Hiện trạng NLCT tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh quảng ninh theo hướng phát triển bền vững (Trang 47 - 54)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích ở Chương 3 (Mức độ lợi thế và bất lợi so với Vùng ĐBSH)

17 Qua các báo cáo PCI có thể thấy nhiều địa phương thay đổi vị trí xếp hạng một cách đột ngột. Ví dụ: An Giang, năm 2011 xếp hạng 19, năm 2012 tăng vọt lên xếp hạng 2, sang năm 2013 lại tụt đến hơn 20 bậc xuống hạng 23.

4.2. Khuyến nghị chính sách

Từ đặc điểm, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và qua phân tích các nhân tố tác động đến NLCT của tỉnh, tác giả đề xuất một số nhóm chính sách sau để nâng cao NLCT của Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững:

- Làm tốt công tác quy hoạch: Đây là việc làm có tính chiến lược, đặc biệt quan trọng

mặc dù nó khơng mang lại kết quả ngay. Một quy hoạch tốt phải được xây dựng bởi các chun gia giỏi có tầm nhìn, kinh nghiệm, tâm huyết, khách quan và phải được sự tham gia đóng góp của người dân trước khi ban hành. Quảng Ninh đã và đang thuê tư vấn nước ngồi có uy tín thực hiện một số quy hoạch quan trọng cho tỉnh. Tuy nhiên, điều quan trọng tiếp theo là sự cam kết thực hiện nó bởi chính quyền điều hành mà khơng bị ảnh hưởng bởi tư duy nhiệm kỳ. Sự điều chỉnh quy hoạch quá nhiều, tùy tiện sẽ dẫn đến sự lãng phí, phá bỏ những kết quả mà những người đi trước đã gây dựng vì mục tiêu lâu dài.

- Cải thiện chất lượng kết cấu hạ tầng: Chi phí đầu tư cho kết cấu hạ tầng thường rất lớn, nhất là hạ tầng giao thơng. Do đó, tỉnh cần có lộ trình đầu tư và kêu gọi đầu tư cho phù hợp với nguồn lực và bối cảnh vĩ mô của nền kinh tế. Một cảng hàng không là cần thiết nếu Quảng Ninh được Trung ương xác định là một đặc khu kinh tế18 nhằm phát triển mang tính đột phá cho đất nước. Cịn trong tình hình như hiện nay, việc đầu tư nâng cấp các con đường kết nối giữa Quảng Ninh với Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Nội là cần thiết hơn. Trước mắt, đoạn nối với Hải Phịng có thể xây đường cao tốc để rút ngắn thời gian tiếp cận với sân bay Cát Bi và cảng Hải Phòng. Về phương thức đầu tư nên khai thác phương thức hợp tác công – tư (PPP) để hạn chế áp lực cho NSNN.

- Ưu tiên đặc biệt cho phát triển du lịch: Quảng Ninh cần xác định du lịch sẽ là ngành

trụ cột trong tương lai. Du lịch Quảng Ninh hiện mới chủ yếu phát huy tiềm năng sẵn có, do vậy tỉnh cần có chiến lược đầu tư và thu hút đầu tư để nâng cấp các khâu còn yếu của cụm ngành này như hệ thống các cơ sở lưu trú, dịch vụ giải trí cao cấp... và phải theo hướng “du lịch xanh”. Quảng Ninh đang sở hữu di sản – kỳ quan thế giới vậy nên tỉnh cần kêu gọi những nhà đầu tư có thương hiệu quốc tế để khai thác giá trị to lớn đó, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của du khách, nhất là khách thu nhập cao. Tỉnh cũng cần có chính sách

để khuyến khích sự tham gia nhiều hơn nữa của khối doanh nghiệp dân doanh, nâng cấp chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp hiện có để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

- Phát triển công nghiệp hài hịa với bảo vệ mơi trường: Lĩnh vực cơng nghiệp nói

chung và nguồn than nói riêng vẫn cịn rất quan trọng không chỉ đối với Quảng Ninh và còn là nguồn năng lượng, nguồn thu quan trọng của đất nước. Bên cạnh đó là hơn 100 ngàn lao động làm việc trực tiếp trong ngành than. Do đó, khơng thể phủ nhận vai trị của ngành này hay nói các khác là khơng thể dừng khai thác than mặc dù nó đang gây ra hậu quả mơi trường nghiêm trọng. Vấn đề là Quảng Ninh và Trung ương cần có biện pháp hạn chế khai thác một cách tràn lan và hạn chế xuất khẩu thơ. Ngành khai khống nói chung và ngành than nói riêng cần đổi mới, áp dụng khoa học kỹ thuật cao trong các khâu từ thăm dò, khai thác, chế biến và vận chuyển để giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường. Tiêu chuẩn về môi trường và chế tài áp dụng cần khắt khe và mạnh tay để đủ sức triệt tiêu hành vi gian dối.

