2.5 Thực tiễn quản trị rủi ro tại Vinamilk
2.5.3. Hệ thống quản trị rủi ro tại Vinamilk
Vinamilk áp dụng hệ thống quản trị rủi ro từ cuối năm 2009 với việc thiết kế cơ cấu quản trị rủi ro và các quy trình quản trị rủi ro cho các hoạt động chính của Cơng ty. Nội dung của hệ thống quản trị rủi ro tại Vinamilk:
2.5.3.1.Cơ cấu quản trị rủi ro và nguồn lực nhân sự
Hình 2.3. Cơ cấu quản trị rủi ro Vinamilk
(Nguồn : Báo cáo thường niên Vinamilk 2013, trang 79)
- Phân lớp 1: bao gồm Chủ sở hữu rủi ro là Tổng Giám đốc, Giám đốc điều
hành các Khối, các chuyên gia ngành quản lý thường xuyên các rủi ro kinh doanh của Công ty.
- Phân lớp 2: bao gồm Phịng Kiểm sốt nội bộ và quản lý rủi ro, là phòng
chuyên trách kiểm tra và phân tích rủi ro từ nhiều nguồn khác nhau.
- Phân lớp 3: bao gồm Hội đồng quản trị, Tiểu ban Quản lý rủi ro, chịu trách
nhiệm cuối cùng trước cổ đông, đảm bảo rằng rủi ro được quản lý một cách phù hợp.
- Phân lớp 4: bao gồm Ban Kiểm soát, Kiểm toán nội bộ, cung cấp sự đảm
bảo độc lập để xác thực thông tin về rủi ro và hiệu quả của các hoạt động kiểm sốt.
2.5.3.2.Chính sách quản trị rủi ro
Để tuyên bố về các quan điểm và nguyên tắc quản trị rủi ro của mình, Vinamilk ban hành Chính sách quản trị rủi ro. Trong đó, Cơng ty đề cập đến các ngun tắc chính, cơ cấu cũng như quy trình quản trị rủi ro áp dụng tại Công ty, các nguyên tắc bao gồm:
Thứ nhất, là quan điểm về rủi ro. Rủi ro là tất cả những điều khơng chắc chắn mà có ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu. Do đó, trong việc nhận diện rủi ro, chú trọng vào hai khía cạnh là:khơng chắc chắn và có ảnh hưởng đến mục tiêu.
Thứ hai, là nguyên tắc quản trị rủi ro không phải là tránh rủi ro. Quản trị rủi ro khơng phải để tạo ra văn hóa tránh né rủi ro. Thực tế, quản trị rủi ro hướng đến việc khía cạnh ngược lại là tăng cường khả năng kiểm sốt, ứng phó với rủi ro để có sự sẵn sàng và năng lực để vượt qua rủi ro trên con đường hướng đến mục tiêu.
Thứ ba, là nguyên tắc một hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả không chỉ là những quy trình và biểu mẫu mà đó là sự thay đổi trong quan niệm và hành xử. Quản trị rủi rođược triển khai khơng phải với mục đích tạo ra thêm các cơng việc thủ tục biểu mẫu. Quản trị rủi ro là trách nhiệm của mỗi người ở tất cả các cấp độ. Mỗi thành viên đều phải chịu trách nhiệm quản trị rủi ro trong phạm vi cơng việc của mình với mức chấp nhận rủi ro tương ứng.
Thứ tư, quản trị rủi rokhơng phải là một q trình đơn lẻ. Nó phải được tích hợp vào các q trình trọng yếu của Công ty, như: lập kế hoạch chiến lược, xác định mục tiêu Công ty, quản lý các sự thay đổi (về cấu trúc hoạt động, môi trường kinh doanh, áp dụng các hệ thống mới, …), thực hiện đầu tư các dự án/ quyết định kinh doanh mới…
THIẾT LẬP BỐI CẢNH G IÁM SÁ T V À X E M X É T T H Ô N G T IN V À T H A M V Ấ N ĐÁNH GIÁ RỦI RO NHẬN DIỆN RỦI RO PHÂN TÍCH RỦI RO ĐÁNH GIÁ RỦI RO ỨNG PHÓ RỦI RO
Thứ năm, quản trị rủi rolà một quá trình liên tục. Quản trị rủi rocần phải được duy trì và cải tiến để phù hợp với nhu cầu và môi trường hoạt động của Cơng ty. Các chương trình Quản trị rủi rophải được rà sốt theo định kỳ (ít nhất là hàng năm) để đảm bảo sự phù hợp với nhu cầu của Công ty và các thực hành tiên tiến trong ngành.
