Vị trí tỉnh Quảng Ninh trong khu vực Bắc Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh quảng ninh theo hướng phát triển bền vững (Trang 28)

Nguồn: Cổng thơng tin điện tử Chính phủ Nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2014

Ở góc độ kết nối quốc tế, là tỉnh duy nhất có đường biên giới giáp Trung Quốc cả trên bộ (118,8 km) và trên biển (191 km), Quảng Ninh nằm trong Khu vực hợp tác Hai hành lang một vành đai kinh tế Việt – Trung, cầu nối quan trọng của hợp tác kinh tế ASEAN – Trung Quốc. Các chương trình hợp tác đã và đang mang lại cho tỉnh nhiều cơ hội trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi với nhiều cơ chế hợp tác ưu đãi.

Tuy nhiên, ở góc độ cạnh tranh giữa các địa phương trong Vùng ĐBSH, Quảng Ninh có đơi chút bất lợi hơn trong thu hút đầu tư so với một số tỉnh xung quanh Hà Nội như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương… bởi với thị trường lớn khoảng 7 triệu dân như Hà Nội thì các tỉnh lân cận ln được ưu tiên trong các quyết định đặt nhà máy, cơ sở dịch vụ của các nhà đầu tư để tối giản chi phí, thời gian vận chuyển.

3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

3.1.2.1. Khí hậu

Quảng Ninh có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nền nhiệt độ trung bình khoảng 21-230C, lượng mưa bình quân 1.995 mm và độ ẩm trung bình 82-85%. Do nằm sát biển, khí hậu của Quảng Ninh nhìn chung khá ơn hịa, mát mẻ. Tuy nhiên, do khí hậu mang tính mùa vụ cao nên Quảng Ninh không phải là một điểm đến “nắng vàng, cát trắng” tự nhiên quanh năm bởi mùa đông tương đối lạnh (từ tháng 12 đến tháng 3), gây khó khăn trong việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng vốn khá quen thuộc với du khách hiện nay. Ngồi ra, khí hậu mang tính mùa vụ cao cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động và sản lượng nông nghiệp.

3.1.2.2. Đất đai

Quảng Ninh có diện tích tự nhiên khoảng 6.100 km2, khoảng 80% diện tích đất là đồi núi. Đất nơng nghiệp chiếm 75,4% tổng diện tích đất nhưng phần lớn lại là đất rừng. Chỉ 50.886 ha (8,3%) là có thể trồng trọt. Nhìn chung, địa hình của Quảng Ninh khó khăn cho trồng cây nơng nghiệp cũng như phát triển cơ sở hạ tầng. Ngồi ra cịn có một trữ lượng lớn đất chưa qua sử dụng phục vụ cho mục đích phát triển cơng nghiệp và xây dựng (Phụ lục 3).

3.1.2.3. Biển

Nguồn tài ngun biển có giá trị nhất của Quảng Ninh chính là giá trị của Vịnh Hạ Long. Quần thể Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long là nguồn tài nguyên du lịch nổi bật, độc đáo vào bậc nhất cả nước và thế giới. Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới10 và được bình chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Vịnh Bái Tử Long với vẻ đẹp cịn hoang sơ nằm ở phía Đơng Bắc Vịnh Hạ Long, với

trên 600 đảo đất và đá, là nơi cư ngụ của nhiều loài động thực vật. Vịnh có một khu rừng quốc gia với 5 loại hệ sinh thái khác nhau, có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái lớn.

Quảng Ninh với nhiều bãi biển đẹp có lợi thế phát triển thành những điểm thu hút khách du lịch, được bổ trợ bởi các dịch vụ mua sắm và ẩm thực như Trà Cổ (Móng Cái), bãi biển trên các đảo Ngọc Vừng, Minh Châu, Quan Lạn (huyện Vân Đồn). Và gần đây, đảo Cô Tô đang ngày càng được biết đến là một điểm du lịch “nguyên sơ”, với lượng du khách trong năm vừa qua tăng gấp ba lần nhờ nước biển sạch và cảnh đẹp.

Ngoài ra, với 250 km đường bờ biển và trên 6.100 km2 ngư trường, gồm hơn 40.000 ha bãi triều và hơn 20.000 ha eo vịnh, Quảng Ninh có nhiều lồi hải sản có giá trị cao như tơm, cua, hàu, bào ngư, sị huyết, sá sùng... Điều này tạo ra cơ hội lớn cho phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, đặc biệt là phục vụ khách du lịch đến Quảng Ninh.

3.1.2.4. Khoáng sản

Quảng Ninh được thiên nhiên ban tặng tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là than, vật liệu xây dựng và nước khoáng.

