Vị trí của logistics Việt Nam trong khu vực và trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành logistics trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 37)

7. Kết cấu của luận văn

2.2 Tổng quan sự phát triển ngành dịch vụ logistics tại TP.HCM

2.2.1 Vị trí của logistics Việt Nam trong khu vực và trên thế giới

Ba khu vực có thị trường logistics lớn nhất thế giới là Châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Á. Hiện tại, khu vực Đông Á đang nổi lên là một trung tâm logistics của thế giới với 8/10 cảng container lớn nhất thế giới tập trung ở khu vực này, trong đó chiếm trọn top 5 cảng hàng đầu gồm Singapore, Shanghai, Hong Kong, Shenzhen và Busan theo đánh giá xếp hạng của Cộng đồng vận tải biển thế giới – WSC (World Shipping Council) vào năm 2009.

Hình 2.1: Cơ cấu thị trường logistics Châu Á – Thái Bình Dương

Theo kết quả khảo sát của tổ chức tư vấn quốc tế Frost Sullivan, thị phần dịch vụ logistics (3PL) của khu vực ASEAN chiếm khoảng 10% toàn bộ thị trường logistics Châu Á – Thái Bình Dương.

Các nền kinh tế ASEAN đang có mức tăng trưởng kinh tế nhanh (khoảng 5% – 7%/ năm) và năng động. Hội nhập kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực ASEAN với nhau và với thế giới càng sâu thì nhu cầu giao thương càng lớn. Điều đó vừa tạo điều kiện cho dịch vụ logistics phát triển, đồng thời sự phát triển của dịch vụ

logistics lại có ý nghĩa quan trọng để giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng thương mại, đầu tư và hội nhập.

Thúc đẩy sự phát triển và hội nhập của dịch vụ logistics trong nội khối ASEAN đang được các quốc gia trong khu vực quan tâm. Hiện ASEAN đang khẩn trương thực thi kế hoạch chiến lược phát triển hải quan và “Cơ chế một cửa ASEAN” nhằm hài hoà quy tắc quản lý thương mại và thủ tục hải quan giữa các nước. Theo kế hoạch, sáu nước gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan sẽ hoàn thành xây dựng cơ chế hải quan một cửa trong năm 2010, Việt Nam sẽ hoàn thành vào năm 2012, ba nước còn lại gồm Lào, Campuchia, Myanmar sẽ cố gắng hoàn thiện trong thời gian sớm nhất.

Bảng 2.1: Chỉ số hiệu quả Logistics của các quốc gia ASEAN

(Logistics Performance Index – LPI)

Quốc gia

Năm 2007 Năm 2009 Năm 2011

Thứ hạng trên thế giới Điểm hạng Thứ trên thế giới Điểm hạng Thứ trên thế giới Điểm (điểm tối đa là 5.0) (điểm tối đa là 5.0) (điểm tối đa là 5.0) Singapore 1 4.19 2 4.09 1 4.13 Malaysia 27 3.48 29 3.44 29 3.49 Thái Lan 31 3.31 35 3.29 38 3.18 Indonesia 43 3.01 75 2.76 59 2.94 Việt Nam 53 2.89 53 2.96 53 3 Philippines 65 2.69 44 3.14 52 3.02 Campuchia 81 2.5 129 2.37 101 2.56 Lào 117 2.25 118 2.46 109 2.5 Myanmar 147 1.86 133 2.33 129 2.37 Đông Timo 149 171

(Nguồn: Báo cáo LPI năm 2008, 2010 và 2012 của Ngân Hàng Thế Giới)[25]

Khu vực ASEAN là giao điểm của các tuyến hàng hải quốc tế nên có lợi thế rất lớn trong phát triển dịch vụ logistics. Ngoại trừ Lào, các quốc gia ASEAN đều tiếp giáp với biển và chứa đựng tiềm năng phát triển logistics lớn. Tuy vậy, trình độ phát triển logistics giữa các quốc gia ASEAN hiện khơng đồng đều do sự chênh lệnh về trình độ phát triển, sự khác biệt về tiêu chuẩn, công nghệ, năng lực chuyên môn

trong lĩnh vực logistics. Có thể chia ASEAN thành 3 nhóm nước xét theo chỉ số hiệu quả logistics (LPI), gồm nhóm 1 (Singapore) có trình độ phát triển dịch vụ logistics cao nhất (nằm trong top đứng đầu thế giới), nhóm 2 (Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Philippines) có trình độ phát triển dịch vụ logistics ở mức trung bình, nhóm 3 (Campuchia, Lào, Myanmar, Đơng Timo) có trình độ phát triển dịch vụ logistics thấp nhất. Việt Nam đang đứng ở khoảng cuối của nhóm 2, nghĩa là Việt Nam có trình độ phát triển dịch vụ logistics ở mức trung bình thấp của khu vực ASEAN.

