Hạ tầng kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh quảng ninh theo hướng phát triển bền vững (Trang 34 - 36)

CHƯƠNG 2 : KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ QUẢNG NINH

3.2. Năng lực cạnh tranh cấp độ địa phương

3.2.2. Hạ tầng kỹ thuật

3.2.2.1. Giao thông vận tải

Về đường bộ, Quảng Ninh có một số tuyến quốc lộ rất quan trọng đi qua, là điều kiện

thuận lợi cho liên kết vùng như QL 18 kết nối với Hà Nội, QL 10 kết nối với Hải Phòng, QL 279 kết nối các tỉnh miền núi phía Bắc... Tuy nhiên, hạn chế của đường bộ Quảng Ninh là chất lượng đường kết nối đến các trung tâm kinh tế lớn chưa đạt yêu cầu, lưu lượng xe qua lại cao, cộng với QL 18 huyết mạch đã trở thành “phố” bởi dày đặc các cơ sở, hộ dân sống hai bên đường đã làm các phương tiện không di chuyển được với tốc độ thỏa đáng (hiện tốc độ trung bình chỉ khoảng 40–50 km/h), thời gian di chuyển kéo dài. Hiện vẫn chưa có tuyến đường cao tốc từ Hạ Long đi sân bay Nội Bài hoặc Hải Phòng. Điều này rất quan trọng khi mà chất lượng kết nối đường bộ đóng vai trị sống cịn trong việc thu hút du khách, vận chuyển hàng hóa. (Phụ lục 6).

Về đường biển, ngồi vị trí thuận lợi gần cụm cảng Hải Phịng, Quảng Ninh cịn có

một đường bờ biển dài 250km với 4 khu vực cảng biển là Hòn Gai (với cảng Cái Lân), Cẩm Phả, Vạn Gia, Vạn Hoa – Mũi Chùa, và một khu vực nằm trong quy hoạch (Hải Hà). Trong đó, cảng Cái Lân là cảng biển nước sâu nhất khu vực miền Bắc, có tổng diện tích 15,47 ha và được xây dựng để tiếp nhận tàu có trọng tải 20.000 – 50.000 DWT. Tuy nhiên, hạn chế của cảng biển Quảng Ninh nói chung là chưa khai thác hết cơng suất các cảng, thiếu năng lực cạnh tranh để trở thành một cảng trung chuyển quốc tế. Cảng Cái Lân là cảng quan trọng nhưng độ sâu của luồng hiện vẫn chưa đảm bảo như quy hoạch (8,5m so với 10m), độ quay trở tàu (bể đổi hướng hiện chỉ 350m so với quy hoạch là 450m). Ngồi ra, là hệ thống giao thơng kết nối từ cảng đi các trung tâm chưa đạt yêu cầu.

Về đường sắt, Quảng Ninh có một tuyến đường sắt nối tiếp từ Yên Viên (Hà Nội)

đến Hạ Long và có kế hoạch xây dựng tuyến nhánh tới Cái Lân. Tuy nhiên, có một số hạn chế lớn đó là thời gian đi lại dài và địa hình khơng phù hợp để phát triển đường sắt. Hiện nay, hành trình từ Hà Nội đi Hạ Long bằng đường sắt kéo dài gần 7 tiếng nên rất ít hành

khách hoặc hoạt động thương mại sử dụng dịch vụ đường sắt. Địa hình của Quảng Ninh không thuận lợi để phát triển đường sắt – vì có cả núi và biển/đầm lầy. Việc xây dựng trên các địa hình này địi hỏi chi phí cao, như xây cầu, hầm, lấn biển.

