Biến Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 87 - 89)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Các kết quả và kết luận nghiên cứu

2.4.5. Biến Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Kết quả nghiên cứu nhận được biến GDP có quan hệ đồng biến với biến địn bẩy tài chính với mức ý nghĩa 5%, điều này đồng nghĩa với việc tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội sẽ làm tăng tỷ lệ nợ của các Ngân hàng. Kết quả của mơ hình phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Rient Gropp và Florian Heider (2009), Trần Đình Khơi Ngun (2006).

Trong các lý thuyết tài chính và thực tế của nền kinh tế Việt Nam, khi nền kinh tế phát triển thì lượng cung tiền trong nền kinh tế lớn và đây là cơ hội để các Ngân hàng tăng trưởng mạnh về huy động tiền gửi. Đồng thời, nền kinh tế phát triển cũng tạo điều kiện cho Ngân hàng phát triển cho vay và đầu tư. Do đó, khi nền kinh tế phát triển sẽ làm Ngân hàng sử dụng địn bẩy tài chính tăng lên. Và thực tế trong các năm qua nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ khoảng 6-8% thì tăng trưởng huy động của các Ngân hàng đạt đến 30%.

Kết luận: Chấp nhận giả thiết H5 là GDP tác động đồng biến lên Địn bẩy tài chính.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Như vậy, qua chương 2 chúng ta đã thấy rõ được các NHTMCP có sự tăng trưởng trung bình ln cao hơn hai khối NHTMNN và Ngân hàng nước ngoài. Như vậy, xu hướng cạnh tranh đang có sự thay đổi lớn, NHTMCP đã tạo được hình ảnh và vị thế nhiều hơn, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, hoạt động Ngân hàng năm 2012 đã gặp rất nhiều khó khăn, nợ xấu tăng cao. Do đó việc sắp xếp tái cấu trúc tài chính tại các Ngân hàng đòi hỏi phải kịp thời để nâng cao hoạt động của các Ngân hàng tránh nợ xấu và chậm thu hồi vốn như hiện nay.

Việc xem xét, đánh giá thực trạng các nhân tố tác động đến CTV Ngân hàng TMCP Việt Nam thơng qua các phân tích thống kê mơ tả và phân tích số liệu, tác giả đi đến việc phân tích các kết quả ước lượng các mơ hình hồi quy về các nhân tố tác động lên CTV của Ngân hàng. Cơng trình nghiên cứu đã chứng minh được các nhân tố ảnh hưởng đến CTV các NHTMCP Việt Nam và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố lên CTV của NHTMCP Việt Nam. Đồng thời, một kết luận quan trọng trong chương 2 đã nêu đó là kết quả về hướng tác động của các nhân tố ảnh hưởng lên địn bẩy tài chính, cụ thể:

Nhân tố tác động Ký hiệu Kết luận

Quy mô SIZE +

Tăng trưởng GROW +

Lợi nhuận PROF -

Tài sản thế chấp COLL -

Tăng trưởng tổng sản

phẩm quốc nội GDP +

Từ những kết luận và nhận xét sau khi ước lượng và kiểm định các nhân tố tác động đến CTV của các NHTMCP Việt Nam, tác giả có một số ý kiến đóng góp, gợi ý về các chính sách xây dựng CTV cho các NHTMCP Việt Nam được trình bày tại chương tiếp theo của Luận văn

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CẤU TRÚC VỐN CHO CÁC NHTMCP VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)