- Thường xuyên cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng ngày càng thơng thống: Mặc dù chỉ số PCI năm 2013 khá cao nhưng trung bình kể từ khi có xếp hạng đến

nay Quảng Ninh thường dao động quanh vị trí 20, chưa phải là địa phương có mơi trường kinh doanh hấp dẫn. Điều đó địi hỏi tỉnh phải tiếp tục cải thiện năng lực điều hành của chính quyền; nâng cao chất lượng và tính tiên liệu của các quy định, chính sách; đề cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong khu vực cơng; cải cách thủ tục hành chính; đào tạo đội ngũ cán bộ cơng chức chun nghiệp, thạo việc, có thái độ văn minh lịch sự trong giải quyết công việc; mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ trong xử lý công việc… Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ khối doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp dân doanh; kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các hiệp hội doanh nghiệp hoạt động thiết thực và tham gia tích cực vào q trình hoạch định chính sách của địa phương.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống giáo dục, y tế: Bên cạnh tận dụng lợi thế

liên kết vùng để thu hút nhân lực nhưng mặt khác cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho nguồn nhân lực của địa phương. Các trường đại học, cao đẳng và trường nghề trên địa bàn cần bám sát nhu cầu các doanh nghiệp, nhất là các kỹ năng, nghiệp vụ cho ngành du lịch, dịch vụ; kỹ thuật cho ngành sản xuất chất lượng cao mà tỉnh đang hướng tới. Về y tế, một mặt đầu tư đến nhu cầu cơ bản, tỉnh cần xác định đầu tư các bệnh viện chất lượng cao hay bệnh viện quốc tế ở các trung tâm lớn như thành phố Hạ Long bởi Vịnh Hạ Long là điểm đến của hàng triệu du khách quốc tế mỗi năm.

- Cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường sinh thái: Trước tiên tỉnh cần tập trung

vào giảm lượng khí thải, bụi thải, nước thải mỏ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực dân cư, vùng du lịch và nhanh chóng trồng cây hồn ngun tại các khu vực mỏ đã khai thác. Chính quyền phải biết từ chối các dự án đầu tư có nguy cơ gây ơ nhiễm cao; áp dụng nhiều hơn các tiêu chuẩn môi trường quốc tế phù hợp với xu hướng tăng trưởng xanh nhất là những vùng du lịch trọng điểm; xử phạt nghiêm khắc các trường hợp vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Tỉnh cũng cần dành nhiều nguồn lực hơn để đầu tư các trạm quan trắc, thiết bị máy móc đo đạc nồng độ ô nhiễm. Tăng cường truyền thông để nâng cao ý thức tự giác của người dân và du khách đến Quảng Ninh.

- Phát huy lợi thế từ liên kết vùng: Trong suốt quá trình hoạch định, thực thi và đánh

giá hiệu quả chính sách, Quảng Ninh phải luôn đặt trong sự liên kết với các địa phương trong vùng. Việc chia sẻ và tận dụng lợi thế, nguồn lực của nhau là điều cần thiết phải làm ở hầu hết các lĩnh vực từ cơ sở hạ tầng, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực, phát triển du lịch, bảo vệ mơi trường sinh thái… Đặc biệt trong đó, Quảng Ninh và Hải phòng sẽ phải là một cụm cảng lớn của khu vực phía Bắc, trở thành một điểm trung chuyển hàng hóa quốc tế lớn; tương tự là cụm du lịch Hạ Long, Cát Bà sẽ là một vùng du lịch biển đảo đặc sắc, hấp dẫn du khách toàn cầu…

4.3. Hạn chế của luận văn

- Do khung phân tích rộng nhưng bị giới hạn bởi số lượng chữ nên nhiều nội dung phân tích chưa sâu.

- Phát triển bền vững đòi hỏi phải nghiên cứu cả ba trục là kinh tế, xã hội và môi trường nhưng trong nghiên cứu này mới chủ yếu phân tích về kinh tế cịn khía cạnh xã hội và môi trường mới dừng lại ở nét khái quát.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Vũ Thành Tự Anh (2012), Khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phương.

2. Vũ Thành Tự Anh và c.t.g (2011), Liên kết để tăng cường năng lực cạnh tranh và phát

triển bền vững vùng ĐBSCL, Kỷ yếu hội thảo khoa học về cơ chế liên kết Vùng Đồng

bằng sông Cửu Long.

3. Vũ Thành Tự Anh (2012), Du lịch hay công nghiệp? Giải bài toán phát triển cân bằng

và bền vững ở Ninh Bình, Bài nghiên cứu tình huống mơn Phát triển vùng và địa phương

– Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

4. Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam (2009), Kinh tế Việt Nam 2008: Suy giảm và

thách thức đổi mới, NXB Tri thức.

