Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng tại SCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau hợp nhất (Trang 49)

1.3.1.3 .Kinh nghiệm của NHTM một số nước khác

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn sau hợp nhất

2.2.1. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng tại SCB

2.2.1.1. Nợ quá hạn và nợ xấu

SCB hợp nhất kế thừa những gì đã có từ 03 Ngân hàng hợp nhất. Đầu năm

2012, hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam ghi nhận trường hợp hợp nhất đầu tiên của Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Tại thời điểm hợp nhất này, nợ quá hạn, nợ xấu của SCB, chiếm lần lượt là 12,82% và 7,23% tổng dư nợ cho vay.

Đến tháng 09/2012, nợ quá hạn của SCB vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Trong

khi dư nợ cho vay giảm 4.997 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ giảm 5,9% thì tỷ lệ nợ

quá hạn, nợ xấu lại tăng. Đến cuối tháng 09/2012, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của SCB là 16,01% và 9,67%.

Bảng 2.2: Cơ cấu nợ quá hạn và nợ xấu của SCB

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 01/01/2012 30/09/2012 Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Tổng dư nợ 66.058 100,00% 62.165 100,00% Nợ quá hạn 8.468 12,82% 9.953 16,01% Nợ xấu 4.778 7,23% 6.011 9,67%

Nguồn: sao kê tín dụng của SCB

38

Nguyên nhân nợ quá hạn tăng nhanh là do trước thời điểm hợp nhất, các ngân hàng tham gia hợp nhất đã thực hiện cho vay và đầu tư vào các dự án bất động sản của các nhóm khách hàng lớn. Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang ở trạng

thái đóng băng như hiện nay, hầu hết các khách hàng vay đều gặp khó khăn về tài

chính làm phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt

động kinh doanh của ngân hàng

Các tỷ lệ nợ quá hạn của SCB đều cao hơn mức cho phép theo qui định của

Ngân hàng Nhà nước (tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ phải nhỏ hơn 5%). Trong

thời kỳ kinh tế khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh thì nợ quá hạn nợ xấu tại các Ngân hàng đều tăng. Tuy nhiên, so với các ngân hàng khác thì nợ q hạn của SCB thuộc nhóm có nợ quá hạn cao nhất.

Bảng 2.3: Nợ quá hạn của một số NH TMCP tại ngày 01/01/2012 và 30/09/2012

ĐVT: tỷ đồng STT Ngân hàng 01/01/2012 30/09/2012 Tổng dư nợ Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn Tổng dư nợ Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn 1 NH TMCP Á Châu 101.898 1.201 1,18% 101.883 3.236 3,18% 2 NH TMCP Bảo Việt 6.713 702 10,46% 5.792 1.623 28,02% 3 NH TMCP Sài Gịn Thương Tín 78.449 677 0,86% 84.972 1.416 1,67% 4 NH TMCP Ngoại

Thương Việt Nam 208.085 34.900 16,77% 226.077 35.831 15,85%

5 NH TMCP Công

Thương Việt Nam 291.915 7.954 2,72% 299.587 11.428 3,81%

6 NH TMCP Kỹ

Thương Việt Nam 63.435 6.331 9,98% 61.309 7.909 12,90%

7 NH TMCP Sài

Gòn 66.058 8.468 12,82% 62.165 9.953 16,01%

39

Bảng 2.4: Nợ xấu của một số NH TMCP tại ngày 01/01/2012 và 30/09/2012

ĐVT: tỷ đồng STT Ngân hàng 01/01/2012 30/09/2012 Tổng dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu Tổng dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu 1 NH TMCP Á Châu 101.898 874 0,86% 101.883 2.124 2,08% 2 NH TMCP Bảo Việt 6.713 307 4,57% 5.792 357 6,16% 3 NH TMCP Sài Gịn Thương Tín 78.449 441 0,56% 84.972 1.212 1,43% 4 NH TMCP Ngoại

Thương Việt Nam 208.085 4.174 2,01% 226.077 7.266 3,21%

5 NH TMCP Công

Thương Việt Nam 291.915 2.167 0,74% 299.587 7.697 2,57%

6 NH TMCP Kỹ

Thương Việt Nam 63.435 1.778 2,80% 61.309 1.893 3,09%

7 NH TMCP Sài

Gòn 66.058 4.778 7,23% 62.165 6.011 9,67%

Nguồn: báo cáo tài chính của các NH TMCP

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của SCB và một số NHTMCP tại ngày 30/09/2012

