Chất lượng tín dụng ảnh hưởng do các nhân tố từ phía Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau hợp nhất (Trang 71 - 77)

1.3.1.3 .Kinh nghiệm của NHTM một số nước khác

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn sau hợp nhất

2.2.2.3. Chất lượng tín dụng ảnh hưởng do các nhân tố từ phía Ngân hàng

Dư nợ cho vay tập trung, chưa đa dạng hóa các khách hàng vay

Luật các TCTD đều có quy định rõ ràng giới hạn cho vay tối đa đối với một khách hàng và một nhóm khách hàng. Tuy nhiên, các khách hàng cũng như ngân

hàng đều có thể lách luật để được vay và cho vay với dư nợ lớn như cho vay để góp

vốn thực hiện dự án hoặc cho vay các công ty được sở hữu chéo bởi các ông chủ… Việc cho vay với dư nợ lớn vào một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng dẫn đến khi phát sinh nợ quá hạn, việc thu hồi nợ diễn ra kéo dài.

Kết quả khảo sát cho thấy, nhân tố này chiếm vị trí cao nhất trong các nhân tố

ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại SCB do ngân hàng gây ra, được mọi người đồng tình “ảnh hưởng hồn tồn” với số lần lựa chọn là 65 lần, chiếm tỷ lệ 51%.

Bảng 2.25: Kết quả khảo sát CLTD ảnh hưởng do dư nợ cho vay tập trung, chưa đa dạng hóa các khách hàng vay

Mức độ ảnh hưởng 5 4 3 2 1 Số lần xuất hiện 65 47 15

60

Không đáp ứng đủ nhu cầu giải ngân cho khách hàng theo cam kết tín dụng

đã ký dẫn đến khách hàng không thực hiện được phương án/dự án đề ra ban đầu

Một trong các nguyên nhân dẫn đến việc hợp nhất 03 ngân hàng là vấn đề thanh khoản. Khi khách hàng thực hiện phương án, dự án kinh doanh thì họ đồng thời cũng xác định nguồn vốn để thực hiện phương án, dự án đó. Trước thời điểm hợp nhất ngân hàng là thời kỳ khó khăn về thanh khoản của 03 ngân hàng hợp nhất dẫn đến việc không đáp ứng đủ nguồn vốn cho khách hàng theo tiến độ thực hiện

phương án, dự án. Một số doanh nghiệp trả nợ vào nhưng không được giải ngân lại

hoặc giải ngân ít hơn số tiền đã trả nợ dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện

phương án kinh doanh. Một số doanh nghiệp phải tìm đến sự hỗ trợ từ các ngân hàng khác để vượt qua khó khăn, hồn thành phương án, dự án theo đúng tiến độ,

một số doanh nghiệp không thể tìm nguồn tài trợ khác đã ảnh hưởng đến phương

án, dự án kinh doanh.

Kết quả khảo sát cho thấy, nhân tố này chiếm vị trí thứ 2, được mọi người

đồng tình “ảnh hưởng nhiều” với số lần lựa chọn là 59 lần, chiếm tỷ lệ 46%.

Bảng 2.26: Kết quả khảo sát CLTD ảnh hưởng do không đáp ứng đủ nhu cầu giải ngân cho khách hàng

Mức độ ảnh hưởng 5 4 3 2 1 Số lần xuất hiện 47 59 19 2

Tần suất xuất hiện 37% 46% 15% 2% 0%  Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay, hệ thống cảnh báo sớm về các

khoản vay có vấn đề khơng hiệu quả nên khơng thể can thiệp kịp thời

SCB cũng như các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức

cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm sốt đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ thu hồi được vốn. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều

61

khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian qua cịn có một số đơn vị SCB chưa thực hiện tốt công tác này. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng.

Kết quả khảo sát cho thấy, nhân tố này chiếm vị trí thứ 3, được mọi người

đồng tình “ảnh hưởng nhiều” với số lần lựa chọn là 46 lần, chiếm tỷ lệ 36%.

Bảng 2.27: Kết quả khảo sát CLTD ảnh hưởng do thiếu giám sát, quản lý sau cho vay

Mức độ ảnh hưởng 5 4 3 2 1 Số lần xuất hiện 28 46 39 14

Tần suất xuất hiện 22% 36% 31% 11% 0%  Chưa thật sự chặt chẽ trong cơng tác kiểm sốt nội bộ

Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh

doanh. Nhưng có lúc, có nơi cơng việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như

chỉ tồn tại trên hình thức. Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như hệ thống “phanh” của cỗ xe tín dụng. Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an tồn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới.

