Số lượng các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 55)

NHTM Nhà Nước 4 5 5 5 5* 5* 5* 5* NHTM cổ phần 4 48 34 40 37 37 37 34 Ngân hàng liên doanh 1 4 5 5 5 5 5 4 Ngân hàng có 100% vốn nước ngồi 0 0 0 5 5 5 5 5 Tổng cộng 9 57 44 55 52 52 52 49 Nguồn: http://www.sbv.gov.vn (* NHTM nhà nước bao gồm cả VCB và CTG, BIDV đã được cổ phần hóa)

Trong những năm gần đây hoạt động của ngành Ngân hàng có nhiều tiềm năng tăng trưởng mạnh, nhất là đối với khối Ngân hàng thương mại cổ phần và Ngân hàng liên doanh nước ngoài, đồng thời, tiềm năng này cũng tạo nên mức độ cạnh tranh trong ngành, chủ yếu là giữa khối Ngân hàng thương mại cổ phần và khối Ngân hàng thương mại quốc doanh. Hiệu quả hoạt động của khối Ngân hàng thương mại cổ phần tỏ ra vượt trội hẳn, tạo nên sự dịch chuyển thị phần từ khối Ngân hàng thương mại quốc doanh sang khối ngành Ngân hàng thương mại cổ phần. Tuy nhiên, đến năm 2010 việc tăng trưởng quá nóng đặc biệt là lĩnh vực tín dụng cộng với việc quản trị rủi ro thiếu chặt chẽ đã dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao, các khoản cho vay không thu hồi được (chủ yếu tập trung vào các khoản vay đầu tư, kinh doanh bất động sản) làm cho hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam lâm vào khủng hoảng, một số Ngân hàng đã phải sát nhập, hợp nhất theo đề án tái cơ cấu lại hệ thống tài chính của NHNN. Hiện tại ngành Ngân hàng nước ta đang phải đối mặt với nhiều loại rủi ro đó là những rủi ro trong tín dụng, rủi ro trong thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro hoạt động đầu tư.

2.1.2. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn từ nền kinh tế của 3 khối Ngân hàng đã có sự chuyển biến rõ ràng, đặc biệt là 2 khối NHTMNN và NHTMCP. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân của khu vực NHTMCP tăng 35%/năm trong giai đoạn 2006-2012, trong khi NHTMNN chỉ tăng trung bình 31% và Ngân hàng nước ngoài tăng 16%. Nhờ tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao nên khoảng cách số dư huy động giữa hai khu vực NHTMNN và NHTMCP giảm rất nhiều, tiệm cận ngay từ năm 2010.

Huy động vốn của khu vực NHTMCP có bước tăng đột biến trong 2 năm từ 2009- 2010 là do giai đoạn này các NHTMCP vẫn được quyền sử dụng công cụ lãi suất để cạnh tranh huy động vốn. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng huy động vốn năm 2012 của NHTMCP chững lại trong khi nhóm NHTMNN có tốc độ tăng cao hơn hẳn nhóm NHTMCP. Điều này một phần do tác động của chính sách trần lãi suất huy động cũng như giới hạn tín dụng của NHNN. Trần lãi suất huy động khiến nhiều người lựa chọn ngân hàng có uy tín gửi tiền thay vì lựa chọn ngân hàng cómức lãi suất cao hơn. Hạn mức tín dụng cũng làm xoa dịu sức ép nhu cầu vốn của nhiều ngân hàng, đặc biệt các ngân hàng sử dụng tối đa nguồn vốn huy động từ nền kinh tế để cho vay.

Biểu đồ 2.1: Diễn biến huy động của các khối Ngân hàng (tỷ đồng)

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Khối NHTM Nhà nước Khối NHTM Cổ Phần

