Các yếu tố sẵn có của địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh quảng ninh theo hướng phát triển bền vững (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 2 : KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ QUẢNG NINH

3.1. Các yếu tố sẵn có của địa phương

3.1.1. Vị trí địa kinh tế

Quảng Ninh nằm ở khu vực Đông Bắc của Việt Nam. Cùng với thủ đơ Hà Nội và thành phố Hải Phịng, Quảng Ninh là một trong ba đỉnh của tam giác phát triển Vùng KTTĐ Bắc Bộ, đóng góp vai trị động lực thúc đẩy kinh tế vùng. Thành phố Hạ Long cách trung tâm Hà Nội 150 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 120 km và cách trung tâm Hải Phịng 80 km. Vị trí này đã mang lại cho Quảng Ninh nhiều cơ hội phát triển theo cụm, như phát triển cụm cảng biển với Hải Phòng, chia sẻ dịch vụ hàng không nhờ sân bay Nội Bài và Cát Bi, cũng như xây dựng các sản phẩm du lịch kết hợp giữa Hà Nội, Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long và đảo Cát Bà.

Hình 3.1: Vị trí tỉnh Quảng Ninh trong khu vực Bắc Bộ

Nguồn: Cổng thơng tin điện tử Chính phủ Nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2014

Ở góc độ kết nối quốc tế, là tỉnh duy nhất có đường biên giới giáp Trung Quốc cả trên bộ (118,8 km) và trên biển (191 km), Quảng Ninh nằm trong Khu vực hợp tác Hai hành lang một vành đai kinh tế Việt – Trung, cầu nối quan trọng của hợp tác kinh tế ASEAN – Trung Quốc. Các chương trình hợp tác đã và đang mang lại cho tỉnh nhiều cơ hội trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi với nhiều cơ chế hợp tác ưu đãi.

Tuy nhiên, ở góc độ cạnh tranh giữa các địa phương trong Vùng ĐBSH, Quảng Ninh có đơi chút bất lợi hơn trong thu hút đầu tư so với một số tỉnh xung quanh Hà Nội như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương… bởi với thị trường lớn khoảng 7 triệu dân như Hà Nội thì các tỉnh lân cận ln được ưu tiên trong các quyết định đặt nhà máy, cơ sở dịch vụ của các nhà đầu tư để tối giản chi phí, thời gian vận chuyển.

3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

3.1.2.1. Khí hậu

Quảng Ninh có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nền nhiệt độ trung bình khoảng 21-230C, lượng mưa bình quân 1.995 mm và độ ẩm trung bình 82-85%. Do nằm sát biển, khí hậu của Quảng Ninh nhìn chung khá ơn hịa, mát mẻ. Tuy nhiên, do khí hậu mang tính mùa vụ cao nên Quảng Ninh không phải là một điểm đến “nắng vàng, cát trắng” tự nhiên quanh năm bởi mùa đông tương đối lạnh (từ tháng 12 đến tháng 3), gây khó khăn trong việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng vốn khá quen thuộc với du khách hiện nay. Ngồi ra, khí hậu mang tính mùa vụ cao cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động và sản lượng nông nghiệp.

3.1.2.2. Đất đai

Quảng Ninh có diện tích tự nhiên khoảng 6.100 km2, khoảng 80% diện tích đất là đồi núi. Đất nơng nghiệp chiếm 75,4% tổng diện tích đất nhưng phần lớn lại là đất rừng. Chỉ 50.886 ha (8,3%) là có thể trồng trọt. Nhìn chung, địa hình của Quảng Ninh khó khăn cho trồng cây nơng nghiệp cũng như phát triển cơ sở hạ tầng. Ngồi ra cịn có một trữ lượng lớn đất chưa qua sử dụng phục vụ cho mục đích phát triển cơng nghiệp và xây dựng (Phụ lục 3).

3.1.2.3. Biển

Nguồn tài ngun biển có giá trị nhất của Quảng Ninh chính là giá trị của Vịnh Hạ Long. Quần thể Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long là nguồn tài nguyên du lịch nổi bật, độc đáo vào bậc nhất cả nước và thế giới. Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới10 và được bình chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Vịnh Bái Tử Long với vẻ đẹp cịn hoang sơ nằm ở phía Đơng Bắc Vịnh Hạ Long, với

trên 600 đảo đất và đá, là nơi cư ngụ của nhiều loài động thực vật. Vịnh có một khu rừng quốc gia với 5 loại hệ sinh thái khác nhau, có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái lớn.

