Chất lượng tín dụng ảnh hưởng do các nhân tố từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau hợp nhất (Trang 65 - 71)

1.3.1.3 .Kinh nghiệm của NHTM một số nước khác

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn sau hợp nhất

2.2.2.2. Chất lượng tín dụng ảnh hưởng do các nhân tố từ phía khách hàng

Đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý

Đầu tư nhiều lĩnh vực khơng cịn lạ gì với các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều

doanh nghiệp cho rằng càng đầu tư vào nhiều lĩnh vực càng chứng tỏ sự năng động, tiềm lực mạnh, khiến mọi người nể phục. Giai đoạn 2004 - 2008, bất động sản trở thành thị trường béo bở, hầu hết các công ty, ngành nghề khác nhau đều bị cuốn vào kinh doanh bất động sản. Tiếp đến 2006-2007, thị trường chứng khốn tăng nóng đã

54

làm cho mảng kinh doanh chứng khốn trở nên vơ cùng hấp dẫn. Hầu hết các doanh nghiệp đều bị cuốn vào vịng xốy thành lập doanh nghiệp mới tham gia góp vốn cổ phần với hy vọng sau đó sẽ bán các cổ phần này với giá cao thu lợi lớn. Điều này đã dẫn đến tình trạng hầu hết các doanh nghiệp đầu tư chồng chéo, dàn trải vào các mảng khơng thuộc lĩnh vực kinh doanh chính. Do đầu tư quá dàn trải, chạy theo các mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn nên mất cân đối tài chính nghiêm trọng, bởi nguồn vốn có hạn nhưng lại đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau.

Các doanh nghiệp chỉ mải mê đầu tư mà họ quên rằng nguồn nhân lực cao cấp, nguồn vốn của họ là có giới hạn, hệ thống báo cáo quản trị chưa tốt, hệ thống kiểm soát nội bộ thiếu chuẩn hóa… Kết quả là khơng kiểm soát được hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận của các công ty ngày càng giảm và thua lỗ.

Chiếm phần lớn trong nợ quá hạn tại SCB là các Công ty đầu tư vào trái ngành vào lĩnh vực kinh doanh chính. Cơng ty lĩnh vực kinh doanh chính là tập vỡ cũng

đầu tư vào bất động sản, Công ty lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất cáp điện

cũng đầu tư vào bất động sản, thậm chí, lãnh đạo cơng ty chưa có kinh nghiệm về thủy điện cũng đầu tư vào thuỷ điện. Hệ quả là mất cân đối tài chính nghiêm trọng, lãi vay ngày càng phình to trong khi sản xuất kinh doanh suy giảm và mất khả năng thanh toán nợ cho SCB.

Kết quả khảo sát cho thấy, nhân tố này chiếm vị trí thứ 1, được mọi người

đồng tình “ảnh hưởng nhiều” với số lần lựa chọn là 65 lần, chiếm tỷ lệ 51%

Bảng 2.18: Kết quả khảo sát CLTD ảnh hưởng do khách hàng đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý

Mức độ ảnh hưởng 5 4 3 2 1 Số lần xuất hiện 34 65 15 13 0

Tần suất xuất hiện 27% 51% 12% 10% 0%  Vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng dưới một danh nghĩa hay nhiều thực thể

khác nhau nên thiếu sự phân tích trên tổng thể, khó theo dõi được dịng tiền dẫn đến việc sử dụng vốn vay chồng chéo và mất khả năng thanh toán dây chuyền

55

Ngày nay, việc thành lập một doanh nghiệp kinh doanh bình thường khơng hề

khó khăn. Vì vậy, việc một ơng chủ sở hữu nhiều công ty là chuyện phổ biến. Các

doanh nghiệp thường quan hệ với nhiều TCTD khác nhau nhằm giúp họ dễ dàng xoay vốn trong hoạt động kinh doanh, nguồn vốn kinh doanh không phụ thuộc vào một ngân hàng. Mặt khác, với việc quan hệ với nhiều TCTD sẽ giúp cho họ vay vốn với mức lãi suất cạnh tranh. Tuy nhiên, điều đó gây khó khăn cho ngân hàng trong việc kiểm sốt doanh thu, phân tích dịng tiền tổng thể, kiểm sốt việc sử dụng vốn vay. Điều này đang gây ra nhiều hệ lụy cho ngân hàng, trong đó, rủi ro lớn nhất là khó kiểm sốt nợ xấu. Trong điều kiện thơng tin khách hàng cịn được doanh nghiệp giữ kín hiện nay, việc một doanh nghiệp quan hệ với nhiều ngân hàng lại càng nguy hiểm. Thực tế cho thấy, nhiều khi doanh nghiệp phá sản rồi, các ngân hàng mới biết

và cùng địi nợ.