Huy động vốn của khu vực NHTMNN tăng nhanh hơn trong năm 2012 so với hai khu vực kia là do sự cố tại một số NHTMCP. Thông tin về sự dịch chuyển nhân sự tại các NHTMCP hàng đầu tại Việt Nam như: ACB, Sacombank và Eximbank cũng như các vụ án liên quan đến lĩnh vực Ngân hàng ngày càng nhiều (Trong đó nổi bật là vụ án liên quan đến Ơng Nguyễn Đức Kiên ngun Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu) đã tạo ra những tin đồn về mất khả năng thanh khoản tại các ngân hàng này. Hậu quả là một lượng tiền lớn được rút ra trong một một thời gian ngắn tại các ngân hàng này và được chuyển tới các NHTMNN. Các ngân hàng nước ngồi có tốc độ tăng trưởng huy động vốn cũng theo xu hướng chung của nền kinh tế. Khi chính sách tiền tệ được thắt chặt để kiểm soát lạm phát từ giữa năm 2011, tốc độc tăng trưởng huy động vốn của khối Ngân hàng nhà nước đã chững lại trong năm 2012. Quy mô huy động vốn giữa ba khu vực ngân hàng đã có sự thay đổi lớn từ năm 2006 đến 2012. Nếu số dư huy động vốn năm 2006 giữa NHTMCP và Ngân hàng nước ngoài chỉ chênh lệch khoảng hơn 150 nghìn tỷ đồng thì sự chênh lệch giữa hai nhóm đến cuối năm 2012 đã kéo rộng tới hơn 7 lần, tương đương với mức chênh lệch hơn 1,1 nghìn tỷ đồng. Như vậy, sự chênh lệch này cho thấy các NHTMCP đã rất nỗ lực trong việc thực hiện chính sách giá, chăm sóc khách hàng và mở rộng quy mơ hoạt động. Điều này đồng nghĩa với việc các NHTMCP có đủ năng lực cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngồi có lợi thế hơn về kinh nghiệm quản lý, cơng nghệ và sự phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ. Ngược lại, khoảng cách huy động vốn giữa nhóm NHTMNN và NHTMCP đã thu hẹp đáng kể, đến năm 2012 khoảng cách huy động đã thu hẹp xuống dưới 100 nghìn tỷ năm. Điều này khẳng định sự nỗ lực của các NHTMCP trong việc mở rộng thị phần huy động vốn nhằm tiến tới giảm sự phụ thuộc nguồn vốn từ các NHTMNN cũng như tự chủ hơn nữa trong quản trị thanh khoản.

2.1.3 Hoạt động tín dụng

Nếu khoảng cách về số dư huy động vốn có sự thay đổi mạnh mẽ thì dư nợ của các nhóm ngân hàng này cũng có sự dịch chuyển nhưng chưa nhiều. Biểu đồ 2.2 mơ tả tín dụng của 3 khu vực này với tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất trong 2 năm 2009- 2010 thuộc về nhóm NHTMCP. Đây cũng chính là những năm tăng trưởng tín dụng nóng dẫn đến lạm phát bùng nổ năm 2011 lên tới hơn 18%. Từ năm 2011, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh, chất lượng tín dụng đi xuống, cụ thể trong năm 2011 khi tổng dư nợ chỉ tăng 13,32% thì giá trị nợ xấu tăng tới 59,18% (từ 48.400 tỷ đồng lên 77.042 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ xấu tăng tương ứng từ 2,21% (31/12/2010) lên 3,10% (31/12/2011) đã buộc NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thông qua kênh lãi suất (trần lãi suất huy động) và thơng qua kênh tín dụng (hạn mức tăng trưởng tín dụng và hạn mức tín dụng thắt chặt cho một số ngành khơng khuyến khích) đã chặn đà tốc độ tăng trưởng tín dụng. Kết quả là tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 và 2012 của cả 3 nhóm ngân hàng đều chững lại.

Biểu đồ 2.2: Diễn biến dư nợ tín dụng của các khối Ngân hàng (Tỷ đồng)

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Khối NHTM Nhà nước Khối NHTM Cổ Phần

2.1.4 Lợi nhuận của các Ngân hàng

Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận sau thuế của các NH TMCP Việt Nam

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu 24 Ngân hàng TMCP Việt Nam)

Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của các NH TMCP Việt Nam

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu 24 Ngân hàng TMCP Việt Nam)

Giai đoạn 2006-2009 Lợi nhuận các NHTMCP Việt Nam có sự tăng trưởng đều qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng lại có sự biến động khá cao. Có thể dễ dàng nhận thấy năm 2008 tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận của Ngân hàng bắt đầu chậm lại nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 làm cho các doanh

0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000 35,000,000 40,000,000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng)

Lợi nhuận sau thuế

98.56% 65.39% 8.39% 52.12% 21.74% -27.66% -50.00% 0.00% 50.00% 100.00% 150.00% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Axis Title

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế

nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, thị trường đầu ra thu hẹp, thua lỗ từ đầu tư vào thị trường chứng khoán…khiến các doanh nghiệp mất khả năng trả nợ. Ngoài ra thị trường bất động sản xuống dốc nghiêm trọng khiến cho các khoản vay liên quan đến bất động sản trở nên khó thu hồi đã dẫn đến chi phí trích lập dự phịng rủi ro tăng cao. Đồng thời các Ngân hàng TMCP cũng phải hoàn thành mức tăng vốn pháp định lên 1.000 tỷ đồng theo Nghị Định số 141/2006/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 22/11/2006.