- Than: Ngành than, theo Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt11 thì sản lượng than thương phẩm tại Quảng Ninh chiếm 95% của cả nước. Quảng Ninh có bể than lớn cung cấp chủ yếu là anthraxit với hàm lượng các-bon cao. Tổng tài nguyên trữ lượng ước đạt khoảng 8,8 tỷ tấn, trong đó, khoảng 3,6 tỷ nằm ở độ sâu 0 đến -300 m.

Hình 3.2: Bản đồ khoáng sản tỉnh Quảng Ninh

Nguồn: Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam 2014

- Khoáng sản phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng: Quảng Ninh có nhiều đá vơi, đất sét và cao lanh. Các khoáng sản này là nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Quảng Ninh đã có nhiều thương hiệu được thế giới biết đến: Gạch Giếng Đáy, ngói Hạ Long, gốm Viglacera - Hạ Long, gốm sứ Đơng Triều…

Bảng 3.1: Tiềm năng khống sản chính làm vật liệu xây dựng của Quảng Ninh

TT Khoáng sản Số lượng mỏ Trữ lượng, tài nguyên dự báo

(triệu tấn) 1. Đá vôi xi măng 6 2.150 2. Sét xi măng 6 1.637 3. Sét gạch ngói 7 115 4. Sét chịu lửa 4 14,6 5. Cao lanh 12 70 6. Cát thủy tinh 2 6,2 7. Cát sỏi xây dựng 12 11,7

8. Đá vôi xây dựng 3 110 triệu m3

Nguồn: Sở Xây dựng Quảng Ninh 2010

- Nước khoáng: Các địa phương Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên) và Đồng Long (Bình Liêu) có nguồn nước khống uống được. Ngồi ra, cịn có các suối nước nóng ở Cẩm Phả với hàm lượng khống cao, có tác dụng trị liệu và phục vụ du lịch.

3.1.2.5. Tài nguyên nước

Tổng lượng nước mưa hàng năm trên đất liền của Quảng Ninh đạt khoảng 12 tỷ m3, hay trung bình 2 triệu m3/km2. Tỉnh có nhiều sơng suối, trong đó 30 sơng có độ dài hơn 10 km; có 124 hồ đập với tổng lượng nước là 336,65 triệu m3. Trữ lượng nước ngầm đã được thăm dò và xếp loại của Quảng Ninh là: Loại A: 55.622 m3/ngày; Loại B: 130.671 m3/ngày; và Loại C: 172.216 m3/ngày.

3.1.3. Quy mô địa phương

Quảng Ninh có diện tích đất tự nhiên 6.100 km2 (rộng nhất và chiếm tới 29% diện tích Vùng ĐBSH) và một vùng biển có diện tích tương đương; dân số (năm 2011) là 1,16 triệu người. Quảng Ninh được coi là tỉnh đất rộng người thưa với mật độ 191 người/km2 (Hình 3.3) thấp nhất trong vùng (mật độ trung bình của Vùng ĐBSH là 949 người/km2 và cả

nước là 265 người/km2). Về kinh tế, tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn tỉnh (giá hiện hành) năm 2012 đạt khoảng 65.000 tỷ đồng, đứng thứ 3 trong Vùng ĐBSH, sau thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phịng. Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp trong GDP của Vùng cũng chỉ ở mức 7,4% (năm 2011).

3.2. Năng lực cạnh tranh cấp độ địa phương

3.2.1. Hạ tầng văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục

3.2.1.1. Văn hóa, xã hội, con người

Quảng Ninh có 22 dân tộc cùng sinh sống, trong đó nhiều nhất là dân tộc Kinh (chiếm 88,4%) và có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời với nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử và lễ hội truyền thống. Đây là lợi thế rất lớn trong phát triển du lịch tâm linh, tìm hiểu truyền thống văn hóa. Bên cạnh đó, do có nguồn gốc dân nhập cư khá nhiều từ thời Pháp khai thác than đến nay nên tư tưởng cục bộ địa phương ở Quảng Ninh không nặng nề như ở phần lớn các địa phương khác trong Vùng. Yếu tố này có tác động rất lớn đến sự đổi mới, năng động và thuận lợi cho chính quyền trong q trình ban hành và thực thi các chính sách. Quảng Ninh có dân số trẻ với gần 800 nghìn người trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi, bằng 68% dân số). Tuy nhiên, đây cũng là lợi thế chung của tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Hơn nữa, chất lượng nguồn nhân lực Quảng Ninh hiện nay còn hạn chế. Lao động được đào tạo mới đạt 50%, tỉnh vẫn thiếu lao động có tay nghề hoặc khả năng giao tiếp bằng

Hình 3.3: Mật độ dân số Vùng ĐBSH năm 2011 (người/km2)

tiếng Anh hay tiếng Trung trong ngành du lịch, kỹ năng chun mơn vận hành máy móc kỹ thuật cao trong ngành sản xuất.

