Thang đo Sự cam kết và hỗ trợ từ các quản lý cấp cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tại vinamilk (Trang 48)

Ký hiệu Nội dung

CK1 Thiết lập một tổ chức có quyền lực thật sự về quản trị rủi ro

CK2 Mức độ tham gia vào việc thiết lập quy trình quản trị rủi ro của quản lý cấp cao

CK3 Sự phân cấp, phân quyền trong quá trình ra quyết định

CK4 Chế độ lương thưởng gắn kết lợi ích của quản lý cấp cao với quản trị rủi ro 3.2.2.2 Thang đo Quá trình trao đổi, thơng tin và tham vấn

Q trình trao đổi, thơng tin và tham vấn được ký hiệu là TT và được đo lường bằng 3 biến quan sát, ký hiệu từ TT1 đến TT3. Thang đo này dựa vào thang đo của Ranong và Phuengam (2009) và Yaraghi N (2010) và có điều chỉnh từ kết quả nghiên cứu định tính:

Bảng 3.2. Thang đo Q trình trao đổi, thơng tin và tham vấn

Ký hiệu Nội dung

TT1 Thơng tin rủi ro được truyền tải đầy đủ, chính xác và kịp thời

TT2 Thông tin rủi ro được báo cáo thơng suốt cho đúng cấp có thẩm quyền

TT3 Sự tham vấn ý kiến thường xuyên với cấp trên trong đánh giá rủi ro và đưa ra kế hoạch hành động

3.1.2.3 Thang đo Các yếu tố văn hóa tổ chức

Các yếu tố văn hóa của tổ chức được ký hiệu là VH và được đo lường bằng 3 biến quan sát, ký hiệu từ VH1 đến VH3. Thang đo này dựa vào thang đo của Ranong và Phuengam (2009) và Rossiter (2001) và Yaraghi N (2010) và có điều chỉnh từ kết quả nghiên cứu định tính

Bảng 3.3. Thang đo Các yếu tố văn hóa tổ chức

Ký hiệu Nội dung

VH1 Mức độ khuyến khích của tổ chức về thay đổi văn hóa cũ để thích ứng với việc phát triển quản trị rủi ro

VH2 Mức độ nhận thức, trao đổi ý tưởng và chuyển giao kiến thức quản trị rủi ro trong tổ chức

VH3 Tính tuân thủ của con người đối với quy trình quản trị rủi ro

3.2.2.4 Thang đo Việc đào tạo/huấn luyện các kiến thức quản trị rủi ro

Việc đào tạo/huấn luyện các kiến thức quản trị rủi ro được ký hiệu là DT và được đo lường bằng 3 biến quan sát, ký hiệu từ DT1 đến DT3. Thang đo này dựa vào thang đo của Ranong và Phuengam (2009) và Yaraghi N (2010) và có điều chỉnh từ kết quả nghiên cứu định tính:

Bảng 3.4. Thang đo đào tạo huấn luyện các kiến thức quản trị rủi ro

Ký hiệu Nội dung

DT1 Khả năng tiếp cận các chương trình đào tạo quản trị rủi ro của tất cả nhân viên thực hiện nhiệm vụ quản trị rủi ro

DT2 Năng lực của đội ngũ nhân sự đào tạo về quản trị rủi ro

DT3 Tính đa dạng và phù hợp của nội dung chương trình đào tạo

3.2.2.5 Thang đo Hiệu quả của quy trình quản trị rủi ro

Hiệu quả của quy trình quản trị rủi ro được ký hiệu là HQ và được đo lường bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ HQ1 đến HQ4. Thang đo này dựa vào thang đo của Ranong và Phuengam (2009) và Gibson (2012) và có điều chỉnh từ kết quả nghiên cứu định tính:

Bảng 3.5. Thang đo hiệu quả của quản trị rủi ro

Ký hiệu Nội dung

HQ1 Quy trình quản trị rủi ro đáp ứng việc nhận diện các rủi ro đầy đủ, kịp thời

HQ2 Quy trình quản trị rủi ro đáp ứng việc đánh giá mức độ rủi ro, từ đó có những phương án ứng phó rủi ro phù hợp

HQ3 Quy trình quản trị rủi ro đáp ứng việc đưa ra quyết định quan trọng bằng cách cung cấp các thông tin rủi ro cần thiết

HQ4 Quy trình quản trị rủi ro cho phép mỗi người ở mỗi vị trí khác nhau nhận thức được mức chấp nhận rủi ro tương ứng với quyền hạn và trách nhiệm của mình

