2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của quản trị rủi ro
2.3.4 Các yếu tố văn hóa tổ chức
Văn hóa tổ chức được định nghĩa theo nhiều cách thức khác nhau. Geert Hofstede là một người rất nổi tiếng trong lĩnh vực văn hóa. Nghiên cứu (2001) đã định nghĩa văn hóa là một chương trình kết hợp mà nó phân biệt những thành viên của một nhóm với thành viên của nhóm khác. Theo định nghĩa này thì văn hóa sẽ bao gồm các giá trị, các ý tưởng, các suy nghĩ và các cảm giác và được chuyể hóa thành dạng các ký tự trong hành vi. Kết quả của lòng tin, thái độ và các kỹ năng sẽ ảnh hưởng tới suy nghĩ, trạng thái và hành động.
Văn hóa là sự kết hợp của những sự kiện lịch sử được chia sẻ, những mong đợi, những luật định và những thói quen xã hội mà nó tạo ra các hành vi. Nó là một loạt các niềm tin mà nó ảnh hưởng tới hành động và thơng tin của tất cả nhân viên. Trong bất kỳ tình huống nào khi phải đối phó với những lỗi lầm hoặc giải quyết một cuộc khủng hoảng quan trọng, văn hóa chính là yếu tố chính tạo ra động lực để học hỏi từ những lỗi lầm đó và tạo ra những thực hành tốt trong tổ chức. Văn hóa khơng chỉ là một yếu tố khuyến khích mọi thành viên trong cơng ty làm việc mà cịn giúp làm việc hiệu quả hơn (Hasanali, 2002).
Grabowski và Roberts (1999) đề nghị rằng quy trình quản trị rủi ro yêu cầu sự kết hợp của nền văn hóa cho phép mọi người có thể xây dựng những nhu cầu và sự tin cậy. Trong những tình huống cụ thể, tinh thần đội nhóm sẽ xây dựng nên những hành vi như là sự chia sẻ những niềm tin cá nhân, điều hành các cuộc họp để quản lý thành công.
Tầm quan trọng của các yếu tố văn hóa tổ chức trong việc thực thi hiệu quả quy trình quản trị rủi ro là những kiến thức được chuyển giao từ những cá nhân, trao đổi các ý tưởng và chia sẻ các kiến thức với một người khác. Bên cạnh đó, văn hóa tổ chức cũng tạo ra những cá nhân được khuyến khích để phát triển những ý tưởng, kiến thức và giải pháp mới.