Quảng Ninh với nhiều bãi biển đẹp có lợi thế phát triển thành những điểm thu hút khách du lịch, được bổ trợ bởi các dịch vụ mua sắm và ẩm thực như Trà Cổ (Móng Cái), bãi biển trên các đảo Ngọc Vừng, Minh Châu, Quan Lạn (huyện Vân Đồn). Và gần đây, đảo Cô Tô đang ngày càng được biết đến là một điểm du lịch “nguyên sơ”, với lượng du khách trong năm vừa qua tăng gấp ba lần nhờ nước biển sạch và cảnh đẹp.

Ngoài ra, với 250 km đường bờ biển và trên 6.100 km2 ngư trường, gồm hơn 40.000 ha bãi triều và hơn 20.000 ha eo vịnh, Quảng Ninh có nhiều lồi hải sản có giá trị cao như tơm, cua, hàu, bào ngư, sị huyết, sá sùng... Điều này tạo ra cơ hội lớn cho phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, đặc biệt là phục vụ khách du lịch đến Quảng Ninh.

3.1.2.4. Khoáng sản

Quảng Ninh được thiên nhiên ban tặng tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là than, vật liệu xây dựng và nước khoáng.

- Than: Ngành than, theo Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt11 thì sản lượng than thương phẩm tại Quảng Ninh chiếm 95% của cả nước. Quảng Ninh có bể than lớn cung cấp chủ yếu là anthraxit với hàm lượng các-bon cao. Tổng tài nguyên trữ lượng ước đạt khoảng 8,8 tỷ tấn, trong đó, khoảng 3,6 tỷ nằm ở độ sâu 0 đến -300 m.

Hình 3.2: Bản đồ khoáng sản tỉnh Quảng Ninh

Nguồn: Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam 2014

- Khoáng sản phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng: Quảng Ninh có nhiều đá vơi, đất sét và cao lanh. Các khoáng sản này là nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Quảng Ninh đã có nhiều thương hiệu được thế giới biết đến: Gạch Giếng Đáy, ngói Hạ Long, gốm Viglacera - Hạ Long, gốm sứ Đơng Triều…

Bảng 3.1: Tiềm năng khống sản chính làm vật liệu xây dựng của Quảng Ninh

TT Khoáng sản Số lượng mỏ Trữ lượng, tài nguyên dự báo

(triệu tấn) 1. Đá vôi xi măng 6 2.150 2. Sét xi măng 6 1.637 3. Sét gạch ngói 7 115 4. Sét chịu lửa 4 14,6 5. Cao lanh 12 70 6. Cát thủy tinh 2 6,2 7. Cát sỏi xây dựng 12 11,7

8. Đá vôi xây dựng 3 110 triệu m3

Nguồn: Sở Xây dựng Quảng Ninh 2010

- Nước khoáng: Các địa phương Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên) và Đồng Long (Bình Liêu) có nguồn nước khống uống được. Ngồi ra, cịn có các suối nước nóng ở Cẩm Phả với hàm lượng khống cao, có tác dụng trị liệu và phục vụ du lịch.

3.1.2.5. Tài nguyên nước

Tổng lượng nước mưa hàng năm trên đất liền của Quảng Ninh đạt khoảng 12 tỷ m3, hay trung bình 2 triệu m3/km2. Tỉnh có nhiều sơng suối, trong đó 30 sơng có độ dài hơn 10 km; có 124 hồ đập với tổng lượng nước là 336,65 triệu m3. Trữ lượng nước ngầm đã được thăm dò và xếp loại của Quảng Ninh là: Loại A: 55.622 m3/ngày; Loại B: 130.671 m3/ngày; và Loại C: 172.216 m3/ngày.

3.1.3. Quy mô địa phương

Quảng Ninh có diện tích đất tự nhiên 6.100 km2 (rộng nhất và chiếm tới 29% diện tích Vùng ĐBSH) và một vùng biển có diện tích tương đương; dân số (năm 2011) là 1,16 triệu người. Quảng Ninh được coi là tỉnh đất rộng người thưa với mật độ 191 người/km2 (Hình 3.3) thấp nhất trong vùng (mật độ trung bình của Vùng ĐBSH là 949 người/km2 và cả

nước là 265 người/km2). Về kinh tế, tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn tỉnh (giá hiện hành) năm 2012 đạt khoảng 65.000 tỷ đồng, đứng thứ 3 trong Vùng ĐBSH, sau thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phịng. Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp trong GDP của Vùng cũng chỉ ở mức 7,4% (năm 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh quảng ninh theo hướng phát triển bền vững (Trang 28 - 32)