Trình độ phát triển cụm ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh quảng ninh theo hướng phát triển bền vững (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 2 : KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ QUẢNG NINH

3.3. Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp

3.3.2. Trình độ phát triển cụm ngành

Quảng Ninh có khá nhiều lĩnh vực, ngành nghề có ưu thế nhưng hai cụm ngành mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh hơn cả là cụm ngành du lịch và cụm ngành than.

3.3.2.1. Cụm ngành du lịch

Quảng Ninh có rất nhiều điểm thu hút khách du lịch nhưng điểm nổi tiếng nhất, đặc trưng nhất, thu hút nhiều du khách nhất chính là Vịnh Hạ Long. Do đó, hoạt động cốt lõi của cụm ngành du lịch Quảng Ninh là khai thác giá trị của Vịnh Hạ Long. Các hoạt động du lịch chính liên quan đến Vịnh Hạ Long là thăm quan (chủ yếu bằng tàu du lịch), nghỉ đêm (tại khách sạn trên bờ hoặc nghỉ đêm trên tàu đủ tiêu chuẩn), nhà hàng phục vụ ăn uống, ẩm thực (trên bờ và trên tàu), các dịch vụ vui chơi, giải trí, bán đồ lưu niệm...

Hình 3.9: Sơ đồ cụm ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh

Nguồn: Tác giả tự vẽ trên cơ sở tham khảo cụm ngành du lịch Andalucia (Tây Ban Nha)

a) Điều kiện các nhân tố đầu vào

Vịnh Hạ Long là một tài sản vô giá không chỉ của Quảng Ninh, của Việt Nam mà là của cả nhân loại. Điều này đã được minh chứng bằng sự công nhận của UNESCO và các tổ

chức uy tín trên thế giới. Các điểm đến vệ tinh xung quanh Vịnh Hạ Long có thể kể đến là hệ thống các đảo, vịnh, bãi tắm trải dài suốt 250 km bờ biển của tỉnh; hệ thống các khu di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh như n Tử, Cửa Ơng... Khoảng cách so với Hà Nội, Hải Phịng nơi có các sân bay, cảng trung chuyển lớn cũng là yếu tố rất thuận lợi khi phát triển du lịch theo tour, cụm. Hệ thống kết cấu hạ tầng về du lịch, đơ thị, thương mại của tỉnh có nền tảng từ nhiều năm qua thường xuyên được đầu tư nâng cấp, mở rộng nên đáp ứng khá tốt nhu cầu của du khách. Nếu như một con đường cao tốc từ Hà Nội về Hạ Long, từ Hải Phòng đến Hạ Long sớm được hồn thành thì du lịch Quảng Ninh sẽ cịn thuận lợi nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của các điểm du lịch nổi tiếng của các quốc gia trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Singapore, Malaysia thì du lịch Quảng Ninh cịn rất hạn chế, nhất là hạ tầng du lịch còn yếu kém, sản phẩm du lịch nghèo nàn, kỹ năng phục vụ của nhân viên và thái độ của người dân bản địa đối với du lịch còn chưa tốt.

b) Các điều kiện cầu

Du khách đến Quảng Ninh hiện nay khoảng 7 triệu, trong đó khoảng 60% là khách nội địa. Lượng khách nội địa đã tăng hơn gấp đôi từ 2,2 triệu lượt (năm 2008) lên 4,6 triệu lượt (năm 2012). Theo Báo cáo điều tra chi tiêu của khách du lịch năm 2011, trong cơ cấu chi tiêu, khách trong nước chi cho ăn uống nhiều nhất (30%) sau đó đến mua sắm hàng hóa (21,9%), th phịng (20,1%); chi cho vui chơi giải trí chiếm 4%. Mặc dù nhu cầu chưa cao như khách quốc tế nhưng do có điều kiện đi du lịch nước ngồi nhiều nên càng ngày địi hỏi của khách nội địa đối với Quảng Ninh về các sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ càng khắt khe hơn. Cịn khách quốc tế16 thì dành chủ yếu cho những nhu cầu cơ bản đó là th phịng (31,5%), ăn uống (26,5%), đi lại (19,1%), thăm quan (10,9%); chi cho mua sắm hàng hóa (5,6%) và vui chơi giải trí (0,8%) ít hơn nhiều so với khách trong nước. Hiện nay, du khách nói chung quan tâm nhiều hơn đến mơi trường trong sạch, thái độ phục vụ của nhân viên, sự trung thực của các cơ sở kinh doanh, thái độ của người dân địa phương và an tồn ở các điểm đến. Chính những địi hỏi này làm tăng NLCT của ngành du lịch, khuyến khích các sản phẩm du lịch phù hợp với cầu thế giới.

16 Theo số liệu của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, năm 2011, khách châu Á chiếm phần lớn trong số khách quốc tế đến Quảng Ninh. Trong đó, Trung Quốc (28,4%), Hàn Quốc (20,4%), Đài Loan (9,2%), Nhật Bản (5%). Các quốc gia khác ngồi châu Á có du khách đến nhiều là Pháp (7,9%), Úc (6,5%), Mỹ (4,1%), Anh (4%).

c) Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh

Hiện nay, rào cản gia nhập thị trường kinh doanh du lịch là khá thấp. Trong những năm gần đây, chủ yếu là các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn ĐTNN hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Điều đó làm cho mức độ cạnh tranh trong cụm ngành là khá cao. Tuy nhiên, hiện có rất ít tập đồn nổi tiếng thế giới có mặt tại Hạ Long như Tập đồn Accor (đang quản lý khách sạn Novotel Hạ Long). Trên địa bàn tỉnh đến nay mới chỉ có duy nhất một khách sạn được công nhận 5 sao. Điều này một mặt chứng tỏ du lịch Quảng Ninh vẫn còn ở mức độ phát triển khiêm tốn trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới, nhưng mặt khác lại là cơ hội để các tập đoàn nổi tiếng về du lịch có mặt tại đây.

