Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau hợp nhất (Trang 44 - 49)

1.3.1.3 .Kinh nghiệm của NHTM một số nước khác

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn

2.1.1. Cơ sở của việc hợp nhất

Cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011-2015 là nhiệm vụ đã được Thủ tướng

Chính Phủ thơng qua tại Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2012 về việc phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các Tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015.

Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là nhằm tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính

và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng; nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng.

SCB hợp nhất là ngân hàng đi tiên đầu trong việc thực hiện đề án. Theo đó, việc hợp nhất SCB nhằm:

- Đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới

 Phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước, NHNN về việc chấn chỉnh, sắp xếp và lành mạnh hóa các TCTD cổ phần, giảm bớt một số các TCTD hiện hữu. Tiên phong trong việc hợp nhất sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng tiếp cận chính sách khuyến khích và hỗ trợ từ NHNN

 Cổ đơng chính của các Bên có quan điểm đồng thuận cao của các về việc hợp nhất

 Ngân hàng sau hợp nhất nằm trong Top 5 ngân hàng thương mại cổ phần (khơng tính các ngân hàng quốc doanh) xét về vốn điều lệ, nâng cao vị thế cạnh tranh so với các đối thủ trong cùng ngành.

 Phát huy lợi thế kinh tế về quy mô, giảm cạnh tranh nội bộ, tiết kiệm chi

phí (đặc biệt là chi phí đầu tư cơng nghệ), nâng cao hiệu quả sử dụng tài

33

 Việc 3 ngân hàng hợp nhất càng tăng vị thế trong ngành và hình ảnh của Ngân hàng sau hợp nhất sẽ ảnh hưởng mạnh đến lựa chọn của khách hàng.

 Cơ cấu nhân sự sẽ được giữ nguyên tạo tâm lý ổn định cho nhân viên khi

làm việc.

- Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Tăng doanh thu: tận dụng các thế mạnh sẵn có về tín dụng, các dịch vụ

hỗ trợ công nghệ…, SCB sẽ tăng cường doanh thu từ hoạt động tín dụng, hoạt động dịch vụ (thẻ…); Giảm cạnh tranh nội bộ, chi phí đầu tư cơng nghệ.

Giảm chi phí: Việc hợp nhất sẽ tạo ra một ngân hàng mới lớn hơn, chi phí sẽ được giảm thơng qua việc tinh giảm các phòng ban hay hoạt động trùng lặp giữa các ngân hàng, làm giảm các chi phí của cơng ty liên quan tới doanh thu từ các sản phẩm giống nhau, giảm các chi phí phân phối, mạng lưới… do đó sẽ làm gia tăng lợi nhuận biên.

Hiệu quả tài chính: Gia tăng quy mô vốn, tài sản; hỗ trợ về mặt thanh

khoản, gia hạn việc đáp ứng các chỉ tiêu. Mặt khác, quy mô lớn của ngân hàng hợp nhất cũng ảnh hưởng đến quan điểm của nhà đầu tư.

- Vị thế cạnh tranh: Mở rộng quy mô kinh doanh, gia tăng thị phần trên cả

nước, mở rộng hệ thống kênh phân phối. Với các thế mạnh của từng ngân

hàng, ngân hàng mới sau hợp nhất sẽ tăng cường bao phủ, gia tăng thị phần thông qua cạnh tranh với các ngân hàng khác. Đồng thời, đây cũng là cơ hội

để tái định vị lại thương hiệu của của ngân hàng và gia tăng lợi thế cạnh

tranh.

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của SCB hợp nhất

Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP- NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng

34

(TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gịn hợp nhất chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012.

Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi về quy mô tổng tài sản lớn hơn, phát triển vượt bậc về công nghệ, mạng

lưới chi nhánh phát triển rộng khắp cả nước và trình độ chun mơn vượt bậc của

tập thể cán bộ, cơng nhân viên.

Từ những thế mạnh sẵn có cùng sự quyết tâm của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành và toàn thể cán bộ nhân viên, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển (BIDV), đặc biệt là sự tin tưởng và ủng hộ của Khách hàng, Cổ đông, Ngân hàng TMCP Sài Gòn hợp nhất chắc chắn sẽ phát huy được thế mạnh về năng lực tài chính, quy mơ hoạt động và khả năng quản lý điều hành để nhanh

chóng trở thành một trong những tập đồn tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam và mang tầm vóc quốc tế, đủ sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong và ngồi

nước. Qua đó, cung cấp giải pháp tài chính linh hoạt, chất lượng cao nhằm đáp ứng

nhu cầu của mọi đối tượng Khách hàng cũng như nâng cao giá trị và quyền lợi cho cổ đông.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của SCB hợp nhất trong thời gian qua 2.1.3.1. Hoạt động kinh doanh của SCB hợp nhất tại thời điểm 01/01/2012 2.1.3.1. Hoạt động kinh doanh của SCB hợp nhất tại thời điểm 01/01/2012

Đồng thời với việc thực hiện quá trình tái cơ cấu sau hợp nhất, SCB đã ủy

nhiệm Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện các nội dung theo yêu cầu của NHNN bao gồm:

- Kiểm toán các báo cáo tài chính của 3 ngân hàng tham gia hợp nhất tại ngày 31/12/2011 theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các qui định của NHNN; - Đánh giá chất lượng tài sản có và thực trạng hoạt động kinh doanh của 3

ngân hàng trước khi hợp nhất tại ngày 31/12/2011;