Tại SCB kiểm soát nội bộ thường kiểm tra mang tính chất thời điểm chứ

không thường xuyên, điều này dẫn đến, khoảng thời gian không kiểm tra thì các Đơn vị lại lơ là trong kiểm sốt tín dụng.

Kết quả khảo sát cho thấy, nhân tố này chiếm vị trí thứ 4, được mọi người

đồng tình “ảnh hưởng nhiều” với số lần lựa chọn là 43 lần, chiếm tỷ lệ 34%.

Bảng 2.28: Kết quả khảo sát CLTD ảnh hưởng do chưa chặt chẽ trong công tác kiểm soát nội bộ

Mức độ ảnh hưởng 5 4 3 2 1 Số lần xuất hiện 17 43 40 25 2

62

Cơ cấu tổ của ngân hàng chưa được phù hợp

Hiện tại, qui trình tổ chức cấp tín dụng của SCB đều được qui định cụ thể các cấp thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, tất cả các hồ sơ chi nhánh đều phải trình về Hội sở thơng qua Phịng Tái Thẩm Định. Hồ sơ được tiếp tục trình Phó Tổng Giám

Đốc phụ trách/Tổng Giám Đốc/ Hội Đồng Tín Dụng Hội Sở hay Hội Đồng Quản

Trị tùy theo cấp có thẩm quyền. Việc giải ngân trình về Hội Sở thơng qua Phịng Phát Triển Khách hàng cá nhân (đối với khách hàng cá nhân) hoặc Phòng Phát Triển Khách hàng doanh nghiệp (đối với khách hàng doanh nghiệp). Hồ sơ được trình qua nhiều Phịng trước khi giải ngân cho khách hàng. Mặt khác, chức năng, nhiệm vụ của các Phòng này chưa rõ ràng dẫn đến việc thực hiện kiểm sốt các điều kiện cấp tín dụng cho khách hàng còn đùn đẩy cho nhau.

SCB hợp nhất và các ngân hàng trước khi hợp nhất đều chưa có bộ phận tái thẩm định khu vực. Tất cả hồ sơ tín dụng đều phải tập trung trình về Hội Sở trong khi việc khách hàng vay vốn ở nhiều địa bàn, vùng miền, ngành nghề kinh tế đặc

trưng của địa phương khác nhau. Do đó, việc tái thẩm định hồ sơ của khách hàng

chỉ dựa trên các giấy tờ các Chi nhánh cung cấp nên Cán bộ tái thẩm định sẽ có nhiều hạn chế nhận xét về khách hàng vay vốn để tham mưu cho các cấp lãnh đạo phê duyệt cấp tín dụng, dẫn đến một số trường hợp sai lầm trong việc cấp tín dụng.

Kết quả khảo sát cho thấy, nhân tố này chiếm vị trí thứ 5, được mọi người

đồng tình “ảnh hưởng tương đối nhiều” với số lần lựa chọn là 55 lần, chiếm tỷ lệ 43%.

Bảng 2.29: Kết quả khảo sát CLTD ảnh hưởng do cơ cấu tổ chức của ngân

hàng chưa phù hợp

Mức độ ảnh hưởng 5 4 3 2 1 Số lần xuất hiện 10 38 55 18 6

Tần suất xuất hiện 8% 30% 43% 14% 5%

Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chưa đáp ứng đủ chuyên môn,

63

Ngân hàng là ngành kinh doanh đặc biệt, nhạy cảm, gắn chặt với tiền, và luôn đối mặt với nhiều rủi ro. Trong các vấn đề rủi ro, dường như rủi ro đạo đức đang là

một nguy cơ ngày càng lớn đối với các ngân hàng. Chủ quan rủi ro này, ngân hàng

đang đùa với bệnh ung thư.

Khi nhắc tới tiêu cực, bộ phận hay bị để ý nhất là tín dụng. Đây là những cán bộ trực tiếp làm việc với khách hàng, thẩm định hồ sơ, ra phán quyết tín dụng…

Điều này có thể chứng minh khi những thông tin khởi tố các cán bộ quản lý, cán bộ

tín dụng các ngân hàng liên tục trên các mặt báo vì những hành vi sai phạm của mình. Các hành vi phổ biến như thiếu trách nhiệm trong thẩm định, cấu kết với

khách hàng, ăn chia hoa hồng trên số tiền vay được, liên kết với nhau để vay mượn

lòng vòng, thậm chí là vay ké của khách hàng…

Một hiện tượng nữa cũng đáng quan tâm là thời gian vừa qua, rất nhiều cán bộ

ngân hàng đã rơi vào cảnh vỡ nợ do vay mượn ở bên ngoài. Những năm vừa qua, ngành ngân hàng làm ăn tốt và các nhân viên được tiếng là thu nhập cao, thưởng tốt, đặc biệt là giới lãnh đạo. Đây là uy tín ngầm và nhiều khi được sử dụng, tạo sự tin tưởng để đi vay tiền.