Quy trình Quản trị rủi rốp dụng tại Cơng ty bao gồm các bước chính như sau:
Hình 2.4. Quy trình quản trị rủi ro tại Vinamilk
Các quy trình quản trị rủi ro tại Cơng ty tn thủ theo các bước cơ bản của quy trình quản trị rủi ro được tuyên bố trong chính sách. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng đặc điểm riêng của các lĩnh vực có một số các khác biệt như sau:
2.5.3.3.Quy trình quản trị rủi ro chất lượng sản phẩm
Rủi ro chất lượng sản phẩm được quản lý bởi Khối Sản xuất và phát triển sản phẩm. Trong đó, những khía cạnh của rủi ro chất lượng sản phẩm được quan tâm là:
- Nghiên cứu và phát triển: Phạm vi quản trị rủi ro liên quan đến các hoạt động tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng các cơ hội của thị trường. Đánh giá các yếu tố bao gồm nhưng không giới hạn ở việc xây dựng các dự án, hoạch định
thiết kế, chất lượng sản phẩm, bảo mật thơng tin, sở hữu trí tuệ, quản lý nhà cung cấp, các cam kết bảo mật, cam kết chống cạnh tranh.
- Sản xuất: Phạm vi quản trị rủi ro liên quan đến cơng việc kiểm sốt hoạt động sản xuất đáp ứng mục tiêu và kế hoạch sản xuất, chất lượng sản phẩm. Đánh giá các yếu tố bao gồm nhưng khơng giới hạn ở kiểm sốt trước sản xuất, kiểm soát trong sản xuất và kiểm soát sau sản xuất.
- Khủng bố và các hoạt động phá hoại: Phạm vi quản trị rủi ro liên quan đến các hoạt động đảm bảo khả năng phục hồi và duy trì hoạt động kinh doanh trong trường hợp có sự gián đoạn do hồn cảnh vật lý hay tự nhiên hay con người như khủng bố, đình cơng…
- Sức khỏe và an toàn: Phạm vi quản trị rủi ro liên quan đến việc tuân thủ các quy định của pháp luật về sức khỏe và an toàn. Các yếu tố đánh giá bao gồm nhưng khơng giới hạn ở trang thiết bị, phịng cháy chữa cháy, hoạt động y tế.
- Môi trường: Phạm vi quản trị rủi ro liên quan đến việc tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường và các quy định về tiêu chuẩn liên quan (khói bụi, tiếng ồn…)
2.5.3.4.Quy trình quản trị rủi ro dự án
Rủi ro dự án được quản lý bởi Khối Dự án. Quản trị rủi ro dự án được tích hợp vào trong các hoạt động triển khai đầu tư, xây dựng các nhà máy, mua sắm các máy móc thiết bị của Cơng ty.
Những khía cạnh của quản trị rủi ro dự án:
- Tài sản, nhà máy, máy móc thiết bị: Phạm vi quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng, mua sắm các tài sản cố định hữu hình đáp ứng mục tiêu kinh doanh của Công ty. Các yếu tố đánh giá bao gồm việc thiết kế, xây dựng các dự án, triển khai công tác đầu tư, quản lý công nghệ, quản lý ngân sách, theo dõi tiến độ đáp ứng các sự kiện quan trọng.
2.5.3.5.Quy trình quản trị rủi ro nguồn nhân lực
Rủi ro nguồn nhân lực được quản lý bởi Phòng Nhân sự. Quản trị rủi ronhân sự được thực hiện dưới các góc độ là:
- Tuyển dụng: Phạm vi quản trị rủi ro liên quan đến các hoạt động thu hút, tuyển dụng nhân sự. Các giai đoạn đánh giá bao gồm các khâu xác định nhu cầu tuyển dụng, thực hiện tuyển dụng và đánh giá hiệu quả sau tuyển dụng.