d) Các ngành cơng nghiệp hỗ trợ và liên quan

Hệ thống khách sạn, nhà hàng khá phong phú, được hình thành từ vài chục năm nay; ngành vận tải phát triển mạnh và hoạt động khá tốt, nhất là ngành vận tải biển do có lợi thế về bờ biển, vịnh kín gió và cảng nước sâu. Ngành du lịch Quảng Ninh được hỗ trợ khá tốt từ ngành thủy sản với nguồn hải sản phong phú và nhiều loài được coi là đặc sản, không thể thiếu trong ẩm thực của Quảng Ninh. Về việc cung cấp thực phẩm, đồ uống khác cho du khách cũng được đảm bảo khá tốt bởi các địa phương lân cận cũng như là sự xuất hiện của các nhà cung cấp lớn như chuỗi siêu thị Metro, Big C. Ngành thủ công mỹ nghệ chuyên cung cấp các tặng phẩm, đồ lưu niệm cũng đã hình thành từ lâu như các sản phẩm từ than đá, gốm sứ, vỏ các loài hải sản... Tuy nhiên, các sản phẩm này chưa xây dựng được một thương hiệu xứng tầm, quy mơ sản xuất cịn nhỏ lẻ nên khả năng hỗ trợ cho ngành du lịch của tỉnh cịn khiêm tốn. Hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe cịn chưa đạt chuẩn quốc tế nên cũng là một trở ngại trong việc thu hút các du khách nước ngồi, nhất là khách có thu nhập cao.

3.3.2.2. Cụm ngành than

a) Điều kiện các nhân tố đầu vào

Hoạt động cốt lõi của cụm ngành này là hoạt động khai thác và chế biến than. Nhân tố đầu vào của ngành than Quảng Ninh rất có lợi thế rất với trữ lượng lớn (8,8 tỷ tấn), chất lượng tốt (chủ yếu là anthraxit). Tuy nhiên, do ngày càng phải đi sâu khai thác, công nghệ phải thân thiện hơn với môi trường nên nhu cầu vốn cũng là một trở ngại đáng kể. Hơn nữa, cách quản lý chủ yếu giao cho Vinacomin trong hoạt động khai thác than cũng bộc lộ những

hạn chế nhất định trong việc nâng cao năng suất, tinh giản bộ máy, huy động nguồn lực (vốn, lao động, công nghệ…).

b) Các điều kiện cầu

Nguồn tiêu thụ than được phân chia thành hai nhánh, một là để xuất khẩu, hai là tiêu thụ trong nước qua việc cung cấp cho các hộ tiêu thụ lớn như: Nhiệt điện, phân bón, giấy, xi măng… và nhu cầu cho cả hai nguồn tiêu thụ này đều rất lớn. Trong khi than xuất khẩu chủ yếu là than nhiệt cao thì than bán trong nước chủ yếu là than nhiệt thấp, khơng địi hỏi chất lượng cao. Tuy nhiên, với việc Việt Nam đã và đang xây dựng ngày càng nhiều các nhà máy nhiệt điện thì nhu cầu về than nội địa trong tương lai là rất lớn, thậm chí hiện nay Việt Nam đã phải nhập khẩu than để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện. Điều này tiếp tục đặt ra một nhu cầu lớn cho việc khai thác than ở Quảng Ninh.

c) Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh

Những năm trước đây, khi mà khai thác lộ thiên chiếm phần lớn, xuất khẩu thô là chủ yếu và tiêu chuẩn về môi trường không được coi trọng nên các doanh nghiệp thuộc ngành than chỉ chọn cơng nghệ vừa phải, ít tốn kém. Tuy nhiên, bây giờ khi mà mọi thứ cần phải thay đổi theo hướng ngược lại thì giá than xuất khẩu sẽ bị cạnh tranh hơn. Thăm dò và khai thác than hiện nay chủ yếu do Vinacomin đảm trách. Về chế biến và kinh doanh than thì được mở rộng hơn cho các loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên gần đây loại hình này cũng được đưa vào loại hình kinh doanh có điều kiện để hạn chế việc lợi dụng để khai thác, kinh doanh, vận chuyển than trái phép. Chính vì vậy, tính cạnh tranh trong cụm ngành than ở gần như là khơng có bởi sự độc quyền của Nhà nước.

d) Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan

Ngành hỗ trợ trực tiếp và quan trọng nhất đối với ngành than là ngành cơ khí. Tuy nhiên, ngành cơ khí tại Quảng Ninh mới chỉ dừng lại ở mức sửa chữa và chế tạo giản đơn; máy móc, thiết bị chủ yếu được nhập từ nước ngoài hoặc từ ngoại tỉnh. Nhưng bù lại, Quảng Ninh cũng có trường Đại học cơng nghiệp và Cao đẳng nghề mỏ chuyên để đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho ngành than; bên cạnh đó, hệ thống vận tải đường sắt nội bộ, vận tải đường biển cũng góp phần hỗ trợ khá tốt.

Hình 3.10: Sơ đồ cụm ngành than tỉnh Quảng Ninh

Nguồn: Tác giả tự vẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh quảng ninh theo hướng phát triển bền vững (Trang 40 - 44)