5. CECODES, VFF-CRT & UNDP (2014), Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính cơng

cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2003: Đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân.

6. Cục Thống kê Quảng Ninh (2006), NGTK tỉnh Quảng Ninh 2005, NXB Thống kê. 7. Cục Thống kê Quảng Ninh (2011), NGTK tỉnh Quảng Ninh 2010, NXB Thống kê. 8. Cục Thống kê Quảng Ninh (2012), NGTK Quảng Ninh 1955 – 2011, NXB Thống kê. 9. Cục Thống kê Quảng Ninh (2013), NGTK tỉnh Quảng Ninh 2012, NXB Thống kê. 10. Fagerberg, Jan (2010), Mơ hình dịch chuyển cấu phần, năng suất.

11. Nguyễn Hồng Phong, Vũ Khiêu (2003), Dự địa chí Quảng Ninh, NXB Thế giới. 12. Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (2014), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp

tỉnh của Việt Nam năm 2013: Đánh giá chất lượng điều hành kinh tế để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.

13. Porter, Michael E. (2008), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, NXB Trẻ, TPHCM.

14. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

15. Tỉnh ủy Quảng Ninh (2012), Đề án Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững gắn với

bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh tỉnh Quảng Ninh đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

16. Tổng cục Thống kê (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009.

17. Tổng cục Thống kê (2011), Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam mười năm 2001 – 2010, NXB Thống kê.

18. Tổng cục Thống kê (2012), Kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch năm 2011.

Tiếng Anh

19. Anadon, Lastra C., Dias, Joana N., Toribio, Maria D., et al. (2011), Microeconomics of

Competitiveness - The Andalucia Tourism Cluster, Harvard Business School.

20. Conlin, Michael V. and Jolliffe, Lee (2011), Mining heritage and tourism: A global

synthesis, Routledge Advances in Tourism.

21. Creaco, Salvo and Querini, Giulio (2003), The role of tourism in sustainable economic

development, 43rd Congress of the European Regional Science Association.

22. Iimi, Atsushi (2007), Escaping from the Resource Curse: Evidence from Botswana and

the Rest of the World, IMF Staff Papers Vol. 54, No. 4.

23. Pham Hong Long (2012), Tourism Impacts and Support for Tourism Development in

Ha Long Bay, Vietnam: An examination of Residents’ Perceptions, Asian Social

Science, Vol. 8, No. 8

24. United Nations Environment Programe (2011), “Tourism: Investing in energy and resource efficiency”, Towards a Green Economy: Pathways to Sustainable Development and Poverty Eradication, pp. 418-448

25. World Commission on Environment and Development (1987), Our Common Future, Oxford University Press.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Mơ hình phân tích dịch chuyển cấu phần của Jan Fagerberg (2010)

Phương pháp dịch chuyển cấu phần là một phương pháp toán học, dùng để phân tách sự thay đổi các cấu phần trong cấu trúc tổng thể, phản ánh sự thay đổi vị trí của các cấu phần và sự thay đổi trong nội bộ của các phần cụ thể tạo nên cấu phần. Ứng dụng mô hình của Jan Fagerberg sẽ chỉ ra trong tăng trưởng năng suất, bao nhiêu phần trăm là do tăng năng suất trong nội bộ ngành và bao nhiêu phần trăm là do tăng năng suất do quá trình chuyển dịch. Nó được thể hiện bởi phương trình sau:

𝑑𝑃 = ∑i(P𝑖0𝑑𝑆𝑖 + 𝑑𝑃𝑖𝑑𝑆𝑖 + 𝑆𝑖0dPi)

Theo đó:

dP là tổng thay đổi năng suất của nền kinh tế

i = 1,2,3 đại diện cho các khu vực kinh tế I (nông nghiệp), II (công nghiệp), III (dịch vụ) Pi là năng suất thành phần của các khu vực

Si là tỷ trọng lao động của mỗi khu vực so với nền kinh tế

P𝑖0𝑑𝑆𝑖 (hiệu ứng tĩnh – static effect): Là sự dịch chuyển của lao động từ khu vực có năng

suất thấp sang khu vực có năng suất cao, là bước đầu tiên của quá trình dịch chuyển.

𝑑𝑃𝑖𝑑𝑆𝑖 (hiệu ứng động – dynamic effect): Là sự dịch chuyển lao động từ khu vực có tốc độ

tăng trưởng năng suất thấp sang khu vực có tốc độ tăng trưởng năng suất cao, là bước thứ hai của quá trình dịch chuyển.

𝑆𝑖0dPi (hiệu ứng nội ngành – within effect): Là sự thay đổi năng suất trong bản thân một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh quảng ninh theo hướng phát triển bền vững (Trang 47 - 54)