Chính sách hỗ trợ của cơng ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đi làm việc dài hạn ở nước ngoài của nhân viên tập đoàn viettel (Trang 35 - 37)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2 Đề xuất mơ hình nghiên cứu và phát triển giả thuyết

2.2.6 Chính sách hỗ trợ của cơng ty

Hỗ trợ là tạo môi trường tâm lý dễ dàng trong việc hình thành và duy trì sự yêu thích nghề nghiệp của một cá nhân (Lent và cộng sự, 2000) trích trong (Theranou, 2003). Nhiều nghiên cứu khẳng định chính sách hỗ trợ của cơng ty tác động tích cực lên ý định đi làm việc dài hạn ở nước ngoài (Borstoffs và cộng sự, 1997; Aryee, 1996; Wan và

cộng sự, 2003). Nghiên cứu của Feldman và Thomas (1992) trích trong (Borstoffs và

cộng sự,1997) cho thấy những người được cử đi làm việc ở nước ngoài e ngại rằng việc đi ra nước ngoài sẽ làm lệch con đường thăng tiến trong nghề nghiệp của họ. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy nếu họ nhìn thấy có sự liên quan giữa việc đi làm việc ở nước ngoài và kế hoạch nghề nghiệp của họ, họ nhận thấy đi nước ngoài là cơ hội, triển vọng phát triển nghề nghiệp của họ thì họ sẽ sẵn sàng đi làm việc ở nước ngoài (Landau và cộng sự, 1992; Borstoffs và cộng sự, 1997). Nghiên cứu của Konopaske và cộng sự (2009) cho thấy hỗ trợ kế hoạch nghề nghiệp ảnh hưởng cùng chiều lên ý định đi làm

việc dài hạn ở nước ngoài. Borstoffs và cộng sự (1997) tổng kết các nghiên cứu trước

1997 cho thấy mối quan hệ dương giữa việc công ty đào tạo trước khi đi làm việc ở nước ngoài và ý định đi làm việc ở nước ngoài. Nghiên cứu của Gregersen và Black (1992) trích trong (Borstoffs và cộng sự,1997) chỉ ra rằng những người được cử đi làm việc ở nước ngoài xem việc đào tạo trước khi đi là yếu tố hỗ trợ quan trọng nhất của công ty ảnh hưởng dương đến ý định đi làm việc ở nước ngồi. Ngồi ra, người cố vấn đóng vai trị quan trọng trong việc giám sát, giữ cho họ không bị chệch hướng và hỗ trợ người đi làm việc ở nước ngồi thành cơng (Harvey, 1989; Gregersen và Black, 1990; Feldman và Thomas, 1992) trích trong (Borstoffs và cộng sự, 1997). Mặc khác (Tung ,1988) trích trong (Borstoffs và cộng sự ,1997) chỉ ra rằng sự giao tiếp giữa người biệt phái và nước

chủ nhà giúp họ an tâm, làm giảm sự lo sợ “xa mặt, cách lịng”, làm cho họ có cảm giác vẫn là một phần của công ty ở quê nhà.

Ngược lại, Brett và Stroh (1995) nghiên cứu trên 405 người quản lý và hôn phối của họ đang làm việc ở 20 cơng ty trong nhóm Fotune 500, Mỹ, đã khơng tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa giữa chính sách và sự hỗ trợ của cơng ty và ý định đi làm việc dài hạn ở nước ngoài của các nhà quản lý. Tương tự, nghiên cứu của Theranou (2003) và Haines III và cộng sự (2008) cũng khơng tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa giữa sự hỗ trợ của công ty và ý định đi làm việc dài hạn ở các nước phát triển và đang phát triển. Do đó tác giả đặt ra giả thuyết là:

Giả thuyết H6: Chính sách hỗ trợ của cơng ty tác động dương (+) lên ý định đi làm việc

dài hạn ở nước ngoài.

Như vậy, dựa vào thuyết hành vi dự định và các nghiên cứu trước đây cũng tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu như sau:

Hình 2.10: Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Động cơ bên trong Động cơ bên ngoài Chuẩn chủ quan

Sự kiểm sốt hành vi có nhận thức

Đặc điểm nước sở tại

Chính sách hỗ trợ của cơng ty

Ý định đi làm việc dài hạn ở nước ngoài của nhân viên tập đoàn Viettel - Tuổi, - Giới tính, - Tình trạng hơn nhân, - Con cái, - Trình độ học vấn, - Kinh nghiệm ở nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đi làm việc dài hạn ở nước ngoài của nhân viên tập đoàn viettel (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)