- Đào tạo và phát triển: Phạm vi quản trị rủi ro liên quan đến đến khả năng phát triển và nâng cao kỹ năng của nhân viên, thể hiện thông qua:
Năng lực của nhân viên không đáp ứng với yêu cầu.
Công tác đào tạo, phát triển nhân viên không hiệu quả, không đáp ứng nhu cầu.
- Lộ trình phát triển nghề nghiệp và thăng tiến nhân viên: Phạm vi quản trị rủi ro liên quan đến các hoạt động tạo ra và thực hiện một kế hoạch hiệu quả cho các vị trí điều hành cấp cao và vị trí chủ chốt khác và nhân viên trong tổ chức, thể hiện qua:
Thiếu các kế hoạch dự phịng cho các vị trí quan trọng.
Thiếu các chính sách về lộ trình nghề nghiệp, phát triển nhân viên.
- Giữ người: Phạm vi quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động giữ lại các nguồn lực nhân sự để tối ưu hóa thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Các giai đoạn đánh giá bao gồm các khâu phân tích, xác định các vị trí quan trọng , giám sát tốc độ biến động nhân viên và xác định các chính sách, kế hoạch ứng phó.
- Chính sách trả lương và phúc lợi: Phạm vi quản trị rủi ro liên quan tới chính sách lương, thu nhập và phúc lợi không phù hợp, không cạnh tranh để thu hút nhân viên làm việc tại Cơng ty.
2.5.3.6.Quy trình quản trị rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính được quản lý bởi Khối Tài chính. Rủi ro tài chính được thực hiện dưới các góc độ là:
- Hoạt động thuế, các công cụ thị trường như lãi suất, ngoại tệ, chứng khoán
- Thanh khoản và tín dụng như quản lý tiền tệ, quỹ, phịng chống rủi ro, tín dụng, bảo hiểm
- Kế toán và báo cáo liên quan đến các ghi nhận và báo cáo của tất cả các giao dịch tài chính trong kỳ kế tốn tuân thủ các chuẩn mực hiện hành có thể ảnh hưởng tới quyết định kinh doanh của Ban quản lý và lịng tin của nhà đầu tư. 2.5.3.7.Quy trình quản trị rủi ro chuỗi cung ứng (mua hàng – cung ứng – điều vận)
Rủi ro chuỗi cung ứng được quản lý bởi Khối Chuỗi cung ứng. Rủi ro chuỗi cung ứng được thực hiện dưới các góc độ là:
- Kế hoạch mua hàng: Phạm vi quản trị rủi ro liên quan đến các hoạt động lập kế hoạch đáp ứng mục tiêu kinh doanh của Công ty. Các yếu tố đánh giá bao gồm kế hoạch tồn kho, kế hoạch sản xuất…
- Hàng tồn kho: Phạm vi quản trị rủi ro liên quan đến các hoạt động hoạch định và áp dụng các giải pháp nhằm duy trì mức tồn kho Thành phẩm/ nguyên vật liệu hợp lý; Đảm bảo sự cân đối lượng tồn kho giữa kho Công ty và hệ thống kho nhà phân phối.
- Hoạt động mua hàng: Phạm vi quản trị rủi ro liên quan đến các hoạt động xây dựng chiến lược, kế hoạch mua hàng; chọn nguồn cung cấp và triển khai thực hiện đảm bảo việc cung ứng, hàng hóa, dịch vụ theo u cầu của Cơng ty và quản lý hiệu quả chi phí.
- Phân phối: Phạm vi quản trị rủi ro liên quan đến các hoạt động triển khai, tiếp nhận và xử lý đơn hàng; Đảm bảo việc giao hàng đến kho nhà phân phốivà điểm lẻ đầy đủ, chính xác, kịp thời.
- Vận chuyển và hậu cần: Phạm vi quản trị rủi ro liên quan đến các hoạt động trong việc lập kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, cung ứng - điều vận, phân phối, vận chuyển thành phẩm/nguyên vật liệu; hoạch định nguồn lực kho bãi, phương tiện và triển khai thực hiện đáp ứng yêu cầu vận chuyển thành phẩm/nguyên vật liệu cho khách hàng và các đơn vị.