Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 56 - 58)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn từ nền kinh tế của 3 khối Ngân hàng đã có sự chuyển biến rõ ràng, đặc biệt là 2 khối NHTMNN và NHTMCP. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân của khu vực NHTMCP tăng 35%/năm trong giai đoạn 2006-2012, trong khi NHTMNN chỉ tăng trung bình 31% và Ngân hàng nước ngồi tăng 16%. Nhờ tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao nên khoảng cách số dư huy động giữa hai khu vực NHTMNN và NHTMCP giảm rất nhiều, tiệm cận ngay từ năm 2010.

Huy động vốn của khu vực NHTMCP có bước tăng đột biến trong 2 năm từ 2009- 2010 là do giai đoạn này các NHTMCP vẫn được quyền sử dụng công cụ lãi suất để cạnh tranh huy động vốn. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng huy động vốn năm 2012 của NHTMCP chững lại trong khi nhóm NHTMNN có tốc độ tăng cao hơn hẳn nhóm NHTMCP. Điều này một phần do tác động của chính sách trần lãi suất huy động cũng như giới hạn tín dụng của NHNN. Trần lãi suất huy động khiến nhiều người lựa chọn ngân hàng có uy tín gửi tiền thay vì lựa chọn ngân hàng cómức lãi suất cao hơn. Hạn mức tín dụng cũng làm xoa dịu sức ép nhu cầu vốn của nhiều ngân hàng, đặc biệt các ngân hàng sử dụng tối đa nguồn vốn huy động từ nền kinh tế để cho vay.

Biểu đồ 2.1: Diễn biến huy động của các khối Ngân hàng (tỷ đồng)

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Khối NHTM Nhà nước Khối NHTM Cổ Phần

Huy động vốn của khu vực NHTMNN tăng nhanh hơn trong năm 2012 so với hai khu vực kia là do sự cố tại một số NHTMCP. Thông tin về sự dịch chuyển nhân sự tại các NHTMCP hàng đầu tại Việt Nam như: ACB, Sacombank và Eximbank cũng như các vụ án liên quan đến lĩnh vực Ngân hàng ngày càng nhiều (Trong đó nổi bật là vụ án liên quan đến Ơng Nguyễn Đức Kiên ngun Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu) đã tạo ra những tin đồn về mất khả năng thanh khoản tại các ngân hàng này. Hậu quả là một lượng tiền lớn được rút ra trong một một thời gian ngắn tại các ngân hàng này và được chuyển tới các NHTMNN. Các ngân hàng nước ngồi có tốc độ tăng trưởng huy động vốn cũng theo xu hướng chung của nền kinh tế. Khi chính sách tiền tệ được thắt chặt để kiểm soát lạm phát từ giữa năm 2011, tốc độc tăng trưởng huy động vốn của khối Ngân hàng nhà nước đã chững lại trong năm 2012. Quy mô huy động vốn giữa ba khu vực ngân hàng đã có sự thay đổi lớn từ năm 2006 đến 2012. Nếu số dư huy động vốn năm 2006 giữa NHTMCP và Ngân hàng nước ngoài chỉ chênh lệch khoảng hơn 150 nghìn tỷ đồng thì sự chênh lệch giữa hai nhóm đến cuối năm 2012 đã kéo rộng tới hơn 7 lần, tương đương với mức chênh lệch hơn 1,1 nghìn tỷ đồng. Như vậy, sự chênh lệch này cho thấy các NHTMCP đã rất nỗ lực trong việc thực hiện chính sách giá, chăm sóc khách hàng và mở rộng quy mơ hoạt động. Điều này đồng nghĩa với việc các NHTMCP có đủ năng lực cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngồi có lợi thế hơn về kinh nghiệm quản lý, cơng nghệ và sự phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ. Ngược lại, khoảng cách huy động vốn giữa nhóm NHTMNN và NHTMCP đã thu hẹp đáng kể, đến năm 2012 khoảng cách huy động đã thu hẹp xuống dưới 100 nghìn tỷ năm. Điều này khẳng định sự nỗ lực của các NHTMCP trong việc mở rộng thị phần huy động vốn nhằm tiến tới giảm sự phụ thuộc nguồn vốn từ các NHTMNN cũng như tự chủ hơn nữa trong quản trị thanh khoản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)