Tóm tắt lý thuyết và nhận xét

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đi làm việc dài hạn ở nước ngoài của nhân viên tập đoàn viettel (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng kết lý thuyết

2.1.3 Tóm tắt lý thuyết và nhận xét

2.1.3.1 Tóm tắt kết quả các nghiên cứu trước đây

Sau khi tổng kết các nghiên cứu trước đây, tác giả tóm tắt những điểm chung và riêng của các nghiên cứu ở bảng 2.1:

Ý định đi làm

việc ở nước

ngoài Sự hấp dẫn của nước sở tại.

Sự hấp dẫn của cơ hội thăng tiến Các yếu tố cá nhân:

- Giới tính

- Thích ứng văn hóa - Định hướng thay đổi. - Dễ tính

Bảng 2.1: Tóm lược các nghiên cứu trước đây Stt Nghiên cứu Các biến nhân khẩu học Các yếu tố nghề nghiệp Thái độ biệt phái viên Người hôn phối và con cái Tính cách Đặc điểm nước sở tại Chính sách, hộ trợ của công ty 1 Brett và cộng sự (1993) X X X X 2 Eby và Russell (2000) X X X 3 Petty (2010) X X X 4 Chew và Zhu (2002) X X X X 5 Borstorff và cộng sự (1997) X X X X X 6 Lavonen (2011) X X X X X 7 Nuyens (2010) X X X X X 8 Aljubran (2009) X X X

Trong đó: (x) là có sử dụng trong mơ hình nghiên cứu.

Bảng 2.2: Kết quả các nghiên cứu trước đây

Stt Yếu tố Ảnh hưởng có ý nghĩa Khơng ảnh hưởng

1 Tuổi Landau và cộng sự (1992), Haines III và cộng sự (2008), Konopaske và cộng sự (2009), Zhu và cộng sự (2005).

Brett và Stroh (1995), Wan và cộng sự (2003).

2 Giới tính Haines III và cộng sự (2008), Konopaske và cộng sự (2009), Wan và cộng sự (2003)(*).

Brett và Stroh (1995), Lavonen (2011), Aljubran (2009), Nuyens (2010). 3 Tình trạng hơn

nhân Borstorff và cộng sự (1997), Haines III và cộng sự (2008).

Konopaske và cộng sự (2009).

4 Con cái Landau và cộng sự (1992), Wan và cộng sự (2003), Brett và cộng sự (1993).

Brett và Stroh (1995),

Konopaske và cộng sự (2009) 5 Trình độ học

vấn Petty (2010). Brett và Stroh (1995).

6 Kinh nghiệm ở nước ngoài

Haines III và cộng sự (2008), (Black và cộng sự, 1988; Ronen, 1989; Brett, 1982) trích trong Borstorff và cộng sự (1997), Lavonen (2011), Nuyens (2010), Landau và cộng sự (1992).

Brett và cộng sự (1993). 7 Trách nhiệm nuôi dưỡng người thân Landau và cộng sự (1992), Konopaske và cộng sự (2009). 8 Tính cách

Nuyens (2010), Chew và Zhu (2002), Konopaske và cộng sự (2009), Aryee(1998), Lavonen(2011), Zhu và cộng sự (2005), Caligiuri và cộng sự (2009), Aljubran (2009)(*)

9

Động cơ (sự hấp dẫn của cơ hội thăng tiến, tiền lương, cơ hội đi du lịch,…)

(Ryan và Deci, 2000) trích trong (Haines III và cộng sự,2008), Baruch và Altman (2002), Adler (1986), Brett và Stroh (1995) , Chew và Zhu (2002), Lavonen (2011), Aljubran (2009), Petty (2010), Aryee và cộng sự (1996), Konopaske và cộng sự (2009).

10

Thái độ người hôn phối đối với di chuyển.

Lavonen (2011), Chew và Zhu (2002), Brett và Stroh (1995),

Aryee và cộng sự (1996), Konopaske và cộng sự (2009). Wan và cộng sự (2003). 11

Tình trạng nghề nghiệp của người hôn phối

Lavonen (2011), Chew và Zhu (2002).

Brett và Stroh (1995), Aryee và cộng sự (1996), Wan và cộng sự (2003).

12 Thái độ của biệt phái viên

Brett và cộng sự (1993), Eby và Russell (2000), Petty (2010),

Brett và Stroh (1995).

13 Chuẩn chủ quan

Petty (2010); Lavonen (2011); Chew và Zhu (2002); Brett và Stroth (1995); Aryee và cộng sự (1996); Konopaske và cộng sự (2009); Landau và cộng sự (1992).

14 Kiếm sốt hành

vi có nhận thức Borstorff và cộng sự (1997).

Eby và Russell (2000); Petty (2010).