2.2.1.2. Cơ cấu tín dụng

- Theo thời hạn tín dụng:

Tùy theo chính sách tín dụng của từng Ngân hàng ở từng thời điểm mà dư nợ cho vay tập trung vào dư nợ ngắn hạn hay dư nợ trung dài hạn. Tuy nhiên, thông

40

thường trong cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian của các ngân hàng thì dư nợ ngắn

hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn dư nợ trung dài hạn. Bởi vì, việc cho vay ngắn hạn giúp vịng quay vốn của ngân hàng sẽ nhanh hơn để ngân hàng đầu tư vào các lĩnh vực khác, rủi ro cho vay ngắn hạn thấp hơn cho vay trung, dài hạn. Mặt khác, các ngân hàng còn bị ràng buộc quy định về nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn (tối đa 30% nguồn vốn huy động ngắn hạn được cho vay trung dài hạn).

Dư nợ tín dụng của SCB tập trung vào dư nợ cho vay trung dài hạn. Tính đến

30/09/2012, dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm 60,10% tổng dư nợ cho vay. SCB

cho vay dài hạn để đầu tư vào các dự án. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế đang gặp khó khăn các dự án đều thiếu vốn và triển khai cầm chừng nên việc tập trung nhiều vào cho vay trung dài hạn đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của SCB.

Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng theo thời hạn của SCB

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 01/01/2012 30/09/2012 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Tổng dư nợ 66.058 100,00% 62.165 100,00% Ngắn hạn 28.901 43,75% 24.803 39,90% Trung dài hạn 37.157 56,25% 37.362 60,10%

Nguồn: sao kê tín dụng của SCB

- Theo ngành nghề

Ngành nghề kinh tế cho vay của SCB khá đa dạng nhưng chưa có sự cân đối cho vay giữa các ngành. Một số ngành chiếm tỷ trọng nhỏ xoay quanh ở mức 1%- 2%, thậm chí một số ngành có tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng dư nợ dưới 1% như ngành khai khoáng, vận tải kho bải, dịch vụ lưu trú và ăn uống… Trong khi đó, dư nợ cho vay chỉ tập trung vào một số ngành như ngành hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ và ngành hoạt động dịch vụ khác chiếm trên 52% tổng dư nợ cho vay.

Với cơ cấu ngành nghề cho vay như trên thì rõ ràng SCB chưa phân tán được mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay vào các ngành nghề kinh tế, hoạt động tín

41

Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng theo ngành nghề kinh tế của SCB

ĐVT: tỷ đồng

Ngành nghề kinh tế 01/01/2012 30/09/2012

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 5.053 7,65% 5.003 8,05%

Khai khoáng 106 0,16% 106 0,17%

Công nghiệp chế biến, chế tạo 1.835 2,78% 1.723 2,77%

Xây dựng 5.467 8,28% 5.218 8,40%

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô

tô, xe máy và xe có động cơ khác 6.905 10,46% 6.854 11,03%

Vận tải kho bãi 392 0,59% 383 0,62%

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 526 0,80% 499 0,80% Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo

hiểm 691 1,05% 691 1,11%

Hoạt động kinh doanh bất động sản 5.106 7,73% 4.956 7,98% Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 26.476 40,10% 24.058 38,72%

Giáo dục và đào tạo 604 0,91% 559 0,90%

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 115 0,17% 110 0,18% Hoạt động dịch vụ khác 8.575 12,99% 8.405 13,53% Hoạt động làm thuê các cơng việc trong

các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia

đình

4.180 6,33% 3.573 5,41%

Các ngành khác 27 0,00% 27 0,00%

Tổng cộng 66.058 100,00% 62.165 100,00%

42

- Theo tài sản bảo đảm

Ngày 29/05/2012, SCB đã có ban hành chính thức hướng dẫn số 93/2012/HD-

SCB-TGĐ về việc hướng dẫn nhận và quản lý tài sản bảo đảm. Theo đó, danh mục các tài sản bảo đảm SCB nhận thế chấp/cầm cố là khá đa dạng. Trước đây, với

phương châm thận trọng trong cho vay, chú trọng đến tài sản bảo đảm, SCB nhận

tài sản thế chấp/cầm cố phù hợp với từng thời kỳ tín dụng. Tính đến 30/09/2012, dư nợ có tài sản bảo đảm là bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu dư nợ theo tài sản bảo đảm của SCB (chiếm 77,34% tổng dư nợ cho vay). Một số khoản vay khơng có tài sản bảo đảm chủ yếu là cho vay cán bộ nhân viên SCB. Nhìn chung, tài sản bảo đảm cho dư nợ vay tại SCB tương đối an toàn.

Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng theo tài sản bảo đảm của SCB

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 01/01/2012 30/09/2012 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ tín dụng có đảm bảo bằng bất động sản 48.219 72,99% 48.081 77,34% Dư nợ tín dụng có đảm bảo bằng

cầm cố giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm, số dư tài khoản tiền gửi, vàng, kim loại quý, đá quý

13.054 19,76% 9.339 15,02%

Dư nợ tín dụng có đảm bảo bằng tài

sản khác 4.590 6,95% 4.551 7,32%

Dư nợ khơng có bảo đảm bằng tài

sản 195 0,30% 194 0,31%

Tổng cộng 66.058 100,00% 62.165 100,00%

Nguồn: sao kê tín dụng của SCB

- Theo đối tượng khách hàng

43

với dư nợ cho vay đối với khách hàng tổ chức. SCB chưa phải là ngân hàng chuyên về bán lẻ hàng đầu giống như ACB nên việc tập trung dư nợ cho vay khách hàng cá

nhân là chưa phù hợp. Trong thời gian tới, SCB cần chuyển dịch cơ cấu cho vay

sang khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo khuyến khích của NHNN, các doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất

Bảng 2.8: Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng của SCB

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 01/01/2012 30/09/2012 Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Tổng dư nợ 66.058 100,00% 62.165 100,00% Cá nhân 43.516 65,88% 40.318 64,86% Tổ chức 22.542 34,12% 21.847 35,14%

Nguồn: sao kê tín dụng của SCB

Tháng 01/2012 Tháng 09/2012

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng

2.2.1.3. Tỷ lệ giữa tổng dư nợ cho vay so với nguồn vốn huy động

Hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho SCB. Chính vì vậy,

SCB đã tận dụng nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu cho vay. Tình hình huy động vốn của SCB đủ để tài trợ cho hoạt động cho vay.

Về mặt số liệu tính tốn thì tại thời điểm 01/01/2012 tỷ lệ dư nợ cho vay/nguồn vốn huy động vẫn đảm bảo theo qui định của NHNN. Đó là do SCB đã

44

năm 2011, đầu năm 2012, các TCTD rút tiền về để đảm bảo cho nhu cầu chi trả

cuối năm thì SCB gặp khó khăn về thanh khoản.

Qua sự việc trên cho thấy, SCB cần chủ động hơn nữa nguồn vốn huy động để cho vay. Trong thời gian qua, SCB đã cố gắng giảm dư nợ cho vay và tăng nguồn vốn huy động ổn định nhằm đảm bảo tình hình hoạt động kinh doanh, đặc biệt là

trong giai đoạn chất lượng tín dụng đang suy giảm.

Bảng 2.9: Tình hình dư nợ tín dụng và huy động vốn của SCB

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 01/01/2012 30/09/2012 Tổng tài sản 145.003 140.006 Dư nợ tín dụng 66.058 62.165 Huy động vốn 93.804 87.003 Tổng dư nợ/Tổng tài sản 45,56% 44,40% Tổng dư nợ/Huy động vốn 70,42% 71,45%

Nguồn: báo cáo tài chính của SCB

2.2.1.4. Dự phịng rủi ro tín dụng

Việc trích lập dự phịng chung và dự phòng cụ thể được SCB thực hiện triệt

để. Theo qui định của NHNN, dự phịng cụ được tính dựa trên tỷ lệ dự phịng theo

từng nhóm nợ cho các khoản nợ vay gốc sau khi trừ đi giá trị tài sản bảo đảm đã

được chiết khấu. Ngoài ra, SCB cịn trích lập và duy trì dự phòng chung bằng

0,75% tổng số dư nợ cho vay từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Bảng 2.10: Dự phịng rủi ro tín dụng của SCB ĐVT: tỷ đồng ĐVT: tỷ đồng Thời gian Tổng trích lập dự phịng Dự phịng cụ thể Dự phòng chung Tháng 01/2012 1.608 1.132 476 Tháng 09/2012 1.119 675 444

45

Đến thời điểm tháng 09/2012, dự phòng cụ thể của SCB là 675 tỷ đồng nhỏ hơn 457 tỷ đồng so với đầu năm là do SCB đã sử dụng một phần dự phòng để xử lý

nợ . Do các khoản nợ quá hạn và nợ xấu tăng trong thời gian qua tăng nên việc trích lập dự phịng đã góp phần làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của SCB trong

09 tháng đầu năm 2012.

