Cơ cấu thu nội địa tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh quảng ninh theo hướng phát triển bền vững (Trang 25)

Nguồn: Sở Tài chính Quảng Ninh 2012

Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu vẫn là các sản phẩm truyền thống, như: Than, đóng tàu, vật liệu xây dựng, bia, nước khoáng, gạch nung. Trong những năm gần đây, tiếp tục có thêm những nhà máy xi măng, nhiệt điện công suất lớn được cấp phép hoặc đang triển khai xây dựng tại Quảng Ninh7 - (Hình 2.13).

Hình 2.13: Một số sản phẩm cơng nghiệp chủ yếu của tỉnh Quảng Ninh

Nguồn: NGTK Quảng Ninh các năm 2010, 2012

Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thì mặt hàng cơng nghiệp và khống sản chiếm tới ¾ giá trị xuất khẩu. Mặc dù, tỷ trọng này cũng giảm dần qua từng năm, từ 80% năm 2006 xuống cịn 65% năm 2012 (Hình 2.14) nhưng tỷ lệ hàng hóa xuất thơ8 vẫn cịn cao, hàm lượng gia cơng, tinh chế trong sản phẩm cịn thấp nên giá trị gia tăng về không được là bao. Tâm lý “ăn xổi” đã lấn át sự sáng tạo, áp dụng khoa học công nghệ để cải tiến năng suất, nâng cao hiệu quả.

7 Nhiệt điện: Quảng Ninh II (600 MW), Mông Dương I (1.000 MW), Mông Dương II (1.200 MW), Mạo Khê (440 MW). Xi măng: Thăng Long II (2,3 triệu tấn), Hạ Long (2,07 triệu tấn)…

Tuy nhiên, hầu hết những sản phẩm thô và nguồn nguyên liệu sẽ dần cạn kiệt hoặc đã khai thác tới hạn. Hơn nữa, với cách khai thác bừa bãi (nhất là khai thác than), khơng có tầm nhìn dài hạn, chỗ nào dễ làm trước đã không những làm lãng phí trong q trình khai thác hiện nay mà cịn gây khó khăn, tốn kém chi phí hơn cho việc khai thác sau này. Do đó, khả năng cạnh tranh trong tương lai của các sản phẩm này sẽ bị suy yếu cả về số lượng cũng như giá thành.

- Tiềm năng du lịch của Quảng Ninh chưa được bảo tồn và phát huy một cách hiệu quả. Thực tế hơn 50 năm qua, du lịch quốc tế đã lớn mạnh và trở thành một trong những khu

vực kinh tế lớn nhất trên thế giới. Thông qua những tác động trực tiếp và gián tiếp, ngành du lịch tạo ra hàng triệu việc làm, thu hút đáng kể ngoại tệ, vốn đầu tư và công nghệ, thúc đẩy kinh tế địa phương và có thể đóng góp đáng kể cho việc chuyển dịch theo hướng kinh tế xanh (UNEP, 2011). Tuy nhiên, tỷ trọng của lĩnh vực dịch vụ chuyển dịch chậm như đã nêu ở phần 2.1.2 là chưa tương xứng với lợi thế đặc biệt về du lịch, dịch vụ của Quảng Ninh. Theo các báo cáo hàng năm của Ngành du lịch thì tổng doanh thu du lịch trên GDP của tỉnh trong những năm gần đây đều chưa vượt quá con số 10%. Còn theo Kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch 2011 do Tổng cục Thống kê thực hiện (Phụ lục 2), mặc dù du khách đến Quảng Ninh có mức chi tiêu khá cao nhưng thời gian lưu trú của khách quốc tế chỉ đạt 2,8 ngày thấp hơn so với các trung tâm du lịch khác của cả nước.

Những giá trị ngoại hạng của Vịnh Hạ Long không chỉ là của Việt Nam mà là của cả nhân loại, do đó việc bảo tồn và phát huy nó vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi rất lớn của Quảng Ninh. Nếu khơng có những thảm họa thì Vịnh Hạ Long sẽ tồn tại hàng triệu năm và như vậy việc bảo tồn Vịnh Hạ Long nói riêng và các khu vực du lịch càng tốt thì chính quyền và người dân sở tại sẽ càng có nhiều cơ hội hơn, lợi ích hơn khi khai thác và phát huy nó.