Giai đoạn 2009-2010 lợi nhuận của các Ngân hàng lại tăng trưởng trở lại nguyên nhân một phần đến từ các chính sách kích cầu của Chính Phủ đã giúp các doanh nghiệp phục hồi, ngoài ra việc tăng trưởng mạnh cho vay đã làm cho thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng cao. Tuy nhiên việc tăng trưởng tín dụng q nóng thơng thường là chỉ báo về chất lượng các khoản vay bởi năng lực kiểm soát rủi ro thường yếu đi khi Ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động quá nhanh. Khơng chỉ có vậy, năng lực cơ sở hạ tầng và quản lý rủi ro của Ngân hàng không theo kịp tốc độ tăng trưởng tín dụng. Do đó đến năm 2011, 2012 chất lượng tín dụng đã xấu đi đáng kể khiến cho các Ngân hàng đã phải trích lập dự phịng q lớn, đây cũng là nguyên nhân khiến năm 2012 lợi nhuận của các Ngân hàng TMCP sụt giảm mạnh.

Bảng 2.2: Dự phịng rủi ro tín dụng tại một số Ngân hàng TMCP

ĐVT: Tỷ đồng Mã chứng khốn DPRR tín dụng năm 2012 DPRR tín dụng năm 2011 Tỷ lệ SHB 556 102 445,10% Techcombank 1450 342 323,98% STB 1336 395 238,23% MBB 1933 641 201,56% ACB 488 296 64,86% VCB 3230 3474 -7,02% CTG 4352 4904 -11,26%

Mã chứng khốn DPRR tín dụng năm 2012 DPRR tín dụng năm 2011 Tỷ lệ EIB 239 271 -11,81% BID* 3566 4542 -21,49% (Nguồn: VietstockFinance)

2.2. Thực trạng các nhân tố tác động đến CTV của các NHTMCP Việt Nam

Như vậy sau khi phân tích tổng quan hoạt động của các Ngân hàng TMCP Việt Nam thông qua các yếu tố cơ bản về số lượng ngân hàng, tổng huy động, tổng cho vay, lợi nhuận tác giả tiếp tục đi sâu vào phân tích thực trạng các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn Ngân hàng mà tác giả đã xác định được tại chương 1 của đề tài.

2.2.1 Địn bẩy tài chính (Leverage)(biến phụ thuộc)

Từ kết quả thống kê mơ tả bằng Eviews ta có được kết quả trung bình địn bẩy tài chính tại các Ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2006-2012 là 87.7%. Trong đó, Ngân hàng sử dụng địn bẩy cao nhất là MHB vào năm 2009 với mức sử dụng địn bẩy là 97%, ngồi ra cũng nhiều Ngân hàng sử dụng địn bẩy tài chính ở mức trên 95% như CTG (năm 2010, 2006), MHB (năm 2006, 2008, 2009), ACB, BIDV (năm 2006). Và Ngân hàng sử dụng địn bẩy tài chính thấp nhất là MDB với tỷ lệ 53.62% (năm 2012).

Nếu tính mức sử dụng vốn bình quân hàng năm của các Ngân hàng thì từ năm 2006 đến năm 2012 địn bẩy tài chính bình qn của các Ngân hàng tăng lên hàng năm. Tỷ lệ địn bẩy cao chính là nét đặc trưng của các Ngân hàng mà tác giả đã đề cập ở chương 1 của đề tài.

Biểu đồ 2.5 Thống kê bình quân các biến giai đoạn 2006-2012

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu 24 Ngân hàng TMCP Việt Nam)

2.2.2 Quy mô (Size)

Biến qui mơ được được tính bằng log(tổng tài sản). Do đó để đánh giá yếu tố này chúng ta có thể đánh giá qua yếu tố tổng tài sản của các NHTMCP Việt Nam. Sự thay đổi lớn của nhóm NHTMCP từ năm 2006 đã tạo ra sự chuyển dịch khác nhau về tổng tài sản giữa các khối. Sự chuyển đổi của một số NHTMCP trước đây chỉ hoạt động tại một khu vực nông thôn với địa bàn hẹp sang hoạt động trên phạm vi cả nước như NHTMCP Bưu điện Liên Việt, NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội, NTHMCP Tiên Phong… đã góp phần làm cho tổng tài sản của các NHTMCP tăng vọt từ năm 2006 đến năm 2012 với mức tăng trưởng bình quân lên tới 46%, trong khi các NHTMNN chỉ tăng ở mức 29% và Ngân hàng nước ngoài ở mức 30%.

83.97% 88.02% 85.10% 89.33% 89.93% 89.41% 88.15% 55.52% 107.32% 202.81% 21.38% 70.05% 74.20% 22.09% -1.25% 8.17% -50.00% 0.00% 50.00% 100.00% 150.00% 200.00% 250.00% 1 2 3 4 5 6 7 lEIT PROF SIZE COLL GROW GDP

Diễn biến tổng tài sản của 3 khối Ngân hàng trong giai đoạn 2006-2012 (Biểu đồ 2.6) cho thấy xu hướng cũng tương đồng với xu hướng dịch chuyển của vốn chủ sở hữu. Tổng tài sản của khối NHTMNN tăng trưởng ổn định trong cả giai đoạn, trong khi khối NHTMCP sụt giảm tổng tài sản đến cuối năm 2012. Tổng tài sản của khối Ngân hàng nước ngoài cũng theo xu hướng của NHTMCP, giảm nhẹ đến cuối năm 2012.