Bảng 2.2: Bảng thể hiện chỉ số năng lực logistics của Việt Nam

Tiêu chí Năm 2007 Năm 2009 Năm 2011

Năng lực thông quan 2.89 2.68 2.65 Cơ sở hạ tầng 2.50 2.56 2.68 Vận tải biển quốc tế 3.00 3.04 3.14 Năng lực logistics 2.80 2.89 2.68 Khả năng truy xuất 2.90 3.1 3.16 Thông quan và dịch vụ 3.22 3.44 3.64

Tổng hợp 2.89 2.96 3.00

(Nguồn: Báo cáo LPI năm 2008, 2010 và 2012 của Ngân Hàng Thế Giới)[25]

Trình độ phát triển, hiệu quả của hệ thống dịch vụ logistics ở mỗi quốc gia thể hiện ở chi phí logistics thấp, giúp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Theo các chuyên gia quốc tế, nếu giảm 10% chi phí vận chuyển có thể làm tăng 20% lưu lượng thương mại và làm tăng 0.5% tổng GDP đối với mỗi quốc gia. Hiện tại, tỷ lệ chi phí Logistics/ GDP của Việt Nam hiện nay là trên 20%, cao gấp 3 lần so với tỷ lệ này của những nước có dịch vụ Logistics phát triển nhất như Mỹ, Singapore, cao gần gấp đôi so với một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia.

Bảng 2.3: Tỷ lệ chi phí Logistics trên GDP ở một số nước năm 2009

Quốc gia Tỷ lệ chi phí Logistics trên GDP

(%)

Singapore 8% Nhật Bản 11% Indonesia 13% Malaysia 13% Trung Quốc 18% Việt Nam 20-25%

( Nguồn: Narin Phol, Country Damco Vietnam/Cambodia, Bài phát biểu tại hội thảo Việt Nam Logso, 2010)[17]

Theo đánh giá của Ông Gopal R, giám đốc Bộ phận vận tải và hậu cần khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của tập đồn Frost & Sullivan, chi phí logistics tại Việt Nam gần như gấp đơi so với các nước công nghiệp khác xuất phát từ việc thiếu thốn về hạ tầng và năng lực vận tải yếu kém. Hệ thống giao thông vận tải là cơ sở hạ tầng quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như hiệu quả của dịch vụ logistics ở Việt Nam.

Bảng 2.4: Xếp hạng quốc tế về cơ sở hạ tầng của Việt Nam Xếp hạng Xếp hạng

quốc tế Bất lợi thế cạnh tranh (-) Lợi thế cạnh tranh (+) /

Chất lượng cơ sở hạ tầng nói chung 97

Chất lượng hạ tầng cảng 112 – Chất lượng cung cấp điện 104

Chất lượng đường bộ 102

Chất lượng hạ tầng vận tải hàng không 92 – Chất lượng hạ tầng đường sắt 66 – Tổng số chỗ hành khách trên một km

đường

42 +

Đường điện thoại 37 +

Xếp hạng chỉ số cạnh tranh quốc gia 70

Nguồn: Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2008-2009[7]

Nếu xếp hạng trong khu vực, so sánh giữa 4 nước có nền kinh tế lớn nhất ASEAN gồm Singapore, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam, cơ sở hạ tầng cảng biển, đường bộ, sân bay của Việt Nam chỉ xếp hạng 4. Nếu xếp hạng quốc tế, theo số liệu của Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2008 – 2009, trong số các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, Việt Nam bị xếp hạng thấp nhất về chất lượng cảng, đường bộ và điện - cơ sở hạ

tầng phục vụ cho vận chuyển hàng hoá trong số các nền kinh tế trọng điểm của khu vực Đông Nam Á.