Nguồn: NGTK Quảng Ninh 2012

Hình 2.14: Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (triệu USD)

2.3.2. Phát triển công nghiệp để lại hậu quả môi trường nghiêm trọng

Các khu vực, điểm du lịch chủ yếu của Quảng Ninh như khu vực Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long hay khu vực Yên Tử đều nằm gần khu vực khai thác than ở Hạ Long, Cẩm Phả và ng Bí. Do đó, hoạt động khai thác, sàng tuyển, vận chuyển đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mơi trường du lịch từ khơng khí (bụi than, đất) đến nước thải mỏ, chất thải mỏ… Bụi và khí thải vượt quá mức cho phép, nhất là tại khu vực đơ thị Hạ Long, Cẩm Phả, ng Bí, Mạo Khê. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2010, tiếng ồn phát sinh do sản xuất than thường xuyên vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2-1,5 lần. Khai thác khoáng sản lộ thiên, xây dựng và mở rộng đơ thị gây biến đổi địa hình, xói lở, bồi lắng dòng chảy, ngập úng vào mùa mưa, tác động xấu tới Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long (sản xuất 1 tấn than hiện nay phải bóc xúc 10,5 m3 đất đá và thải ra 4-5m3 nước thải chưa qua xử lý); tại Cẩm Phả, bãi đổ thải do khai thác than có nơi cao trình đến trên 400 mét, đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất, tính mạng và đời sống của nhân dân. Các cơ sở công nghiệp phát triển chủ yếu dọc Quốc lộ 18A và khu vực ven biển, ảnh hưởng đến cảnh quan và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Một số địa phương, tình trạng ơ nhiễm do rác thải đến mức báo động; tỉnh chưa có nhà máy xử lý chất thải rắn, nước thải rắn công nghiệp.9

Các nguồn ô nhiễm này không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp tới mỹ quan tại các khu vực đô thị như làm bẩn đường, cây xanh bị phủ đen mà còn âm thầm gây tổn hại đến sức khỏe của người dân. Trong khi đó, tiêu chí trong lành về mơi trường, xanh đẹp về cảnh quan lại là tối quan trọng đối với ngành du lịch. Đây chính là mẫu thuẫn lớn giữa ngành than và ngành du lịch mà tỉnh Quảng Ninh đã và đang phải giải quyết.

9 Đất đá thải từ khai thác ước khoảng 300 triệu tấn/năm. Nước thải sản xuất than phát sinh khoảng 250 triệu m3/năm (chưa kể nước mặt từ các khai trường). Lượng rác thải phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 460 tấn/ngày; chất thải rắn trên 200 triệu m3/năm; rác thải công nghiệp khoảng 218.000 tấn/năm; chất thải nguy hại trong quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ khoảng 3.300 tấn/năm; nước thải sinh hoạt 135 ngàn m3/ngày.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Các yếu tố sẵn có của địa phương

3.1.1. Vị trí địa kinh tế

Quảng Ninh nằm ở khu vực Đông Bắc của Việt Nam. Cùng với thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh là một trong ba đỉnh của tam giác phát triển Vùng KTTĐ Bắc Bộ, đóng góp vai trị động lực thúc đẩy kinh tế vùng. Thành phố Hạ Long cách trung tâm Hà Nội 150 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 120 km và cách trung tâm Hải Phịng 80 km. Vị trí này đã mang lại cho Quảng Ninh nhiều cơ hội phát triển theo cụm, như phát triển cụm cảng biển với Hải Phịng, chia sẻ dịch vụ hàng khơng nhờ sân bay Nội Bài và Cát Bi, cũng như xây dựng các sản phẩm du lịch kết hợp giữa Hà Nội, Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long và đảo Cát Bà.

Hình 3.1: Vị trí tỉnh Quảng Ninh trong khu vực Bắc Bộ

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ Nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2014

Ở góc độ kết nối quốc tế, là tỉnh duy nhất có đường biên giới giáp Trung Quốc cả trên bộ (118,8 km) và trên biển (191 km), Quảng Ninh nằm trong Khu vực hợp tác Hai hành lang một vành đai kinh tế Việt – Trung, cầu nối quan trọng của hợp tác kinh tế ASEAN – Trung Quốc. Các chương trình hợp tác đã và đang mang lại cho tỉnh nhiều cơ hội trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi với nhiều cơ chế hợp tác ưu đãi.

Tuy nhiên, ở góc độ cạnh tranh giữa các địa phương trong Vùng ĐBSH, Quảng Ninh có đơi chút bất lợi hơn trong thu hút đầu tư so với một số tỉnh xung quanh Hà Nội như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương… bởi với thị trường lớn khoảng 7 triệu dân như Hà Nội thì các tỉnh lân cận luôn được ưu tiên trong các quyết định đặt nhà máy, cơ sở dịch vụ của các nhà đầu tư để tối giản chi phí, thời gian vận chuyển.