15 Chức danh đảm

nhận Brett và cộng sự (1993); Konopaske và cộng sự (2009). 16 Cam kết của tổ

chức Eby và Russell (2000); Borstorff và cộng sự (1997). 17 Mục tiêu nghề

nghiệp Brett và cộng sự (1993), Eby và Russell (2000). 18 Đặc điểm quốc

gia sở tại

Aljubran (2009), Lavonen (2011), Nuyens (2010), Konopaske và cộng sự (2009), Wan và cộng sự (2003), Aryee và cộng sự (1996).

Chew và Zhu (2002).

19 Chính sách hỗ trợ của cơng ty

Borstoffs và cộng sự (1997), Aryee và cộng sự (1996), Wan và cộng sự (2003), Landau và cộng sự (1992), Nuyens (2010).

Brett và Stroh (1995), Theranou (2003), Haines III và cộng sự (2008), Konopaske

Trong đó:

Ảnh hưởng có ý nghĩa: là yếu tố đó có ảnh hưởng cùng chiều (dương) hoặc

nghịch chiều (âm) lên ý định đi làm việc dài hạn ở nước ngồi.

Khơng ảnh hưởng: Là yếu tố đó khơng có ảnh hưởng lên ý định đi làm việc dài

hạn ở nước ngoài.

(*): Vừa có ảnh hưởng, vừa khơng ảnh hưởng (chỉ đúng 1 phần giả thuyết) 2.1.3.2 Nhận xét

Thứ nhất, các yếu tố liên quan đến sự di chuyển của người hôn phối và con cái (công việc của người hôn phối, quan điểm thái độ của người hôn phối, tuổi và vấn đề học

tập của con cái,…) không phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu của tác giả bởi vì người hơn

phối và con cái không được hỗ trợ đi theo biệt phái viên theo quy định của tập đoàn Viettel (Hồ Quang Phương, 2013; tạp chí người Viettel, 2012). Vì vậy, những yếu tố này không được xem xét trong nghiên cứu của tác giả.

Thứ hai, yếu tố tính cách đã được nhiều nghiên cứu xem xét, kết quả hầu như không khác biệt nhiều giữa các nghiên cứu. Kết quả chung của các nghiên cứu là những người có tính hướng ngoại trội hơn thường sẵn sàng đi làm việc dài hạn ở nước ngồi. Trong khi đó, để đo lường tốt tính cách của một người cần nhiều biến quan sát, bảng câu hỏi khảo sát sẽ rất dài nên khó khăn trong việc thu thập dữ liệu (Lavonen, 2011). Do trọng tâm nghiên cứu của tác giả là xem xét nhiều yếu tố mà tính cách chỉ là một trong các yếu tố này, vì vậy tác giả khơng đưa vào xem xét yếu tố tính cách trong nghiên cứu của tác giả.

Thứ ba, sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia bao gồm 3 người trong mẫu nghiên cứu, bằng cách yêu cầu chuyên gia sắp xếp thứ tự giảm dần mức độ quan trọng của các yếu tố trên khi xem xét về việc đi làm việc dài hạn ở nước ngoài. Kết quả cho thấy: tiền lương, thưởng, du lịch, trãi nghiệm và hỗ trợ của công ty là rất quan trọng đối với họ. Thêm vào đó, theo Baruch và Altman (2002), để thuyết phục nhân viên chấp nhận đi biệt phái ở những quốc gia khó khăn, cơng ty cần phải trả một mức lương cao hơn. Vì

vậy, tác giả đưa vào nghiên cứu biến động cơ và biến chính sách hỗ trợ của cơng ty. Hơn nữa, theo văn hóa của người phương Đơng, tính độc lập, tự chịu trách nhiệm thấp hơn phương Tây và thói quen làm theo đám đơng của người Việt Nam. Do đó, sự ảnh hưởng của những người xung quanh (biến chuẩn chủ quan) lên ý định đi làm việc dài hạn ở nước ngoài của nhân viên Viettel cần được xem xét trong nghiên cứu này. Ngoài ra, khi áp dụng mơ hình TPB, tác giả cần xem xét yếu tố sự kiểm sốt hành vi có nhận thức, là biến mà nghiên cứu của Petty (2010) chưa đo lường được. Với đặc điểm về kinh tế, chính trị, văn hóa của các quốc gia mà Viettel đầu tư như đã đề cập ở phần mở đầu, các nhân viên có phần e ngại về sự an tồn cũng như điều kiện sống nếu được cử đi làm việc ở các nước này. Vì vậy, biến đặc điểm nước sở tại cần được đưa vào xem xét trong nghiên cứu này.

Tóm lại, các yếu tố sau đây được tác giả xem xét trong nghiên cứu:

 Các biến nhân khẩu học,

 Động cơ,

 Chuẩn chủ quan,

 Sự kiểm sốt hành vi có nhận thức,

 Đặc điểm nước sở tại,

 Chính sách hỗ trợ của cơng ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đi làm việc dài hạn ở nước ngoài của nhân viên tập đoàn viettel (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)