Về đường không, Quảng Ninh hiện chưa có sân bay và chủ yếu dựa vào một sân bay

quốc tế lớn (Nội Bài) và một sân bay nội địa (Cát Bi). Tuy nhiên, xét về điều kiện di chuyển hiện tại, thời gian đi từ Hạ Long đến sân bay Nội Bài có thể lên đến 4 tiếng, và sân bay Cát Bi lên đến 2 tiếng. Thời gian di chuyển như vậy là quá dài để có thể hỗ trợ ngành du lịch và sản xuất của Quảng Ninh phát triển. Do đó, Quảng Ninh trong thời gian trước mắt chủ yếu phát triển các tuyến đường bộ để rút ngắn khoảng cách di chuyển đến các sân bay này. Mặc dù, quy hoạch Cảng hàng không Quảng Ninh tại huyện Vân Đồn đã được phê duyệt12 nhưng để triển khai xây dựng và đưa vào vận hành là cả một vấn đề lớn, mất nhiều thời gian.

Về đường thủy nội địa, Quảng Ninh có hàng trăm cảng và bến thủy nội địa đang được

khai thác, chủ yếu là các cảng xuất khẩu than và vận chuyển vật liệu xây dựng. Đường thủy nội địa phục vụ nhiều chức năng trong tỉnh, như: Du lịch, dân sinh, kết nối với các cảng biển, kết nối với cửa khẩu Móng Cái... Nhìn chung, đường thủy nội địa đã và đang đáp ứng được khá tốt yêu cầu vận chuyển than và hàng hóa trong khu vực.

3.2.2.2. Cung cấp điện

Nhìn chung, hiện trạng hạ tầng điện ở Quảng Ninh phù hợp với mức độ phát triển của tỉnh. Điện được truyền trên lưới điện quốc gia và 14/14 huyện, thị, thành phố sử dụng điện lưới13. Ngoài ra, do lợi thế gần vùng nguyên liệu nên đã hình thành một số nhà máy nhiệt điện lớn ở Quảng Ninh. Theo Quy hoạch điện VII đến năm 2020 của quốc gia14, các nhà máy tại Quảng Ninh sẽ sản xuất 5.380 MW, chiếm 15% tổng công suất nhiệt điện cả nước. Tuy nhiên, hạn chế trong cung cấp điện của Quảng Ninh mà cũng là của hầu hết các tỉnh, thành ở Việt Nam đó là việc mất điện ngẫu nhiên. Hầu hết những trường hợp này là do cắt điện luân phiên nhằm mục đích cân bằng cung cấp điện trên khắp cả nước do tình trạng thiếu điện ở Việt Nam. Tình trạng khơng ổn định như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới quyết định của các nhà đầu tư cơng nghiệp tiềm năng vì năng suất sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.

12 Tại Quyết định số 576/QĐ-BGTVT ngày 16/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải

13 Cuối năm 2013, đã khánh thành dự án đưa điện lưới ra đảo Cô Tô với tổng mức đầu tư 1.107 tỷ đồng.

3.2.2.3. Cung cấp nước

Hệ thống cấp nước chung của Quảng Ninh hiện trong tình trạng tốt so với mức phát triển hiện tại. Hầu hết người dân tại các khu vực đô thị đã được sử dụng nguồn nước chất lượng tốt, 91,56% dân cư đơ thị có thể tiếp cận với nguồn nước sạch, cao hơn nhiều vùng khác trên cả nước. Tuy nhiên, nguồn nước sạch cấp cho các khu công nghiệp và khu du lịch cịn chưa ổn định, nếu khơng được khắc phục sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà đầu tư.

3.2.2.4. Thơng tin và truyền thơng

Nhìn chung hạ tầng thông tin và truyền thông của Quảng Ninh vẫn cịn yếu, có thể thấy qua tỉ lệ thuê bao internet băng thông rộng thấp (6,2/100 người so với 34,6/100 người tại Hà Nội). Giữa vùng nông thôn và đơ thị vẫn cịn tồn tại một khoảng cách về trình độ “cơng nghệ số” thể hiện qua khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh quảng ninh theo hướng phát triển bền vững (Trang 34 - 36)