Hình 3.4: Tháp dân số Quảng Ninh năm 2009

Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009

3.2.1.2. Giáo dục

Đến nay, Quảng Ninh có khoảng 650 cơ sở đào tạo, tăng gần 100 cơ sở năm 2005 (Phụ lục 4). Tỉnh đã đạt được thành công nhất định trong công tác xây dựng các cơ sở đào tạo bậc đại học, thành lập trường đại học đầu tiên là Đại học Công nghiệp Quảng Ninh và mở một cơ sở của trường Đại học Ngoại thương tại ng Bí. Tuy nhiên, giáo dục Quảng Ninh vẫn còn những hạn chế như: (i) Khoảng cách giữa nội dung, chất lượng đào tạo và nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường cho rằng tìm được nguồn nhân lực có đủ trình độ tay nghề là một thách thức lớn khi hoạt động ở Quảng Ninh. (ii) Vẫn còn sự chênh lệch trong chất lượng giáo dục giữa thành thị và nông thôn, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, cũng như giữa các trường công lập và dân lập.

3.2.1.3. Y tế

Năm 2011, Quảng Ninh có 8,5 bác sĩ/vạn dân, con số này cao hơn mức trung bình của Việt Nam là 5,8 bác sĩ/vạn dân. Số giường bệnh là 41,5/vạn dân, cao hơn mức trung bình Việt Nam 1,7 lần. Số lượng dược sĩ là 1,05/vạn dân. (Phụ lục 5). Tuy nhiên, y tế Quảng Ninh cũng còn hạn chế như: (i) Tình trạng quá tải do nhu cầu y tế ngày càng cao, đặc biệt ở các bệnh viện tuyến trên tại các trung tâm đơ thị, vẫn cịn tình trạng 2-3 bệnh nhân phải nằm chung 1 giường bệnh; (ii) Thiếu một bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu của

du khách, cũng như thu hút lao động cao cấp. (iii) Mặc dù tỉnh cùng với sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế đã đầu tư rất nhiều cho công tác y tế nhưng về lâu dài, Quảng Ninh cần cung cấp dịch vụ y tế bền vững hơn và đảm bảo hiệu quả về mặt chi phí, đặc biệt là đối với người dân ở vùng sâu, vùng xa.

3.2.2. Hạ tầng kỹ thuật

3.2.2.1. Giao thông vận tải

Về đường bộ, Quảng Ninh có một số tuyến quốc lộ rất quan trọng đi qua, là điều kiện

thuận lợi cho liên kết vùng như QL 18 kết nối với Hà Nội, QL 10 kết nối với Hải Phòng, QL 279 kết nối các tỉnh miền núi phía Bắc... Tuy nhiên, hạn chế của đường bộ Quảng Ninh là chất lượng đường kết nối đến các trung tâm kinh tế lớn chưa đạt yêu cầu, lưu lượng xe qua lại cao, cộng với QL 18 huyết mạch đã trở thành “phố” bởi dày đặc các cơ sở, hộ dân sống hai bên đường đã làm các phương tiện không di chuyển được với tốc độ thỏa đáng (hiện tốc độ trung bình chỉ khoảng 40–50 km/h), thời gian di chuyển kéo dài. Hiện vẫn chưa có tuyến đường cao tốc từ Hạ Long đi sân bay Nội Bài hoặc Hải Phòng. Điều này rất quan trọng khi mà chất lượng kết nối đường bộ đóng vai trị sống cịn trong việc thu hút du khách, vận chuyển hàng hóa. (Phụ lục 6).

Về đường biển, ngồi vị trí thuận lợi gần cụm cảng Hải Phịng, Quảng Ninh cịn có

một đường bờ biển dài 250km với 4 khu vực cảng biển là Hòn Gai (với cảng Cái Lân), Cẩm Phả, Vạn Gia, Vạn Hoa – Mũi Chùa, và một khu vực nằm trong quy hoạch (Hải Hà). Trong đó, cảng Cái Lân là cảng biển nước sâu nhất khu vực miền Bắc, có tổng diện tích 15,47 ha và được xây dựng để tiếp nhận tàu có trọng tải 20.000 – 50.000 DWT. Tuy nhiên, hạn chế của cảng biển Quảng Ninh nói chung là chưa khai thác hết cơng suất các cảng, thiếu năng lực cạnh tranh để trở thành một cảng trung chuyển quốc tế. Cảng Cái Lân là cảng quan trọng nhưng độ sâu của luồng hiện vẫn chưa đảm bảo như quy hoạch (8,5m so với 10m), độ quay trở tàu (bể đổi hướng hiện chỉ 350m so với quy hoạch là 450m). Ngồi ra, là hệ thống giao thơng kết nối từ cảng đi các trung tâm chưa đạt yêu cầu.

