CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện qua hai bước bao gồm nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
3.1.1 Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ
Phương pháp định tính được sử dụng với kỹ thuật thảo luận nhóm để điều chỉnh thang đo, đánh giá giá trị nội dung thang đo. Nhóm thảo luận gồm 5 người trong mẫu nghiên cứu, đang công tác tại chi nhánh Viettel thành phố Hồ Chí Minh. Từ kết quả nghiên cứu định tính này, thang đo sơ bộ của các khái niệm nghiên cứu được hiệu chỉnh về số biến quan sát, từ ngữ và nội dung để sử dụng trong nghiên cứu sơ bộ định lượng tiếp theo.
Phương pháp định lượng được sử dụng để đánh giá sơ bộ về độ tin cậy, tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo từ đó loại bỏ các biến rác. Nghiên cứu sơ bộ định lượng được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp 60 người đang công tác tại chi nhánh Viettel thành phố Hồ Chí Minh thơng qua bảng câu hỏi được xây dựng từ phương pháp định tính. Kết quả sau khi tiến hành nghiên cứu sơ bộ định lượng là bảng khảo sát chính thức. Nghiên cứu này được thực hiện trong tháng 07 năm 2013.
3.1.2 Giai đoạn nghiên cứu chính thức
Phương pháp định lượng được sử dụng với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi in sẵn đối với mẫu khảo sát tại TP HCM và bảng câu hỏi trực tuyến (online) đối với mẫu ở các tỉnh ngoài TP. HCM (Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Huế,…). Dữ liệu thu được sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS để kiểm định kiểm định mơ hình và các giả thuyết. Nghiên cứu chính thức được thực hiện trong tháng 08 năm 2013.
Hình 3.1: Sơ đồ quá trình nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Tổng kết lý thuyết
Đề xuất mơ hình nghiên cứu và thang đo sơ bộ (thang đo nháp đầu)
Nghiên cứu định tính (Thảo luận nhóm)
Thang đo hiệu chỉnh (Thang đo nháp cuối)
Thiết kế bảng câu hỏi (nháp đầu)
Hiệu chỉnh bảng câu hỏi:
thảo luận nhóm, phỏng vấn thử các một số đơn vị mẫu.
Bảng câu hỏi hoàn chỉnh
Nghiên cứu sơ bộ định lượng (n = 60)
Đánh giá thang đo
Nghiên cứu chính thức: Kiểm định mơ hình và giả thuyết