Như vậy, có thể thấy vị trí của Logistics Việt Nam hiện nay vẫn còn ở mức thấp trong khu vực và thế giới. Chi phí Logistics cao và trình độ dịch vụ Logistics thấp ở nước ta có thể trở thành rào cản lớn đối với hoạt động thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài và sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

2.2.2 Tiềm năng phát triển ngành dịch vụ Logistics tại TP. Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm Nam Bộ, cách thủ đô Hà Nội 1.738km về phía Đơng Nam; có diện tích tự nhiên 2.056,5km2. Là thành phố cảng lớn nhất nước, hội tụ đủ các điều kiện thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không, là một đầu mối giao thông kinh tế lớn nối liền với các địa phương trong nước và quốc tế, là trung tâm kinh tế, khoa học công nghệ và sản xuất công nghiệp lớn, là trung tâm về thương mại, dịch vụ, tài chính của Việt Nam. Do vậy, thành phố Hồ Chí Minh có ưu thế để phát triển dịch vụ logistics hơn các thành phố trực thuộc trung ương khác. Theo báo cáo khảo sát của Hiệp hội kho vận Việt Nam (VIFFAS) hiện có khoảng gần 1000 doanh nghiệp Logistics chính thức hoạt động ở Việt Nam, trong đó có khoảng 81% số doanh nghiệp Logistics tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh, sau đó là Hải Phịng với 9%, Hà Nội 7% và Đà Nẵng 5%. Trong đó, có khoảng 18% là doanh nghiệp nhà nước, 70% là doanh nghiệp TNHH, doanh nghiệp tư nhân, 10% là các đơn vị giao nhận chưa có giấy phép và 2% là doanh nghiệp logistics do nước ngoài đầu tư vốn.

* TP. Hồ Chí Minh có vị trí địa lý, kinh tế quan trọng đối với khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói chung

Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, thành phố Hồ Chí Minh trở thành đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng khơng, nối liền các tỉnh trong vùng và cịn là cửa ngõ quốc tế.

* Quy mơ, trình độ phát triển kinh tế của TP. Hồ Chí Minh ngày càng lớn mạnh

Trong những năm qua, kinh tế thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng khá. Theo số liệu từ niêm giám thống kê thành phố, bình quân 5 năm (2007- 2011), tổng sản phẩm nội địa thành phố (GDP) tăng 10.8%/ năm, cao gấp 1,5 lần mức tăng bình quân của cả nước. Quy mơ GDP năm 2011 của thành phố Hồ Chí

Minh đạt trên 500 ngàn tỷ đồng chiếm hơn 21% GDP cả nước. GDP bình quân đầu người của thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 là 3.600 USD.

Bảng 2.5: Tăng trưởng GDP thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 – 2011

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2007-2011

Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 12.6 10.7 8.6 11.8 10.3 10.8

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ website của Cục Thống Kê TP. HCM

Hệ thống lưu thông, phân phối hàng hố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển. Tổng mức vận chuyển hàng hoá trên địa bàn thành phố tăng nhanh (tổng mức vận chuyển hàng hố năm 2009 đạt 78.810 nghìn tấn, năm 2010 đạt 94.695 nghìn tấn).

Tổng mức lưu chuyển hàng hố bán lẻ trên địa bàn cũng tăng trưởng khá, năm 2010 tăng 27.9% so với năm 2009, năm 2011 tăng 23.5% so với năm 2010. Dự kiến mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ năm 2012 đạt trên 550.000 tỷ đồng.

Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu về thương mại – dịch vụ

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Phần trăm so sánh 2010 với 2009 2011 với 2010 Tổng mức bán lẻ HH và DV tiêu dùng XH 193.3 244.6 291 372.2 459.6 27.90% 23.50% Thương nghiệp và dịch vụ 166 211.6 253.2 327.2 374.4 28.60% 23.20% Khách sạn, nhà hàng 22.265 27.18 31.4 36.69 46.17 16.90% 25.80% Du lịch 4.976 5.809 6.390 8.240 10.67 29% 29.80%

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ website của Cục Thống Kê TP. HCM

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 đạt hơn 56 tỷ USD tăng 21.7% so với năm 2010.

Bảng 2.7: Kim ngạch XNK hàng hoá của TP.HCM giai đoạn 2007–2011

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

KN XK trên địa bàn

Tăng trưởng (%) 12.4 24.1 -18.7 12.33 19.1 KN NK trên địa bàn

(triệu USD) 18.100 23.284 19.477 21.955 27.524 Tăng trưởng (%) 23.9 28.6 -16.4 12.72 25.4 Tổng KN XNK trên

địa bàn (triệu USD) 37.512 47.365 39.555 44.508 56.392

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ website của Cục Thống Kê TP. HCM

Bên cạnh đó, các nguồn lực như lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, … trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đều đã và đang được củng cố, sẵn sàng cho phép khai thác để thúc đẩy dịch vụ logistics trong nước phát triển, hơn nữa cũng thu hút các doanh nghiệp logistics nước ngoài đến đầu tư kinh doanh.

