Biến Tài sản thế chấp (COLL)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 83 - 85)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Các kết quả và kết luận nghiên cứu

2.4.2. Biến Tài sản thế chấp (COLL)

Trong bốn kết quả mơ hình hồi quy đều cho kết quả Biến tài sản thế chấp có quan hệ nghịch biến với địn bẩy tài chính. Kết quả này trái ngược với các lý thuyết đánh đổi CTV và lý thuyết chi phí đại diện cho rằng Tài sản thế chấp tăng sẽ tạo điều

kiện cho doanh nghiệp tăng nợ một cách dễ dàng hơn. Do đó, biến Tài sản thế chấp phải tỷ lệ thuận với biến Đòn bẩy tài chính. Và điều này đã được chứng minh trong nghiên cứu của Huỳnh Hữu Mạnh (2010) khi nghiên cứu về các CTV của các doanh nghiệp trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM.

Việc Tài sản thế chấp có mối quan hệ nghịch biến với Địn bẩy tài chính của Ngân hàng, điều này có vẻ như là trái ngược với một số lý thuyết về CTV trong tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở chương 2 đã trình bày tài sản hữu hình được dùng để xác định biến Tài sản thế chấp bao gồm: tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, các khoản đầu tư và tài sản cố định hữu hình. Hiện tại theo thống kê của tác giả thì tỷ trọng tiền gửi tại các TCTD khác và chứng khoán đầu tư chiếm đến hơn 80% tổng tài sản thế chấp tại các NHTMCP. Việc các NHTM nắm giữ nhiều tài sản thế chấp là tiền gửi các tổ chức tín dụng có thể được hiểu là do quy định về hệ số an toàn vốn tối thiểu. Nên để đảm bảo hệ số an toàn cao theo quy định các Ngân hàng phải tăng các khoản tiền gửi cho các tổ chức tín dụng và các khoản đầu tư nhằm dự phịng cho các khoản rủi ro của mình. Mặt khác, các tài sản đầu tư là những tài sản có rủi ro cao. Do đó, việc tăng tài sản có rủi ro cao sẽ làm giảm lịng tin của người gửi tiền và các chủ nợ. Vì vậy, địn bẩy tài chính giảm là phù hợp với lý thuyết trong tài chính doanh nghiệp. Vì tài sản có rủi ro thể hiện việc “thay thế tài sản” theo lý thuyết chi phí đại diện. Ngồi ra, mối quan hệ giữa tài sản rủi ro cao thì có thể có xác suất phá sản cao hơn (Monica Octavia và Rayna Brown (2008)). Vì vậy, Biến Tài sản thế chấp quan hệ nghịch biến với biến địn bẩy tài chính là điều dễ hiểu.

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Monica Octavia và Rayna Brown (2008), Ebru Caglayan (2010) và cả trong nghiên cứu của Trần Đình Khơi Ngun (2006).

Trong 4 mơ hình thì chỉ duy nhất mơ hình L1(3), Mơ hình hiệu ứng cố định biến thời gian và Ngân hàng, làm biến Tài sản thế chấp có ý nghĩa đối với mơ hình, với

mức ý nghĩa 5%. Điều này có nghĩa biến Tài sản thế chấp chỉ có ý nghĩa khi mang đặc trưng riêng của tác động cố định chéo của hai yếu tố Ngân hàng và thời gian.

Việc biến Tài sản thế chấp khơng có ý nghĩa cao trong các mơ hình khi ta chỉ cố định biến Ngân hàng hoặc biến thời gian. Tức là biến Tài sản thế chấp ít chịu ảnh hưởng bởi đặc trưng riêng Ngân hàng hoặc thời gian. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ việc NHNN Việt Nam và Chính phủ điều tuyên bố rằng hỗ trợ các Ngân hàng và không cho một Ngân hàng nào phá sản dẫn đến đổ vỡ hệ thống. Điều đó mặc nhiên hiểu rằng việc gửi tiền vào Ngân hàng là an toàn tuyệt đối. Do đó yếu tố Ngân hàng khơng được chú trọng lắm, người gửi tiền chủ yếu quan tâm đến (lãi suất, dịch vụ..) đặc biệt là khoảng thời gian khi mà các NHTMCP phát triển bùng nổ (trong giai đoạn 2007-2010). Tuy nhiên khi fix cả 2 yếu tố Ngân hàng và thời gian biến TSTC đã có mức ý nghĩa khá cao điều này cũng dễ hiểu trong giai đoạn 2011-2012 khi mà các Ngân hàng đang lâm vào khủng hoảng, nợ xấu tăng cao cộng với việc Ủy Ban kinh tế Quốc Hội khuyến nghị TCTD cũng có thể phá sản để ngăn ngừa rủi ro đạo đức đang có xu hướng lan rộng. Do đó giai đoạn này người gửi tiền đã quan tâm nhiều hơn đến tình hình tài chính cũng như tính thanh khoản của các Ngân hàng mà mình gửi tiền. Từ các kết quả trên do mức độ ý nghĩa của biến Tài sản thế chấp khá thấp nên Tác giả

chưa đưa ra được kết luận đối với giả thiết H2 do không đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thiết H2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)