Tại SCB, có trên 90% các doanh nghiệp có quan hệ với nhiều TCTD.

Kết quả khảo sát cho thấy, nhân tố này chiếm vị trí thứ 2, được mọi người

đồng tình “ảnh hưởng nhiều” với số lần lựa chọn là 58 lần, chiếm tỷ lệ 46%

Bảng 2.19: Kết quả khảo sát CLTD ảnh hưởng do khách hàng vay vốn tại nhiều TCTD

Mức độ ảnh hưởng 5 4 3 2 1 Số lần xuất hiện 37 58 23 9 0

Tần suất xuất hiện 29% 46% 18% 7% 0%

Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch, che dấu các khoản lỗ

Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm

chung của hầu hết các doanh nghiệp. Ngồi ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì

56

sao ngân hàng vẫn ln xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phịng chống rủi ro tín dụng.

Kết quả khảo sát cho thấy, nhân tố này chiếm vị trí thứ 3, được mọi người

đồng tình “ảnh hưởng nhiều” với số lần lựa chọn là 47 lần, chiếm tỷ lệ 37%

Bảng 2.20: Kết quả khảo sát CLTD ảnh hưởng do tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch, che dấu các khoản lỗ

Mức độ ảnh hưởng 5 4 3 2 1 Số lần xuất hiện 15 47 46 15 4

Tần suất xuất hiện 12% 37% 36% 12% 3%  Sử dụng vốn vay sai mục đích so với phương án/dự án khi vay vốn

Các khách hàng khi vay vốn tại SCB đều có phương án kinh doanh cụ thể khả

thi. Để đảm bảo các khách hàng vay trả nợ theo kế hoạch đòi hỏi các khách hàng phải sử dụng vốn vay đúng mục đích. Khi đó, dịng vốn sử dụng mới có hiệu quả, dịng tiền quay về kịp đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng. Do vậy, công việc kiểm tra sử dụng vốn vay tại SCB luôn được đặt ra sau khi giải ngân cho khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh một số khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích thì một bộ phận khách hàng sử dụng vốn khơng đúng mục đích vẫn cịn xảy ra, đặc biệt

là các khách hàng được giải ngân bằng tiền mặt.

Trong thời gian qua, SCB hạn chế giải ngân bằng tiền mặt cho khách hàng. Tuy nhiên, vấn đề kiểm sốt vốn sau giải ngân cũng gặp khó khăn. Một số doanh doanh nghiệp thông đồng với nhau trong việc giải ngân bằng chuyển khoản….. Việc sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích, sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn dẫn đến mất cân đối tài chính, gây ra nhiều khó khăn cho khách hàng trong việc hoàn trả vốn vay

Kết quả khảo sát cho thấy, nhân tố này chiếm vị trí thứ 4, được mọi người

đồng tình “ảnh hưởng tương đối nhiều” với số lần lựa chọn là 59 lần, chiếm tỷ lệ

57

Bảng 2.21: Kết quả khảo sát CLTD ảnh hưởng do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích

Mức độ ảnh hưởng 5 4 3 2 1 Số lần xuất hiện 8 37 59 21 2

Tần suất xuất hiện 6% 29% 46% 17% 2%

Trình độ khả năng quản lý của cán bộ, đội ngũ cán bộ lãnh đạo của doanh

nghiệp yếu kém

Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế tốn

theo đúng chuẩn mực. Quy mơ kinh doanh phình ra q to so với tư duy quản lý là

nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.

