân tố quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Kết quả cạnh tranh sẽ xác định vị thế, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi tổ chức. Vì vậy, các tổ chức
đều cố gắng tìm cho mình một chiến lược phù hợp để chiến thắng trong cạnh tranh.
Giống như bất cứ loại hình đơn vị nào trong kinh tế thị trường, các NHTM trong kinh doanh luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ từ các NHTM khác, mà từ tất cả các tổ chức tín dụng đang cùng hoạt động kinh doanh trên
thương trường với mục tiêu là để giành giật khách hàng, tăng thị phần tín dụng cũng như mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế.
- Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý được hiểu là một hệ thống luật và văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
Trong nền kinh tế thị trường có điều tiết của nhà nước, pháp luật có vai trò quan trọng, là một hàng rào pháp lý tạo ra một mơi trường kinh doanh bình đẳng
thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế, nhà nước, cá nhân công dân, bắt buộc các chủ thể phải tuân theo.
Nhân tố pháp lý ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, đó là sự đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật, ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm chỉnh những quy
định của pháp luật và cơ chế đảm bảo cho sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm
minh triệt để. Quan hệ tín dụng phải được pháp luật thừa nhận, pháp luật quy định
cơ chế hoạt động tín dụng, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng
lành mạnh, phát huy vai trò đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời duy trì
hoạt động tín dụng được ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ tín dụng. Những quy định pháp luật về tín dụng phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở đó kích thích hoạt động tín dụng có hiệu quả hơn.
22
Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, gây khó khăn cho ngân hàng khi ký kết thực hiện hợp đồng tín dụng. Điều này ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Sự thay đổi chủ trương chính sách của Nhà nước cũng gây ảnh hưởng đến khả
năng trả nợ của các doanh nghiệp. Cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu, do thay đổi đột ngột, gây xáo động trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không tiêu
thụ được sản phẩm, hay chưa có phương án sản xuất kinh doanh mới dẫn đến nợ q hạn, nợ khó địi, chất lượng tín dụng giảm sút.