* TP. Hồ Chí Minh có hệ thống hạ tầng truyền thơng và công nghệ thông tin phát triển hơn so với nhiều tỉnh, thành phố khác và là trung tâm đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao–điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành logistics

Là đầu tàu kinh tế của khu vực phía Nam nói riêng và của cả Việt Nam nói chung, thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung đầu não của các doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực truyền thông và công nghệ thơng tin và có hệ thống truyền thông và công nghệ thông tin khá phát triển.

Cơng nghệ thơng tin là chìa khố của hoạt động logistics, là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của vận tải giao nhận và logistics trên thế giới. Có điều kiện hạ tầng tốt sẽ giúp các doanh nghiệp giao nhận vận tải ở thành phố Hồ Chí Minh đầu tư ứng dụng cơng nghệ thơng tin theo chiều sâu để phát triển dịch vụ logistics đúng nghĩa và hiệu quả.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm đào tạo của cả nước với nguồn nhân lực tri thức phong phú, khả năng tạo nguồn nhân lực mới nhanh chóng. Vì vậy, việc đáp ứng nguồn nhân lực cho dịch vụ logistics tại thành phố Hồ Chí Minh có thể dễ dàng hơn các địa phương khác. Trên thực tế đã có rất nhiều cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh mở chuyên ngành về logistics như Đại Học Giao thông vận tải, Đại Học Kinh tế, Đại Học Hàng Hải, ... và nhiều trung tâm mở các khoá học ngắn hạn về logistics.

* TP. Hồ Chí Minh tập trung nhiều khu công nghiệp và các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các cơ sở có vốn nước ngoài tạo nên nhu cầu lớn về dịch vụ logistics.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 3 khu chế xuất (KCX) và 12 khu công nghiệp (KCN) có quyết định thành lập với tổng diện tích 3.521,37 ha, chiếm 59% so với tổng diện tích quy hoạch dành cho các KCX, KCN tập trung (6000 ha). Trong đó, 12 KCX, KCN hiện hữu đang hoạt động đạt tỷ lệ lấp đầy 98%, 2 KCN mới bắt đầu khai thác đạt 17%. Ngồi ra, có 7 KCN dự kiến thành lập mới, đang trong giai đoạn chuẩn bị thủ tục pháp lý với tổng diện tích 1569 ha và 4 KCN dự kiến mở rộng với tổng diện tích 849 ha, 2 cụm cơng nghiệp được chuyển đổi thành KCN với diện tích 223,5 ha. Mục tiêu của các KCN mới và mở rộng là thu hút các ngành mũi nhọn theo định hướng phát triển của thành phố, tạo động lực vững chắc cho sự phát triển công nghiệp của thành phố.

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh so với cả nước, số dự án đầu tư vào thành phố chiếm 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước. Theo số liệu của Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, tính đến tháng 9 năm 2012, thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút 4.402 dự án FDI với tổng số vốn gần 31,7 tỷ USD. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài, hãng sản xuất công nghiệp hàng đầu thế giới đã thiết lập các nhà máy, cơ sở sản xuất lớn trong các khu công nghiệp của thành phố như Adidas, Nike, Yuki, Canon.... Trong đó có những sản phẩm được sản xuất và xuất khẩu cho cả khu vực Đông Nam Á (linh kiện, máy may công nghiệp, máy in Canon, ...). Nhu cầu về chuỗi Logistics theo ngành hàng ở thành phố Hồ Chí Minh ở mức cao nhất là trong các lĩnh vực điện tử, may mặc, nông sản, thực phẩm, chế biến.

Với vai trị trung tâm lưu chuyển hàng hố của khu vực trọng điểm phía Nam và trong cả nước, tổng khối lượng hàng hoá luân chuyển trên địa bàn thành phố tăng bình quân khoảng 15-20%/ năm, tạo nhu cầu ngày càng lớn về dịch vụ vận tải, giao nhận và logistics.

Bên cạnh đó, một số địa phương xung quanh thành phố Hồ Chí Minh cũng tập trung phát triển mạnh các khu cơng nghiệp tại Bình Dương, Đồng Nai, Long An cũng là cơ sở tạo ra lượng cầu về dịch vụ logistics lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường dịch vụ Logistics ở thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.3. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ Logistics tại TP. Hồ Chí Minh

* Hệ thống đường bộ

Hiện nay, đường bộ gần như là phương thức duy nhất giải quyết nhu cầu giao thông vận tải đô thị. Cơ sở giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 3.800 tuyến đường với tổng chiều dài 3.670km.

Trong thực tế, việc quy hoạch giao thông đường bộ ở thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành logistics trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)