Kết quả khảo sát cho thấy, nhân tố này chiếm vị trí thứ 5, được mọi người

đồng tình “ảnh hưởng nhiều” với số lần lựa chọn là 42 lần, chiếm tỷ lệ 33%

Bảng 2.22: Kết quả khảo sát CLTD ảnh hưởng do trình độ quản lý của cán bộ,

đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp yếu kém

Mức độ ảnh hưởng 5 4 3 2 1 Số lần xuất hiện 3 42 48 29 5

Tần suất xuất hiện 2% 33% 38% 23% 4%  Phương án/dự án kinh doanh không hiệu quả theo như kế hoạch

Phương án, dự án kinh doanh là một kế hoạch và nó được lập vào thời điểm

khách hàng đi vay vốn. Trong khi việc thực hiện phương án, dự án kinh doanh phải

trải qua một quá trình từ hiện tại đến tương lai. Do đó, ngay khi lập phương án, dự án kinh doanh nếu không lường trước hết những biến động ảnh hưởng đến phương án, dự án thì khi thực hiện phương án, dự án, các nhân tố không lường hết này sẽ

ảnh hưởng đến phương án, dự án kinh doanh là đều tất yếu.

Như vậy, do tác động của nhiều nhân tố khác nhau trong quá trình thực hiện

58

muốn đề ra ban đầu. Chẳng hạn, do tác động của thị trường, giá cả nguyên vật liệu

tăng tại thời điểm doanh nghiệp mua về. Tuy nhiên, khi sản phẩm được sản xuất

hồn thành và đưa ra thị trường tiêu thụ thì giá cả hàng hóa lại giảm làm cho doanh nghiệp thua lỗ, hoặc lãi suất cho vay tăng so với thời điểm lập phương án, dự án

kinh doanh đã làm tăng chi phí đầu vào…

Kết quả khảo sát cho thấy, nhân tố này chiếm vị trí thứ 6, được mọi người đồng tình “ảnh hưởng tương đối nhiều” với số lần lựa chọn là 52 lần, chiếm tỷ lệ

41%.

Bảng 2.23: Kết quả khảo sát CLTD ảnh hưởng do phương án/dự án kinh doanh của khách hàng không như kế hoạch

Mức độ ảnh hưởng 5 4 3 2 1 Số lần xuất hiện 5 36 52 27 7

Tần suất xuất hiện 4% 28% 41% 21% 6%

Khách hàng khơng có thiện chí trả nợ hoặc cố ý lừa đảo

Thiện chí trả nợ của khách hàng là một vấn đề quan trọng phải được xem xét kỹ lưỡng khi tiến hành phân tích và xét duyệt cho vay của khách hàng. Thiện chí trả nợ của khách hàng có thể xem xét dựa trên quan hệ tín dụng trước đây của khách hàng cũng như uy tín của cấp lãnh đạo cơng ty. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng khi

cho vay đều dựa trên tài sản đảm bảo mà họ quên rằng thiện chí và uy tín của khách

hàng là yếu tố quan trọng khơng kém. Một khách hàng dù có tài sản tốt nhưng thiếu thiện chí hợp tác với ngân hàng thì sớm muộn gì nợ xấu cũng xảy ra. Bên cạnh đó, cơng tác phát mãi tài sản để thu hồi nợ cũng sẽ kéo dài.

Thiện chí trả nợ của khách hàng được thể hiện trên phương diện rủi ro đạo đức của khách hàng đi vay. Trên thực tế, trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và

khách hàng, người đi vay luôn nắm được nhiều thông tin hơn người cho vay về quá

trình sử dụng vốn vay, họ có thể che giấu thơng tin và thực hiện những hoạt động gây rủi ro cho khoản vốn vay mà người cho vay khơng mong muốn. Đây chính là hành vi rủi ro đạo đức từ phía khách hàng. Nếu các ngân hàng thiếu sự giám sát

59

chặt chẽ thì xu hướng rủi ro đạo đức từ phía khách hàng sẽ gia tăng, gây nguy cơ tổn thất nhiều hơn cho các ngân hàng.

Tại SCB, hầu như việc khách hàng vay vốn lừa đảo là không xảy ra. Tuy

nhiên, các khách hàng không có thiện chí, thiếu hợp tác, chay ì trong việc thanh tốn nợ vay vẫn có.

Kết quả khảo sát cho thấy, nhân tố này chiếm vị trí thứ cuối cùng trong các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại SCB do khách hàng gây ra, được mọi

người đồng tình “ảnh hưởng nhiều” với số lần lựa chọn là 26 lần, chiếm tỷ lệ 21%.

Bảng 2.24: Kết quả khảo sát CLTD ảnh hưởng do khách hàng khơng có thiện chí trả nợ hoặc cố ý lừa đảo

Mức độ ảnh hưởng 5 4 3 2 1 Số lần xuất hiện 3 26 33 46 19

Tần suất xuất hiện 2% 21% 26% 36% 15%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau hợp nhất (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)