Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại SCB sau hợp nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau hợp nhất (Trang 84 - 87)

3.1.2.1 .Một số chỉ tiêu tài chính của SCB đến năm 2014

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại SCB sau hợp nhất

Từ thực trạng chất lượng tín dụng của SCB được nêu trong chương 2 và định

hướng của SCB giai đoạn 2013-2014, tác giả đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng nhằm góp phần nâng cao hiệu hoạt động kinh doanh tại SCB như

sau:

3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính 3.2.1.1. Thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu 3.2.1.1. Thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu

Để thúc đẩy công tác xử lý nợ quá hạn, nợ xấu, SCB cần thành lập Bộ phận

chuyên trách xử lý nợ nhằm thực hiện rà soát lại tất cả các khoản nợ đọng; phân tích

đánh giá từng món nợ, chú ý khía cạnh pháp lý từng hồ sơ và đề xuất hướng xử lý

cụ thể; theo dõi và báo cáo tiến độ xử lý nợ định kỳ cho Hội đồng quản trị và Ban

điều hành. Thành viên Bộ phận chuyên trách xử lý nợ gồm đại diện Hội đồng quản trị, Ban điều hành, các chuyên viên pháp chế và một số nhân viên chuyên trách

73

khác. Trong trường hợp cần thiết thì ngân hàng có thể thuê một số chuyên gia

chuyên trách xử lý nợ bên ngoài để giúp đỡ ngân hàng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc có thể sẽ phát sinh về thu hồi tài sản, về quyền lợi và nghĩa vụ của ngân hàng. Một số biện pháp cụ thể để thu hồi các khoản nợ tín dụng tồn đọng như sau:

- Ngân hàng chủ động bàn bạc với khách hàng thống nhất số vốn và lãi phải

thanh toán cho ngân hàng, tạo điều kiện cho khách hàng tìm người mua tài sản

để giải quyết nợ. Trường hợp khách hàng khơng bán được thì ngân hàng và

khách hàng thỏa thuận về giá tài sản để phát mại theo các hình thức như tự bán công khai trên thị trường, bán qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc bán cho Công ty mua bán nợ.

- Đối với những tài sản bảo đảm nợ vay có phán quyết của Tòa án và đang thi

hành án, ngân hàng tập hợp báo cáo NHNN để có ý kiến với Cơ quan thi hành

án nhanh chóng định giá phát mại thu hồi tiền cho ngân hàng hoặc giao cho

ngân hàng xử lý theo các hình thức nói trên.

- Đối với những tài sản bảo đảm nợ vay hoặc tài sản tiếp quản chưa đầy đủ thủ

tục pháp lý, ngân hàng tập hợp báo cáo NHNN để có ý kiến với các Cơ quan chức năng có thẩm quyền hồn thiện hồ sơ pháp lý để ngân hàng có thể bán tài

sản thu hồi nợ.

- Đối với những tài sản bảo đảm nợ vay ngân hàng đã thu hồi nhưng chưa bán

được, ngân hàng thực hiện cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán hoặc cho

thuê, khai thác kinh doanh, góp vốn liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ dần. - Giá bán tài sản bảo đảm nợ vay có thể cao hoặc thấp hơn giá trị nợ tồn đọng

(gốc và lãi). Trường hợp bán tài sản với giá thấp hơn giá trị nợ tồn đọng, phần chênh lệch được xử lý bằng dự phòng rủi ro của ngân hàng. Trường hợp bán tài sản với giá cao hơn giá trị nợ tồn đọng, phần chênh lệch được xử lý theo quy

định của pháp luật.

3.2.1.2. Cho vay mới để cơ cấu lại nợ

Trước những khó khăn của sản xuất kinh doanh và thị trường, ngày

74

gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Theo đó, SCB cần triển

khai cơ cấu nợ để xử lý nợ xấu, nợ quá hạn đối với các khách hàng đang gặp khó khăn nhưng có tình hình tài chính lành mạnh và có khả năng hoàn trả nợ vay cho ngân hàng theo các quy định hiện hành của NHNN trong thời điểm hiện tại như:

- Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 của NHNN v/v phân loại nợ

đối với các kỳ hạn nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ;

- Văn bản số 2506/NHHH-CSTT ngày 24/04/2012 của NHNN v/v giải pháp

hoạt động tín dụng;

- Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/05/2012 của Chính phủ v/v giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

Việc cho vay để cơ cấu dư nợ như trên phải được thực hiện theo đúng các quy

định của NHNN về cho vay, quản lý rủi ro, giới hạn tín dụng đối với một khách hàng, một nhóm khách hàng có liên quan.

3.2.1.3. Điều chỉnh kỳ hạn-gia hạn nợ

Nhằm thực hiện chủ trương của NHNN theo Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 của NHNN và có biện pháp xử lý kịp thời đối với các khoản vay đến hạn thanh toán, các khoản vay đã quá hạn của khách hàng vay, SCB cần rà soát để có kế hoạch điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ đối với những khoản nợ của khách hàng đến hạn. Đối với các khoản vay chuyển nợ quá hạn do khách hàng gặp khó khăn tài chính, bộ phận xử lý nợ SCB cần phối hợp chặt chẽ với chi nhánh và khách hàng khi khách hàng đưa ra phương án kinh doanh hợp lý, có khả năng thay đổi tình

hình hiện tại để tái cơ cấu lại nợ cho khách hàng.

Việc điều chỉnh kỳ hạn, gia hạn nợ như trên sẽ góp phần cùng với khách hàng tháo gỡ những khó khăn trước mắt để phát triển hoạt động kinh doanh theo chủ

trương của Nhà nước. Đồng thời, điều này cũng giúp SCB ổn định tình hình tài chính, ngăn chặn tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh mới và từng bước giải

75

3.2.1.4. Phát triển nợ mới, nợ sạch

Thông qua hợp tác với các định chế tài chính lớn và có khả năng quản lý rủi ro

để hợp vốn, đồng tài trợ cho các khách hàng tốt, dự án tốt. Bằng phương thức này, dư

nợ mới của ngân hàng sẽ tăng được trong điều kiện rủi ro được quản lý hợp lý, không tạo áp lực quá lớn lên hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của SCB. Đồng thời, SCB sẽ tận dụng lợi thế của việc đạt được quy mô lớn sau hợp nhất để phát triển quan hệ với các doanh nghiệp sản xuất có lịch sử hoạt động tốt. Bên cạnh đó, chọn lọc để phát triển tín dụng bán lẻ liên quan đến các dự án bất động sản mà ngân hàng đã đầu tư, qua đó cơ cấu lại được từ nợ bán bn sang nợ bán lẻ lành mạnh hơn, rủi ro phân tán hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau hợp nhất (Trang 84 - 87)