2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của quản trị rủi ro
2.3.6 Hiệu quả của quản trị rủi ro
Quy trình quản trị rủi ro được thực hiện hiệu quả là một quy trình liên tục của việc đánh giá, giảm thiểu và lập kế hoạch dự phòng cho các rủi ro (Boehm, 1989). Quy trình quản trị rủi ro hiệu quả là rất quan trọng. Một quy trình quản trị rủi ro hiệu quả sẽ cải thiện việc ra quyết định dựa trên các rủi ro, giảm tổn thất tài chính và tăng lợi nhuận từ các khoản đầu tư. Mục tiêu của quy trình quản trị rủi ro là tối đa hóa tiềm năng của thành công và giảm thiểu khả năng thiệt hại tương lai (Anderson và Terp, 2006). Ngồi ra, việc thực hiện hiệu quả quy trình quản trị rủi ro còn cải thiện sự phân bổ nguồn lực và thông tin liên lạc với các bên liên quan và giảm những rủi ro tuân thủ về quy định.
Hiệu quả của việc thực hiện quy trình quản trị rủi ro được đánh giá dựa trên ba khía cạnh về con người, quy trình và hệ thống (KPMG, 2012). Theo đó:
- Khía cạnh con người là sự phân cơng trách nhiệm quyền hạn và vai trị một cách chính thức, có ý thức cao và có sự kết nối với nhau trong quy trình. - Khía cạnh quy trình là có định nghĩa rõ ràng về rủi ro, có sự rà sốt, nhận
diện, đánh giá và báo cáo rủi ro định kỳ cũng như sự tích hợp quản trị rủi ro vào các quy trình hoạt động thực tế.
- Khía cạnh hệ thống là sự tự động hóa thể hiện ở các cảnh báo sớm về rủi ro hoặc sự hỗ trợ bởi phần mềm, và quản trị rủi ro hướng về tương lai.
Để đánh giá hiệu quả của việc thực hiện quản trị rủi ro Steven Minsky (2012) đã đưa ra các tiêu chí xác định tính hiệu quả và một số chỉ tiêu đo lường cụ thể như: Số lượng rủi ro được xác định; Tỷ lệ các q trình hoạt động chính tham gia đánh giá rủi ro; Tỷ lệ các rủi ro chính được giảm nhẹ; Tỷ lệ rủi ro chính được theo dõi và giám sát. Việc đánh giá rủi ro thường xuyên cho phép tổ chức có thể phát hiện ra mức độ đe dọa gia tăng và những rủi ro mới đang nổi lên để có sự ứng phó phù hợp.
Một hệ thống quản trị rủi ro kém hiệu quả thể hiện qua những yếu tố sau đây (KPMG, 2012):
- Doanh nghiệp khơng xây dựng chính sách quản lý rủi ro
- Doanh nghiệp không thực hiện những nỗ lực để ngăn chặn rủi ro - Khơng có người chịu trách nhiệm quản lý rủi ro trong doanh nghiệp - Quản lý rủi ro không được xác định là vấn đề ưu tiên của doanh nghiệp - Khơng có khn khổ đánh giá rủi ro thống nhất trong doanh nghiệp - Doanh nghiệp không gắn kết quản trị rủi ro với những quy trình hay
chuỗi giá trị của doanh nghiệp
- Khơng có sự đồng nhất trong cách diễn đạt ngôn ngữ rủi ro trong doanh nghiệp, thiếu sự trao đổi thông tin về rủi ro trong doanh nghiệp
- Phân công trách nhiệm không phù hợp.
Như vậy, có thể tóm tắt hiệu quả của việc thực hiện quy trình quản trị rủi ro chính là giá trị mà quy trình quản trị rủi ro mang lại cho tổ chức, cải tiến quy trình ra quyết định, nhận diện sớm được các rủi ro, đề ra kế hoạch ứng phó phù hợp để đạt được các mục tiêu hoạt động của các hoạt động cụ thể của tổ chức.