Chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh quảng ninh theo hướng phát triển bền vững (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 2 : KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ QUẢNG NINH

3.2. Năng lực cạnh tranh cấp độ địa phương

3.2.3. Chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng

3.2.3.1. Chính sách tài khóa

a) Thu ngân sách:

Thu NSNN trên địa bàn tỉnh luôn đạt mức cao so với cả nước và trong những năm gần đây thường đứng trong nhóm năm địa phương có số thu cao nhất sau TPHCM, Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu NSNN bình quân đầu người của Quảng Ninh năm 2011 đạt gần 31,2 triệu đồng, cao nhất so với các tỉnh thuộc ĐBSH, cao gấp 4 lần cả nước (7,7 triệu đồng) và gấp khoảng 2,6 lần so với mức trung bình của Vùng ĐBSH (12,5 triệu đồng).

Thu NSNN trên địa bàn tỉnh đã tăng gần 5 lần trong vòng 6 năm từ hơn 6.000 tỷ đồng năm 2006 lên 30.000 tỷ đồng vào năm 2012 (Hình 3.5). Đáng chú ý là trong số thu nội địa của Quảng Ninh thì quá nửa là từ khối DNNN. Năm 2012, thu NSNN từ khối này là 8.500 tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 60% thu nội địa của tỉnh; trong đó, DNNN trung ương mà chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc ngành than đã đóng góp gần 7.100 tỷ đồng, tương đương khoảng 50% thu nội địa của tỉnh. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến tính bền vững của ngân sách trong tương lai.

Hình 3.5: Thu NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 2001 - 2012 (tỷ đồng)

Nguồn: NGTK Quảng Ninh 2005, 2012 và Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh 2013

b) Chi ngân sách:

Chi ngân sách địa phương của Quảng Ninh cũng thuộc loại cao so với các địa phương trong vùng ĐBSH, chỉ sau thủ đô Hà Nội. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chi ngân sách địa phương bình quân đầu người của Quảng Ninh năm 2011 là 14,3 triệu đồng, bằng 1,6 lần so với cả nước (8,2 triệu đồng) và bằng 2,2 lần so với mức trung bình của vùng ĐBSH (6,1 triệu đồng). Trong cơ cấu chi ngân sách, chi đầu tư phát triển và chi thường xun thường khơng có chênh lệch lớn. Tuy nhiên, giai đoạn từ 2009 – 2011 mức chi đầu tư phát triển cao hơn hẳn so với chi thường xuyên, một trong những lý do có thể giải thích là do tăng chi đầu tư để đạt các mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đề ra.

Hình 3.6: Tổng chi NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 2001 - 2012 (tỷ đồng)

3.2.3.2. Chính sách đầu tư

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn liên tục tăng trong hơn 10 năm qua. Tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2001 – 2012 là 24%/năm, riêng năm 2012 giảm 6% so với 2011 là do thực hiện theo chủ trương cắt giảm đầu tư công, tái cơ cấu kinh tế của Chính phủ15. Tổng vốn đầu tư năm 2012 xấp xỉ gần 40.000 tỷ đồng bằng gần 10 lần so với thời điểm năm 2001. Trong cơ cấu nguồn vốn, vốn từ Khu vực Nhà nước vẫn chiếm đa số, trong đó phần đóng góp của các DNNN trên địa bàn là rất lớn (vốn đầu tư từ ngân sách chỉ dao động trung bình dưới 15%). Tuy nhiên, sau khi Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời cùng với chủ trương cổ phần hóa DNNN nên tỷ trọng đầu tư của Khu vực Nhà nước cũng đã giảm dần từ xấp xỉ 80% năm 2005 còn 45,7% năm 2012; trong khi đó vốn đầu tư từ Khu vực ngồi Nhà nước tăng từ xấp xỉ 18% năm 2005 lên 38,7% vào năm 2012 và Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi tăng từ 2,2% năm 2005 lên 15,5% vào năm 2012.

Hình 3.7: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Nguồn: NGTK Quảng Ninh 2012

3.2.3.3. Chính sách tín dụng

Trong giai đoạn từ 2005 – 2011, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn Quảng Ninh tăng bình quân khoảng 36%/năm. Tổng dự nợ năm 2011 đạt hơn 51.000 tỷ đồng cao hơn 6 lần so với năm 2005 (8.191 tỷ đồng). Trong đó, dự nợ trung và dài hạn chiếm phần lớn nhưng có xu hướng giảm dần từ 68% năm 2005 xuống còn 56% năm 2011 là do các tổ chức tín dụng

15 Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ.

tập trung cơ cấu lại nợ, giảm những nguồn vốn đầu tư khơng đúng mục đích. Dư nợ cho khu vực kinh tế Nhà nước chiếm đa số đã lấn át sự tiếp cận tín dụng của các khu vực khác nhưng cũng có xu hướng giảm dần từ 74% năm 2005 xuống còn 50% năm 2011, trong khi dư nợ cho khu vực ngoài nhà nước tăng đáng kể từ 25% năm 2005 lên 48% năm 2011, dự nợ cho khu vực có vốn ĐTNN tăng khơng đáng kể (Hình 3.8).

Hình 3.8: Dự nợ tín dụng trên địa bàn Quảng Ninh giai đoạn 2005 – 2011 (tỷ đồng)

Nguồn: NGTK Quảng Ninh 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh quảng ninh theo hướng phát triển bền vững (Trang 36 - 39)