Sự cam kết và hỗ trợ từ các quản lý cấp cao
Hiệu quả của quản trị rủi ro Q trình trao đổi, thơng tin và tham
vấn
Các yếu tố văn hóa của tổ chức
Đào tạo/huấn luyện các kiến thức quản trị rủi ro
H1
H2 H3
Các giả thuyết
H1: Sự cam kết và hỗ trợ từ các quản lý cấp cao có quan hệ đồng biến đến hiệu quả quản trị rủi ro.
H2: Q trình trao đổi, thơng tin và tham vấn có quan hệ đồng biến đến hiệu quả quản trị rủi ro
H3: Các yếu tố văn hóa tổ chức có quan hệ đồng biến đến hiệu quả quản trị rủi ro H4: Đào tạo huấn luyện các kiến thức về quản trị rủi ro có quan hệ đồng biến đến hiệu quả quản trị rủi ro.
2.5 Thực tiễn quản trị rủi ro tại Vinamilk
2.5.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vinamilk
Lịch sử 37 năm hình thành và phát triển của Vinamilk được khái quát qua 14 cột mốc chính như sau:
Bảng 2.1. Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của Vinamilk
STT Năm Lịch sử - Sự kiện
1 1976 Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Công nghiệp thực phẩm miền Nam, với 3 đơn vị trực thuộc là các NM Sữa Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac.
4 1991 Cuộc “cách mạng trắng” khởi đầu hình thành chương trình xây dựng vùng nguyên liệu sữa tươi. Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT và sữa chua tại thị trường Việt Nam.
6 1994 Trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam, Công ty xây dựng NMS Hà Nội. Ngày 7/10/1994, Công ty thành lập Chi nhánh tại Hà Nội, quản lý kinh doanh các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc.
7 1996 Liên doanh với Xí nghiệp đơng lạnh Thủy sản Quy Nhơn thành lập Xí nghiệp liên doanh Sữa Bình Định, mở đầu cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường miền Trung. Tháng 5/1996, Công ty thành lập chi nhánh Đà Nẵng, quản lý kinh doanh các tỉnh thuộc khu vực miền Trung.
8 1998 Để mở rộng và phát triển việc kinh doanh các sản phẩm Vinamilk tại các tỉnh miền Tây Nam bộ, Công ty thành lập Chi nhánh Cần Thơ.
9 2003 Tháng 12, Cơng ty hồn tất cổ phần hóa, có tên gọi mới là Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam.
10 2006 Ngày 19/1/2006, Vinamilk lên sàn giao dịch thị trường chứng khoán TPHCM. 50.01% vốn điều lệ của Công ty do Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước nắm giữ.
Tháng 6/2006, khánh thành Phòng khám đa khoa An Khang tại TP.HCM. Tháng 11/2006 khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua trang trại bò
sữa Tuyên Quang với khoảng 1.400 con bò sữa.
11 2010 Vinamilk thực hiện chiến lược đầu tư ra nước ngoài bằng việc liên doanh xây dựng một nhà máy chế biến sữa tại New Zealand với vốn góp 10 triệu USD, chiếm 19.2% vốn điều lệ. Công ty được Forbes Asia vinh danh và trao giải thưởng Top 200 Doanh nghiệp xuất sắc nhất khu vực châu Á.
12 2011 Đầu tư 3 nhà máy lớn với tổng vốn hơn 4.500 tỷ đồng (NM Dielac 2, NM Đà Nẵng, NM Mega). Tháng 12/2011, khai trương nhà máy chế biến bột sữa Miraka đặt tại trung tâm Đảo Bắc ở New Zealand. Doanh thu cả năm 2011 của Vinamilk vượt trên mốt 1 tỷ USD (22.279 tỷ đồng), nộp ngân sách nhà nước 2.400 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 140 triệu USD.
STT Năm Lịch sử - Sự kiện
13 2012 Công ty phối hợp với Tổng cục môi trường thành lập “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam”, hướng về môi trường, kêu gọi cộng đồng cùng tham gia trồng cây xanh. Tháng 3/2012, lần đầu tiên tạp chí Forbes đã bình chọn nữ doanh nhân Việt Nam – Bà Mai Kiều Liên là 1 trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á. Tháng 5/2012, Corporate Governance Asia bình chọn Bà là người “Lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc nhất châu Á”.
14 2013 Cơng ty chính thức đưa vào vận hành Nhà máy sữa bột Việt Nam và Nhà máy Sữa Việt Nam với công suất nhà máy sữa bột lên tới 54.000 tấn/năm, được đầu tư công nghệ hiện đại nhất thế giới do Tập đoàn GEA và các hãng hàng đầu thế giới thuộc nhóm G7, EU, Nhật. Cơng suất Nhà máy sữa Việt Nam đạt 400 triệu lít sữa/năm cho giai đoạn 1 và 800 triệu lít sữa/năm cho giai đoạn 2.
(Nguồn : Bản tin nội bộ Vinamilk, năm 2013)
2.5.2. Các lĩnh vực hoạt động chính và mục tiêu chiến lược 2013-2017
Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của Cơng ty bao gồm:
- Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa, sữa đậu nành, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa, nước giải khát.
- Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh) và ngun liệu.
- Chăn ni bị sữa, trồng trọt và chăn nuôi hỗn hợp, mua bán động vật sống
- Kinh doanh kho bến bãi, kinh doanh vận tải bằng ô tô, bốc xếp hàng hóa. Mục tiêu chiến lược 2013 – 2017:
Tài chính:
Đạt mức doanh số để trở thành một trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới, với mục tiêu trong giai đoạn 2013 -2017 đạt mức doanh số 3 tỷ USD.Duy trì việc phân chia cổ tức hàng năm cho các Cổ đơng.
Là doanh nghiệp có sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý và hệ thống phân phối tốt nhất Việt nam.
Quản trị doanh nghiệp:
Trở thành doanh nghiệp có cơ cấu, quản trị điều hành chuyên nghiệp được công nhận.Trở thành một doanh nghiệp có mơi trường làm việc mà tại đó nhân viên có thể phát huy tốt nhất khả năng, đóng góp vào thành tựu chung và trở thành một trong các doanh nghiệp hàng đầu mà nhân viên đánh giá là lý tưởng để làm việc.
2.5.3. Hệ thống quản trị rủi ro tại Vinamilk
Vinamilk áp dụng hệ thống quản trị rủi ro từ cuối năm 2009 với việc thiết kế cơ cấu quản trị rủi ro và các quy trình quản trị rủi ro cho các hoạt động chính của Cơng ty. Nội dung của hệ thống quản trị rủi ro tại Vinamilk:
2.5.3.1.Cơ cấu quản trị rủi ro và nguồn lực nhân sự