Về đường sắt, Quảng Ninh có một tuyến đường sắt nối tiếp từ Yên Viên (Hà Nội)

đến Hạ Long và có kế hoạch xây dựng tuyến nhánh tới Cái Lân. Tuy nhiên, có một số hạn chế lớn đó là thời gian đi lại dài và địa hình khơng phù hợp để phát triển đường sắt. Hiện nay, hành trình từ Hà Nội đi Hạ Long bằng đường sắt kéo dài gần 7 tiếng nên rất ít hành

khách hoặc hoạt động thương mại sử dụng dịch vụ đường sắt. Địa hình của Quảng Ninh không thuận lợi để phát triển đường sắt – vì có cả núi và biển/đầm lầy. Việc xây dựng trên các địa hình này địi hỏi chi phí cao, như xây cầu, hầm, lấn biển.

Về đường khơng, Quảng Ninh hiện chưa có sân bay và chủ yếu dựa vào một sân bay

quốc tế lớn (Nội Bài) và một sân bay nội địa (Cát Bi). Tuy nhiên, xét về điều kiện di chuyển hiện tại, thời gian đi từ Hạ Long đến sân bay Nội Bài có thể lên đến 4 tiếng, và sân bay Cát Bi lên đến 2 tiếng. Thời gian di chuyển như vậy là quá dài để có thể hỗ trợ ngành du lịch và sản xuất của Quảng Ninh phát triển. Do đó, Quảng Ninh trong thời gian trước mắt chủ yếu phát triển các tuyến đường bộ để rút ngắn khoảng cách di chuyển đến các sân bay này. Mặc dù, quy hoạch Cảng hàng không Quảng Ninh tại huyện Vân Đồn đã được phê duyệt12 nhưng để triển khai xây dựng và đưa vào vận hành là cả một vấn đề lớn, mất nhiều thời gian.

Về đường thủy nội địa, Quảng Ninh có hàng trăm cảng và bến thủy nội địa đang được

khai thác, chủ yếu là các cảng xuất khẩu than và vận chuyển vật liệu xây dựng. Đường thủy nội địa phục vụ nhiều chức năng trong tỉnh, như: Du lịch, dân sinh, kết nối với các cảng biển, kết nối với cửa khẩu Móng Cái... Nhìn chung, đường thủy nội địa đã và đang đáp ứng được khá tốt yêu cầu vận chuyển than và hàng hóa trong khu vực.

3.2.2.2. Cung cấp điện

Nhìn chung, hiện trạng hạ tầng điện ở Quảng Ninh phù hợp với mức độ phát triển của tỉnh. Điện được truyền trên lưới điện quốc gia và 14/14 huyện, thị, thành phố sử dụng điện lưới13. Ngoài ra, do lợi thế gần vùng nguyên liệu nên đã hình thành một số nhà máy nhiệt điện lớn ở Quảng Ninh. Theo Quy hoạch điện VII đến năm 2020 của quốc gia14, các nhà máy tại Quảng Ninh sẽ sản xuất 5.380 MW, chiếm 15% tổng công suất nhiệt điện cả nước. Tuy nhiên, hạn chế trong cung cấp điện của Quảng Ninh mà cũng là của hầu hết các tỉnh, thành ở Việt Nam đó là việc mất điện ngẫu nhiên. Hầu hết những trường hợp này là do cắt điện luân phiên nhằm mục đích cân bằng cung cấp điện trên khắp cả nước do tình trạng thiếu điện ở Việt Nam. Tình trạng khơng ổn định như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới quyết định của các nhà đầu tư cơng nghiệp tiềm năng vì năng suất sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.

12 Tại Quyết định số 576/QĐ-BGTVT ngày 16/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải

13 Cuối năm 2013, đã khánh thành dự án đưa điện lưới ra đảo Cô Tô với tổng mức đầu tư 1.107 tỷ đồng.

3.2.2.3. Cung cấp nước

Hệ thống cấp nước chung của Quảng Ninh hiện trong tình trạng tốt so với mức phát triển hiện tại. Hầu hết người dân tại các khu vực đô thị đã được sử dụng nguồn nước chất lượng tốt, 91,56% dân cư đơ thị có thể tiếp cận với nguồn nước sạch, cao hơn nhiều vùng khác trên cả nước. Tuy nhiên, nguồn nước sạch cấp cho các khu công nghiệp và khu du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh quảng ninh theo hướng phát triển bền vững (Trang 28)