2.2.2. Nhận dạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại SCB tại SCB

2.2.2.1. Chất lượng tín dụng ảnh hưởng do các nhân tố từ môi trường kinh

doanh

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đến kinh tế trong nước

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động lan tỏa rất lớn đến nền kinh tế các quốc gia. Tùy theo mức độ hội nhập của mỗi quốc gia đối với nền kinh tế toàn cầu mà mức độ ảnh hưởng là khác nhau.

Ở Việt Nam, khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động đến kinh tế trong nước

làm cho thị trường tiêu thụ hàng hoá bị thu hẹp lại, do sản xuất của doanh nghiệp, thu nhập người dân giảm mạnh. Vì vậy, nhu cầu về tiêu thụ hàng hoá giảm mạnh.

Đây là tác động rõ nét và cơ bản nhất đối với kinh tế đất nước mà lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu – là lĩnh vực chịu tác động xấu nhất. Khó khăn ngày càng tăng khi tổng giá trị xuất khẩu của nước ta chiếm tới 60%-70% GDP.

Hiệu ứng của khó khăn này tác động đến nền kinh tế và hoạt động ngân hàng là không nhỏ: hoạt động sản xuất kinh doanh thu hẹp, giá trị sản xuất cơng nghiệp giảm và khó khăn trong quan hệ tín dụng ngân hàng-khách hàng. Những diễn biến

này đã và đang tác động mạnh đến hoạt động ngân hàng theo xu hướng khơng tích

cực, đặc biệt là trong lĩnh vực hoạt động tín dụng ngân hàng. Xu hướng các ngân hàng thận trọng trong cho vay và chất lượng tín dụng suy giảm là biểu hiện rõ nhất

và có tác động ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Không nằm ngoài xu hướng chung của các ngân hàng, khủng hoảng kinh tế đã

46

đang quan hệ tín dụng với SCB. Theo khảo sát nhân tố này được nhiều người đồng

tình “ảnh hưởng nhiều” với 73 người chọn, chiếm tỷ lệ là 57%.

Bảng 2.11: Kết quả khảo sát CLTD ảnh hưởng do khủng hoảng kinh tế thế giới

tác động đến kinh tế trong nước

Mức độ ảnh hưởng Ảnh hưởng hoàn toàn 5 Ảnh hưởng nhiều 4 Ảnh hưởng tương đối nhiều 3 Ảnh hưởng ít 2 Hồn tồn khơng ảnh hưởng 1 Số lần xuất hiện 32 73 14 8 0 Tần suất xuất hiện 25% 57% 11% 7% 0%

Thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyên vật liệu đầu vào tăng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng, khó

khăn tài chính dẫn đến khơng có khả năng trả nợ

Sau một thời gian kiểm soát lãi suất cho vay không quá 150% lãi suất cơ bản. Trong tháng 02/2010 và tháng 04/2010, Ngân hàng nhà nước đã ban hành 02 thông

tư quan trọng cho vay theo lãi suất thỏa thuận, đó là thơng tư 07/2010/TT-NHNN

ngày 26/02/2010 về việc cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thoả thuận của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và thông tư 12/2010/TT-NHNN ngày

14/04/2010 về việc hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam

đối với khách hàng theo lãi suất thoả thuận.

Việc cho vay theo lãi suất thỏa thuận được đánh giá là đã giải quyết được một phần vấn đề ách tắc dòng vốn tại thời điểm này, các ngân hàng chủ động mở rộng

cho vay hơn, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn hơn để mở rộng sản xuất

kinh doanh. Tuy nhiên, nói như thế khơng có nghĩa là các ngân hàng cho vay một cách ồ ạt, tuỳ tiện. Giới hạn tăng truởng tín dụng và thách thức thanh khoản buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau hợp nhất (Trang 49)