3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

3.1.2.1. Khí hậu

Quảng Ninh có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nền nhiệt độ trung bình khoảng 21-230C, lượng mưa bình quân 1.995 mm và độ ẩm trung bình 82-85%. Do nằm sát biển, khí hậu của Quảng Ninh nhìn chung khá ơn hịa, mát mẻ. Tuy nhiên, do khí hậu mang tính mùa vụ cao nên Quảng Ninh không phải là một điểm đến “nắng vàng, cát trắng” tự nhiên quanh năm bởi mùa đông tương đối lạnh (từ tháng 12 đến tháng 3), gây khó khăn trong việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng vốn khá quen thuộc với du khách hiện nay. Ngồi ra, khí hậu mang tính mùa vụ cao cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động và sản lượng nơng nghiệp.

3.1.2.2. Đất đai

Quảng Ninh có diện tích tự nhiên khoảng 6.100 km2, khoảng 80% diện tích đất là đồi núi. Đất nơng nghiệp chiếm 75,4% tổng diện tích đất nhưng phần lớn lại là đất rừng. Chỉ 50.886 ha (8,3%) là có thể trồng trọt. Nhìn chung, địa hình của Quảng Ninh khó khăn cho trồng cây nông nghiệp cũng như phát triển cơ sở hạ tầng. Ngồi ra cịn có một trữ lượng lớn đất chưa qua sử dụng phục vụ cho mục đích phát triển công nghiệp và xây dựng (Phụ lục 3).

3.1.2.3. Biển

Nguồn tài ngun biển có giá trị nhất của Quảng Ninh chính là giá trị của Vịnh Hạ Long. Quần thể Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long là nguồn tài nguyên du lịch nổi bật, độc đáo vào bậc nhất cả nước và thế giới. Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới10 và được bình chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Vịnh Bái Tử Long với vẻ đẹp cịn hoang sơ nằm ở phía Đơng Bắc Vịnh Hạ Long, với

trên 600 đảo đất và đá, là nơi cư ngụ của nhiều loài động thực vật. Vịnh có một khu rừng quốc gia với 5 loại hệ sinh thái khác nhau, có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái lớn.

Quảng Ninh với nhiều bãi biển đẹp có lợi thế phát triển thành những điểm thu hút khách du lịch, được bổ trợ bởi các dịch vụ mua sắm và ẩm thực như Trà Cổ (Móng Cái), bãi biển trên các đảo Ngọc Vừng, Minh Châu, Quan Lạn (huyện Vân Đồn). Và gần đây, đảo Cô Tô đang ngày càng được biết đến là một điểm du lịch “nguyên sơ”, với lượng du khách trong năm vừa qua tăng gấp ba lần nhờ nước biển sạch và cảnh đẹp.

Ngoài ra, với 250 km đường bờ biển và trên 6.100 km2 ngư trường, gồm hơn 40.000 ha bãi triều và hơn 20.000 ha eo vịnh, Quảng Ninh có nhiều lồi hải sản có giá trị cao như tơm, cua, hàu, bào ngư, sị huyết, sá sùng... Điều này tạo ra cơ hội lớn cho phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, đặc biệt là phục vụ khách du lịch đến Quảng Ninh.

3.1.2.4. Khoáng sản

Quảng Ninh được thiên nhiên ban tặng tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là than, vật liệu xây dựng và nước khoáng.

- Than: Ngành than, theo Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt11 thì sản lượng than thương phẩm tại Quảng Ninh chiếm 95% của cả nước. Quảng Ninh có bể than lớn cung cấp chủ yếu là anthraxit với hàm lượng các-bon cao. Tổng tài nguyên trữ lượng ước đạt khoảng 8,8 tỷ tấn, trong đó, khoảng 3,6 tỷ nằm ở độ sâu 0 đến -300 m.

Hình 3.2: Bản đồ khống sản tỉnh Quảng Ninh

Nguồn: Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam 2014

- Khoáng sản phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng: Quảng Ninh có nhiều đá vơi, đất sét và cao lanh. Các khoáng sản này là nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Quảng Ninh đã có nhiều thương hiệu được thế giới biết đến: Gạch Giếng Đáy, ngói Hạ Long, gốm Viglacera - Hạ Long, gốm sứ Đông Triều…