3.2 Tóm tắt Chương 3

Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu cho đề tài này là phương pháp nghiên cứu định lượng với giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính với kỹ thuật thảo luận tay đôi nhằm điều chỉnh thang đo nháp cho phù hợp với thực tế tại Vinamilk. Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng với kỹ thuật thu thập thơng tin trực tiếp qua bảng câu hỏi. Kích thước mẫu được xác định là 70 mẫu, dữ liệu sau khi thu thập sẽ được phân tích thơng qua các cơng cụ: Đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số Cronbach’ alpha và phân tích nhân tố EFA; Phân tích hồi quy bội. Chương này cũng đưa ra thang đo chính thức sau khi điều chỉnh thang đo nháp cho phù hợp với thực tế tại Vinamilk để đưa vào nghiên cứu chính thức.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Mô tả thống kê mẫu:

Thời điểm bắt đầu gửi bảng câu hỏi là ngày 10/09/2013 và kết thúc vào ngày 20/09/2013. Sau khi các trả lời được phản hồi bằng email, tiến hành tổng hợp dữ liệu. Đã nhận được 70 câu trả lời từ các nhân sự có liên quan. Chương trình thống kê được sử dụng là phần mềm thống kê SPSS phiên bản 16.0

Kết quả thống kê Lĩnh vực làm việc, Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị rủi ro và Vị trí cơng việc của các đối tượng khảo sát cho thấy rằng đối tượng khảo sát đến từ tất cả các lĩnh vực, nổi trội là lĩnh vực Sản xuất (25,7%); Dự án (21,4%); Nhân sự (18,6%), tiếp theo là Chuỗi cung ứng (15,7%); Tài chính (11,4%) và Quản trị rủi ro (7,1%). Có thể thấy rằng các hoạt động sản xuất, dự án là những hoạt động mang tính chất đặc thù của doanh nghiệp sản xuất như Vinamilk, nên số lượng nhân sự cho mảng này khá lớn. Các lĩnh vực khác chủ yếu tập trung tại Văn phịng Cơng ty.

Nhân viên có kinh nghiệm về quản trị rủi ro tại Công ty chủ yếu có kinh nghiệm dưới 2 năm (65,7%), từ 2 năm đến dưới 4 năm (25,7%) và trên 4 năm (8,6%). Mặc dù việc quản trị rủi ro là một hoạt động không thể thiếu trong hoạt động hàng ngày nhưng việc đưa vào áp dụng chính thức quy trình quản trị rủi ro cũng cịn khá mới, do đó tỷ lệ này tương đối phù hợp.

Nhân viên nghiệp vụ là đối tượng trả lời khảo sát chiếm tỷ trọng lớn (41,4%), tiếp đó là cấp quản lý (15,7%), điều phối viên (12,9%), tiếp theo là nhân viên quản trị rủi ro chuyên trách (11,4%), chuyên gia (10%) và Chủ sở hữu (8,6%). Đối tượng này chủ yếu thuộc phân lớp 1 và phân lớp 2 trong cơ cấu. Những đối tượng chiếm tỷ trọng lớn là những đối tượng thường xuyên thực hiện công tác quản trị rủi ro liên quan tới quy trình quản trị rủi rotrong thực tế tác nghiệp công việc của họ. Chỉ có một số ít các chủ sở hữu trả lời khảo sát bởi các chủ sở hữu trong cơng ty

tương đối ít, họ được giao quyền và trách nhiệm giải trình về quản trị rủi ro trong lĩnh vực phụ trách. Kết quả thống kê chi tiết sẽ được trình bày tại Phụ lục C.

4.2 Phân tích sơ bộ thang đo thông qua phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach’s anpha và phân tích EFA

Độ tin cậy của thang đo được kiểm định thông qua hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố EFA. Đối với nghiên cứu này, những nhân tố nào có hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0.6 được xem là thang đo có độ tin cậy và được giữ lại.

Sau khi phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha thực hiện phân tích nhân tố. Những biến nào có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại để đảm bảo tính hồn chỉnhcủa thang đo. Phương pháp trích được sử dụng là phân tích nhân tố chính (Principal component analysis) và phương pháp quay quanh trục tọa độ là Varimax with Kaiser Normalization (chuẩn Kaiser).

4.2.1 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha:

Thang đo yếu tố Sự cam kết và hỗ trợ từ các quản lý cấp cao có hệ số Cronbach’s alpha chấp nhận được là 0.756. Nếu bỏ đi bất cứ biến nào trong nhân tố này thì hệ số alpha đều giảm. Với hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.4 nên tất cả các biến đều được giữ lại vì chúng đảm bảo độ tin cậy của thang đo.

Thang đo yếu tố Quá trình trao đổi, thông tin và tham vấn có hệ số Cronbach’s alpha chấp nhận được là 0.679. Nếu bỏ đi biến TT1 trong nhân tố này thì hệ sốalpha tăng lên. Tuy nhiên, vì mức alpha này có thể chấp nhận được nên vẫn giữ lại và sẽ làm rõ trong phần phân tích nhân tố EFA. Với hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.4 nên tất cảcác biến đều được giữ lại vì chúng đảm bảo độ tin cậy của thang đo.