- Kiểm toán số dư đầu kỳ của Ngân hàng hợp nhất tại đầu ngày 01/01/2012. Kết quả báo cáo kiểm toán, báo cáo đánh giá chất lượng tài sản và thực trạng hoạt động là cơ sở quan trọng để SCB xem xét và điều chỉnh việc triển khai kế

35

Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, Ngân hàng hợp nhất đã có ngay lợi thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 5 ngân hàng cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. Cụ thể, tại ngày 01/01/2012: Vốn điều lệ đạt 10.584 tỷ đồng, Tổng tài sản ngân hàng đã đạt 145.003 tỷ đồng, Nguồn vốn huy động từ tổ chức tín dụng, kinh tế và dân cư của ngân hàng đạt 93.804 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay đạt 66.058 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế lũy kế đạt 394 tỷ đồng. Hệ

thống của ngân hàng tính trên tổng số lượng trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, phịng giao dịch, quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch là 230 đơn vị trên cả nước sẽ giúp khách hàng giao dịch một cách thuận lợi và tiết kiệm nhất.

2.1.3.2. Hoạt động kinh doanh của SCB hợp nhất tại thời điểm 30/09/2012 Tổng tài sản: giảm mạnh do các khoản đầu tư Trái phiếu Chính phủ đến hạn, Tổng tài sản: giảm mạnh do các khoản đầu tư Trái phiếu Chính phủ đến hạn,

khách hàng tất toán nợ vay, thu hồi nợ quá hạn và do giảm các khoản cầm cố tại các TCTD khác. Mặt khác, tổng tài sản giảm cịn do SCB cân đối nguồn hồn trả các khoản vay liên ngân hàng cũng như trả vay cấp vốn NHNN. Tính đến 30/09/2012, giá trị tổng tài sản của SCB đạt mức 140.006 tỷ đồng, giảm 4.997 tỷ đồng so với

đầu năm.

Dư nợ tín dụng: Từ sau khi hợp nhất, SCB chủ trương khơng tăng trưởng tín

dụng mà chỉ tập trung tiến hành thu nợ hoặc duy trì dư nợ cho khách hàng nên dư nợ cho vay khách hàng giảm liên tục từ đầu năm. Tổng dư nợ tín dụng của SCB tính

đến 30/09/2012 đạt mức 62.165 tỷ đồng, giảm mạnh 3.893 tỷ đồng so với đầu năm, tương ứng với tốc độ giảm 5,89%. Tuy nhiên, nợ quá hạn và nợ xấu của SCB vẫn tăng so với đầu năm và ở mức lần lượt là 16,01% và 9,67% tổng dư nợ.

Đầu tư: Tính hết 09 tháng đầu năm 2012, giá trị các khoản đầu tư của SCB ở

mức 12.367 tỷ đồng, giảm 2.462 tỷ đồng so với đầu năm.

Nguồn vốn huy động: biến động khá phức tạp. Sau những tháng đầu năm

chịu ảnh hưởng tâm lý khách hàng do SCB hợp nhất nên huy động giảm. Tuy nhiên, với kinh nghiệm điều hành và có những chính sách cũng như ban hành các sản phẩm kịp thời, SCB đã dần ổn định và tạo dựng được uy tín, lịng tin đối với khách

36

động của SCB cuối tháng 09/2012 đạt 87.003 tỷ đồng, giảm 6.801 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ giảm 7,25% so với đầu năm 2012.

Kết quả hoạt động kinh doanh: tổng lợi nhuận lũy kế của quý 01/2012 ở

mức 177 tỷ đồng. Tuy nhiên, trước sức ép của chi phí nguồn vốn gia tăng cộng với sự giảm sút trong thu nhập do tình trạng nợ quá hạn - nợ xấu gia tăng, kết quả kinh doanh 09 tháng đầu năm của SCB là chưa hiệu quả nhiều.

Tóm lại, sau giai đoạn đầu hợp nhất phải đối mặt với nhiều thách thức thì tình hình hoạt động của SCB dần đã được cải thiện. Nguồn vốn huy động đã dần ổn định trở lại. Dư nợ tín dụng đã được kiểm sốt khơng tăng trưởng. Tuy nhiên, vấn đề nợ quá hạn nợ xấu vẫn còn tăng cao. Đây là một thách thức đặt ra cho các nhà lãnh đạo SCB phải giải quyết sớm và dứt điểm trong thời gian sắp tới nhằm nhanh chóng đưa

SCB vượt qua khó khăn, khẳng định vị thế trên thị trường tiền tệ Việt Nam.

Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh của SCB

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu 01/01/2012 30/09/2012 So sánh

+/- %

Tổng tài sản 145.003 140.006 (4.997) -3,45%

Dư nợ cho vay 66.058 62.165 (3.893) -5,89%

Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 12,82% 16,01% 3,19% 24,88% Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 7,23% 9, 67% 2,44% 33,75% Dự phòng rủi ro (1.608) (1.119) 489 -30,42% Đầu tư 14.829 12.367 (2.462) -16,60% Tổng vốn huy động 93.804 87.003 (6.801) -7,25% Vốn chủ sở hữu 11.331 11.302 (29) -0,25%

37

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau hợp nhất (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)