Bảng 3.1: Tiềm năng khống sản chính làm vật liệu xây dựng của Quảng Ninh

TT Khoáng sản Số lượng mỏ Trữ lượng, tài nguyên dự báo

(triệu tấn) 1. Đá vôi xi măng 6 2.150 2. Sét xi măng 6 1.637 3. Sét gạch ngói 7 115 4. Sét chịu lửa 4 14,6 5. Cao lanh 12 70 6. Cát thủy tinh 2 6,2 7. Cát sỏi xây dựng 12 11,7

8. Đá vôi xây dựng 3 110 triệu m3

Nguồn: Sở Xây dựng Quảng Ninh 2010

- Nước khoáng: Các địa phương Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên) và Đồng Long (Bình Liêu) có nguồn nước khống uống được. Ngồi ra, cịn có các suối nước nóng ở Cẩm Phả với hàm lượng khống cao, có tác dụng trị liệu và phục vụ du lịch.

3.1.2.5. Tài nguyên nước

Tổng lượng nước mưa hàng năm trên đất liền của Quảng Ninh đạt khoảng 12 tỷ m3, hay trung bình 2 triệu m3/km2. Tỉnh có nhiều sơng suối, trong đó 30 sơng có độ dài hơn 10 km; có 124 hồ đập với tổng lượng nước là 336,65 triệu m3. Trữ lượng nước ngầm đã được thăm dò và xếp loại của Quảng Ninh là: Loại A: 55.622 m3/ngày; Loại B: 130.671 m3/ngày; và Loại C: 172.216 m3/ngày.

3.1.3. Quy mơ địa phương

Quảng Ninh có diện tích đất tự nhiên 6.100 km2 (rộng nhất và chiếm tới 29% diện tích Vùng ĐBSH) và một vùng biển có diện tích tương đương; dân số (năm 2011) là 1,16 triệu người. Quảng Ninh được coi là tỉnh đất rộng người thưa với mật độ 191 người/km2 (Hình 3.3) thấp nhất trong vùng (mật độ trung bình của Vùng ĐBSH là 949 người/km2 và cả

nước là 265 người/km2). Về kinh tế, tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn tỉnh (giá hiện hành) năm 2012 đạt khoảng 65.000 tỷ đồng, đứng thứ 3 trong Vùng ĐBSH, sau thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phịng. Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp trong GDP của Vùng cũng chỉ ở mức 7,4% (năm 2011).

3.2. Năng lực cạnh tranh cấp độ địa phương

3.2.1. Hạ tầng văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục

3.2.1.1. Văn hóa, xã hội, con người

Quảng Ninh có 22 dân tộc cùng sinh sống, trong đó nhiều nhất là dân tộc Kinh (chiếm 88,4%) và có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời với nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử và lễ hội truyền thống. Đây là lợi thế rất lớn trong phát triển du lịch tâm linh, tìm hiểu truyền thống văn hóa. Bên cạnh đó, do có nguồn gốc dân nhập cư khá nhiều từ thời Pháp khai thác than đến nay nên tư tưởng cục bộ địa phương ở Quảng Ninh không nặng nề như ở phần lớn các địa phương khác trong Vùng. Yếu tố này có tác động rất lớn đến sự đổi mới, năng động và thuận lợi cho chính quyền trong q trình ban hành và thực thi các chính sách. Quảng Ninh có dân số trẻ với gần 800 nghìn người trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi, bằng 68% dân số). Tuy nhiên, đây cũng là lợi thế chung của tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Hơn nữa, chất lượng nguồn nhân lực Quảng Ninh hiện nay còn hạn chế. Lao động được đào tạo mới đạt 50%, tỉnh vẫn thiếu lao động có tay nghề hoặc khả năng giao tiếp bằng

Hình 3.3: Mật độ dân số Vùng ĐBSH năm 2011 (người/km2)

tiếng Anh hay tiếng Trung trong ngành du lịch, kỹ năng chuyên môn vận hành máy móc kỹ thuật cao trong ngành sản xuất.

Hình 3.4: Tháp dân số Quảng Ninh năm 2009

Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009

3.2.1.2. Giáo dục

Đến nay, Quảng Ninh có khoảng 650 cơ sở đào tạo, tăng gần 100 cơ sở năm 2005 (Phụ lục 4). Tỉnh đã đạt được thành công nhất định trong công tác xây dựng các cơ sở đào tạo bậc đại học, thành lập trường đại học đầu tiên là Đại học Công nghiệp Quảng Ninh và mở một cơ sở của trường Đại học Ngoại thương tại ng Bí. Tuy nhiên, giáo dục Quảng Ninh vẫn cịn những hạn chế như: (i) Khoảng cách giữa nội dung, chất lượng đào tạo và nhu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh quảng ninh theo hướng phát triển bền vững (Trang 25)