Thang đo yếu tố Các yếu tố của văn hóa tổ chứccó hệ số Cronbach’s alpha chấp nhận được là 0.780. Nếu bỏ đi bất cứ biến nào trong nhân tố này thì hệ sốalpha đều giảm. Tất cả các biến đều được giữ lại vì hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.4.

Thang đo yếu tố Đào tạohuấn luyện kiến thức quản trị rủi ro có hệ số Cronbach’s alpha chấp nhận được là 0.905. Nếu bỏ đi bất cứ biến nào trong nhân tố này thì hệ sốalpha đều giảm. Tất cả các biến đều được giữ lại vì hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.4.

Thang đo Hiệu quả của quy trình quản trị rủi rocó hệ số Cronbach’s alpha chấp nhận được là 0.613. Tuy nhiên hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát HQ4 nhỏ hơn 0.4 và nếu loại bỏ biến này hệ số Cronbach’s alpha sẽ tăng lên 0.671, do đó tiến hành loại bỏ biến này khỏi thang đo và kiểm tra lại độ tin cậy. Kết quả cho thấy độ tin cậy tăng lên 0.671 và hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát đều lớn hơn 0.4.

Như vậy, sau khi phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha, thang đo các yếu tố đều được giữ lại. Thang đo Hiệu quả của quy trình quản trị rủi ro loại bỏ biến HQ4.

Bảng 4.1. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo

STT Thang đo Hệ số Cronbach’s Alpha Số biến quan sát

1 Sự cam kết và hỗ trợ từ các quản lý cấp cao

0,756 4

2 Q trình trao đổi, thơng tin và

tham vấn 0,679 3

3 Các yếu tố của văn hóa tổ

chức 0,780 3

4 Đào tạo/huấn luyện kiến thức quản trị rủi ro

0,905 3

5 Hiệu quả của quy trình quản trị rủi ro

Bảng 4.2. Kết quả phân tích độ tin cậy nếu loại biến

Thang đo trung bình nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến Sự cam kết và hỗ trợ từ các quản lý cấp cao

CK1 11,81 1,864 0,552 0,719

CK2 11,96 2,071 0,633 0,653

CK3 12,19 2,472 0,540 0,711

CK4 12,34 2,489 0,541 0,711

Q trình trao đổi, thơng tin và tham vấn

TT1 8,34 1,330 0,402 0,696

TT2 8,39 ,994 0,595 0,437

TT3 8,41 1,290 0,494 0,586

Các yếu tố của văn hóa tổ chức

VH1 8,11 1,668 0,648 0,688

VH2 7,89 1,233 0,736 0,561

VH3 7,86 1,573 0,503 0,831

Đào tạo huấn luyện kiến thức quản trị rủi ro

DT1 7,90 1,657 0,838 0,844

DT2 7,81 1,777 0,849 0,830

DT3 7,94 2,113 0,761 0,907

Hiệu quả của quy trình quản trị rủi ro

HQ1 8,19 ,791 0,553 0,486

HQ2 8,03 1,159 0,438 0,635

HQ3 8,39 1,081 0,482 0,581

Kết quả chi tiết phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha được đề cập tại Phụ lục D.

4.2.2 Phân tích nhân tố EFA:

Phân tích nhân tố EFA sẽ giúp xem xét khả năng rút gọn số lượng biến quan sát và kiểm định lại lần nữa các biến trong từng yếu tố có thực sự đáng tin cậy và có độ kết dính như chúng đã thể hiện ở phần xác định hệ số Cronbach’s alpha. Tương tự nó cũng giúp kiểm tra xem 4 yếu tố đã xây dựng ban đầu có thực sự ảnh hưởng đến ‘hiệu quả của quy trình quản trị rủi ro’ và có độ kết dính cao hay khơng.

4.2.2.1. Phân tích EFA các biến độc lập

Trước khi tiến hành phân tích, kiểm tra việc dùng phương pháp này có phù hợp hay khơng thơng qua tính hệ số KMO and Bartlett’s Test. Trị số của KMO trong trường hợp này là 0.681 và Sig. của Bartlett’s Test nhỏ hơn 1/1000 cho thấy 13 biến này có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố.

Phương pháp trích trong phân tích nhân tố của nghiên cứu này là phương pháp phân tích nhân tố chính (Principal component analysis) với giá trị trích Eigenvalue lớn hơn 1. Điều này có nghĩa là chỉ những nhân tố được trích ra có giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mơ hình phân tích.