Đối với SCB, tín dụng được quản lý theo kiểu tập trung nên Hội sở kiểm sốt

chặt chẽ được các hồ sơ tín dụng nên đã hạn chế được nhiều rủi ro đạo đức.

Kết quả khảo sát cho thấy, nhân tố này chiếm vị trí thứ 6, được mọi người

đồng tình “ảnh hưởng nhiều” với số lần lựa chọn là 37 lần, chiếm tỷ lệ 29%.

Bảng 2.30: Kết quả khảo sát CLTD ảnh hưởng do bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chưa đáp ứng đủ chuyên môn, nghiệp vụ

Mức độ ảnh hưởng 5 4 3 2 1 Số lần xuất hiện 9 37 42 31 8

Tần suất xuất hiện 7% 29% 33% 25% 6%

Công tác thẩm định khách hàng và việc chấp hành các quy định về điều kiện, thủ tục cho vay của ngân hàng chưa thật sự chặt chẽ

Trừ một số ít khách hàng có phát sinh nợ xấu bắt nguồn từ nguyên nhân khách

64

đổi chính sách tăng trưởng của Nhà nước thì hầu hết các khoản nợ xấu bắt nguồn từ

khâu thẩm định quá hời hợt của cán bộ tín dụng. Do không xác định được quy mô kinh doanh thực sự của khách hàng, khả năng cạnh tranh của khách hàng đối với ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh, không xác định được nguồn thu của khách hàng từ đâu và về đâu để có thể đưa ra một mức cho vay và cách thức giám sát hợp lý.

Cán bộ ngân hàng đơi khi cịn hời hợt trong phần kiểm tra sử dụng vốn, dẫn

đến khơng phát hiện kịp thời những khó khăn của khách hàng ngay từ khi vừa nhen nhóm. Khơng ít khách hàng, khi được kiểm tra về việc sử dụng vốn sau khi vay cho

biết một phần vốn vay thực sự vào kinh doanh, phần khác dùng cho mục đích sửa nhà, mua sắm vật dụng, thậm chí là tiêu xài cá nhân... Đến khi phần vốn đầu tư kinh doanh thua lỗ, khơng cịn nguồn khác để trả nợ ngân hàng, thế là phát sinh nợ xấu. Mặt khác, tư cách khách hàng là yếu tố quan trọng gắn liền với thiện chí hồn trả tiền vay của khách hàng thường bị lãng quên trong quá trình thẩm định ban đầu.

Kết quả khảo sát cho thấy, nhân tố này chiếm vị trí thứ 7, được mọi người

đồng tình “ảnh hưởng tương đối nhiều” với số lần lựa chọn là 48 lần, chiếm tỷ lệ

38%.

Bảng 2.31: Kết quả khảo sát CLTD ảnh hưởng do chưa chặt chẽ trong công tác thẩm định và chấp hành qui định về điều kiện, thủ tục cho vay

Mức độ ảnh hưởng 5 4 3 2 1 Số lần xuất hiện 0 31 48 36 12

Tần suất xuất hiện 0% 24% 38% 28% 10%

Việc xét duyệt cho vay phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền

Việc phân cấp ủy quyến phán quyết tín dụng đều được SCB thực hiện. Các hồ

sơ cho vay đa phần là trình về Hội sở.

Tại SCB, theo ý kiến của hầu hết các nhân viên tín dụng, họ rất sợ việc cho vay phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền vì nó nằm ngồi khả năng kiểm sốt của họ, các khoản vay thường có dư nợ lớn. Khi

65

người xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền phân cơng họ thẩm định các hồ sơ cho vay mà người đi vay có mối quan hệ thân thiết với người xét duyệt hoặc cấp có thẩm

quyền và bị chỉ định tìm ra phương án cho vay. Các bộ tín dụng thường bị ép thúc về thời gian thẩm định và thiếu tính khách quan khi đề xuất cho vay do bỏ qua các yếu tố không tốt và thẩm định không kỹ càng.

Kết quả khảo sát cho thấy, nhân tố này chiếm vị trí cuối cùng trong các nhân tố ảnh hưởng từ phía ngân hàng, được mọi người đồng tình “ảnh hưởng nhiều” với số lần lựa chọn là 35 lần, chiếm tỷ lệ 28%.

Bảng 2.32: Kết quả khảo sát CLTD ảnh hưởng do ý muốn chủ quan của người xét duyệt cho vay

Thang đo 5 4 3 2 1

Số lần xuất hiện 4 35 40 30 18

Tần suất xuất hiện 3% 28% 31% 24% 14%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau hợp nhất (Trang 71 - 77)