Biểu đồ 2.6: Diễn biến tổng tài sản của các khối Ngân hàng (tỷ đồng)

(Nguồn tác giả tự tổng hợp) Tổng tài sản của 2 khối NHTMNN và NHTMCP tăng nhanh trong giai đoạn 2008- 2011 là do quy mô hoạt động của nhiều Ngân hàng được mở rộng, thặng dư cổ phiếu sau đợt IPO ra công chúng từ 3 NHTMNN hoặc phát hành thêm cổ phiếu hoặc gia tăng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ từ lợi nhuận của các NHTMCP. Nguyên nhân quan trọng hơn cả giải thích sự tăng trưởng nhanh tổng tài sản của 2 khối NHTMNN và NHTMCP là sự bùng nổ mạng lưới chi nhánh của một số Ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, ACB, Sacombank, Techcombank đã dẫn đến tốc độ tăng trưởng vượt bậc về huy động vốn, khai thác hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Quy mô tổng tài sản của các Ngân hàng nước ngồi tăng trưởng chậm một phần do quy mơ mạng lưới phát triển chậm so với NHTMNN và NHTMCP, một phần là do người gửi

0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Khối NHTM Nhà nước Khối NHTM Cổ Phần

tiết kiệm chưa tiếp cận với nhóm Ngân hàng này mặc dù họ có rất nhiều chương trình marketing, khuyến mại để thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư.

Tuy nhiên do sự phát triển tín dụng q nóng trong giai đoạn 2006-2009 cộng với

không quản lý tốt rủi ro dẫn đến chất lượng tài sản đi xuống. Theo đánh giá của Ủy Ban Giám sát tài chính quốc gia giai đoạn 2010-2011:

Cơ cấu tổng tài sản: Thay đổi theo hướng kém bền vững và có yếu tố tăng “ảo”. Hoạt động vay, nhận tiền gửi và cho vay, đi gửi vốn lẫn nhau giữa các TCTD diễn ra phổ biến.

Cơ cấu nguồn vốn: TCTD có sự dịch chuyển theo hướng phụ thuộc nhiều hơn

vào TT2 và huy động vốn trên TT1 ngày càng khó khăn hơn. Tỷ trọng tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản giảm từ 51,38% (năm 2010) xuống còn 48,87% (năm 2011). Trong khi đó, nguồn vốn hình thành từ tiền gửi của các TCTD khác và đi vay các TCTD khác lại tăng từ 16,1% (năm 2010) lên 21,3% (năm 2011).

Đến năm 2012, tổng tài sản của khu vực NHTMNN vẫn tăng trưởng cao hơn so với năm 2011, trong khi hai khu vực NHTMCP và Ngân hàng nước ngoài giảm sút. Nguyên nhân tổng tài sản của khu vực NHTMNN tăng một phần có sự đóng góp khơng nhỏ của việc Vietcombank bán 15% vốn cổ phần cho Ngân hàng Mizuho của Nhật Bản, tương đương 11.800 tỷ đồng với thặng dư vốn cổ phần lên tới hơn 8.300 tỷ đồng.

Theo biểu đồ 2.5 ta thấy rằng trong giai đoạn khảo sát tổng tài sản của ngân hàng theo từng năm tăng trưởng rất mạnh và Địn bẩy tài chính trong các năm qua cũng liên tục tăng. Điều này, cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa tổng tài sản và địn bẩy tài chính. Và kết quả từ phân tích mối quan hệ tương quan giữa hai biến Tổng tài sản và địn bẩy tài chính (theo phụ lục 06) cũng cho kết quả tổng tài sản tương quan

thuận với địn bẩy tài chính. 2.2.3 Tăng trưởng (Grow)

Từ kết quả mô tả thống kê ta có tốc độ tăng trưởng bình quân của các Ngân hàng là rất cao, trung bình là 71%, và cao nhất là 1,266%. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này chủ yếu tập trung vào các Ngân hàng qui mô nhỏ như: WTB, KLB, MDB, NVB, OJB.

Nếu xét tốc độ tăng trưởng hàng năm của các NHTMCP (theo biểu đồ 2.5) thì tốc độ tăng trưởng này khơng đều trong các năm qua: cao nhất vào năm 2007 với tốc độ tăng trưởng 202%, nhưng sau đó, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ từ cuối năm 2007 đầu năm 2008 đã làm tăng trưởng giảm mạnh trong năm 2008 xuống còn 21%, và đến năm 2009, 2010 tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản đã hồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)