Bảng kết quả phân tích nhân tố cho thấy có tất cả 13 biến nhưng chỉ có 5 nhân tố có Eigevevalue lớn hơn 1. Năm biến này sẽ được giữ lại tiếp tục phân tích. Với 5 nhân tố này sẽ giải thích được 63.742% biến thiên của dữ liệu (% của phương sai). Tỷ lệ này khá cao trong phân tích nhân tố.

Bảng 4.3. Tổng phương sai giải thích lần 1

Nhân tố

Phương sai tổng từng nhân tố

ban đầu Tổng trích trọng số bình phương Xoay tổng bình phương trọng số Tổng % Phương sai % Lũy kế Tổng % Phương sai % Lũy kế Tổng % Phương sai % Lũy kế

1 2,978 22,908 22,908 2,978 22,908 22,908 2,302 17,705 17,705 2 1,675 12,884 35,792 1,675 12,884 35,792 1,809 13,919 31,624 3 1,440 11,077 46,870 1,440 11,077 46,870 1,543 11,870 43,494 4 1,183 9,100 55,970 1,183 9,100 55,970 1,454 11,185 54,679 5 1,010 7,772 63,742 1,010 7,772 63,742 1,178 9,062 63,742 6 0,882 6,782 70,524

Phương pháp phân tích nhân tố chính (PCA)

Nhìn vào hệ số tải nhân tố ở ma trận nhân tố (Componet matrix) khó có thể thấy được những biến nào giải thích nhân tố nào, do vậy cần phải xoay các nhân tố. Phương pháp xoay là Varimax procedure, xoay nguyên góc nhân tố để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố. Những biến có hệ số tải lớn hơn 0.5 mới được sử dụng để giải thích một nhân tố nào đó.

Bảng 4.4. Phân tích EFA lần 1 Biến độc Biến độc lập 1 2 Nhân tố 3 4 5 CK1 0,604 -0,016 0,247 0,338 0,295 CK2 0,683 0,067 0,244 0,312 0,153 CK3 0,806 0,003 0,122 -0,163 2,808E-7 CK4 0,822 0,098 -0,114 0,106 -0,066 TT1 0,057 0,280 0,378 0,206 0,164 TT2 0,236 0,224 0,655 -0,106 0,014 TT3 0,005 -0,159 0,847 -0,043 0,017 VH1 -0,039 0,685 0,258 0,076 0,024 VH2 0,023 0,798 -0,115 0,127 0,250 VH3 0,117 0,053 0,074 -0,070 0,896 DT1 0,196 0,714 -0,028 -0,058 -0,375 DT2 0,179 0,151 0,067 0,703 -0,156 DT3 0,010 0,003 -0,120 0,791 0,072

Sau khi xoay các nhân tố, sự tập trung của các biến theo từng nhân tố đã hiện rõ ràng. Trong đó:

- Nhân tố đầu tiên là toàn bộ các biến Sự cam kết và hỗ trợ từ quản lý cấp cao.

- Nhân tố thứ hai là các biến yếu tố của văn hóa tổ chức, trừ biến Sự tuân thủ nghiêm ngặt quy trình quản trị rủi ro (VH3) và bổ sung biến Nhân viên thực hiện nhiệm vụ quản trị rủi ro có thể tham gia các chương trình đào tạo quản trị rủi ro một cách dễ dàng (DT1)

- Nhân tố thứ ba là các biến Q trình trao đổi, thơng tin và tham vấn, trừ biến Thông tin rủi ro được thông báo một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời (TT1)

- Nhân tố thứ tư là các biến Đào tạo huấn luyện các kiến thức quản trị rủi ro trừ biến Nhân viên thực hiện nhiệm vụ quản trị rủi ro có thể tham gia các chương trình đào tạo quản trị rủi ro một cách dễ dàng đã đưa vào nhân tố thứ hai (DT1).

- Nhân tố thứ năm là biến Sự tuân thủ nghiêm ngặt quy trình quản trị rủi ro (VH3)

Đối với các biến thuộc nhân tố Quá trình trao đổi thông tin và tham vấn, biến Thông tin rủi ro được thơng báo một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 ở tất cả năm nhân tố được trích ra. Ở phần phân tích Cronbach Alpha đã do dự khơng loại biến này thì ở phần phân tích nhân tố này, đã có đủ cơ sở để loại biến này ra khỏi thang đo.

Nhân tố các yếu tố của văn hóa tổ chức có sự phân hóa rõ rệt. Tạm đặt tên cho nhân tố thứ năm là sự tuân thủ. Tuy nhiên nhân tố này chỉ có 1 biến quan sát, và không phải là biến cần được nghiên cứu theo phạm vi của nghiên cứu này, tiến hành loại bỏ biến này và phân tích nhân tố lần 2. Kết quả phân tích nhân tố lần này cho ra bốn nhân tố với khả năng giải thích của bốn nhân tố này là 63,499%. Một tỷ lệ chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tại vinamilk (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)