Một số chỉ tiêu về thương mại dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành logistics trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 42)

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Phần trăm so sánh 2010 với 2009 2011 với 2010 Tổng mức bán lẻ HH và DV tiêu dùng XH 193.3 244.6 291 372.2 459.6 27.90% 23.50% Thương nghiệp và dịch vụ 166 211.6 253.2 327.2 374.4 28.60% 23.20% Khách sạn, nhà hàng 22.265 27.18 31.4 36.69 46.17 16.90% 25.80% Du lịch 4.976 5.809 6.390 8.240 10.67 29% 29.80%

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ website của Cục Thống Kê TP. HCM

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 đạt hơn 56 tỷ USD tăng 21.7% so với năm 2010.

Bảng 2.7: Kim ngạch XNK hàng hoá của TP.HCM giai đoạn 2007–2011

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

KN XK trên địa bàn

Tăng trưởng (%) 12.4 24.1 -18.7 12.33 19.1 KN NK trên địa bàn

(triệu USD) 18.100 23.284 19.477 21.955 27.524 Tăng trưởng (%) 23.9 28.6 -16.4 12.72 25.4 Tổng KN XNK trên

địa bàn (triệu USD) 37.512 47.365 39.555 44.508 56.392

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ website của Cục Thống Kê TP. HCM

Bên cạnh đó, các nguồn lực như lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, … trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đều đã và đang được củng cố, sẵn sàng cho phép khai thác để thúc đẩy dịch vụ logistics trong nước phát triển, hơn nữa cũng thu hút các doanh nghiệp logistics nước ngồi đến đầu tư kinh doanh.

* TP. Hồ Chí Minh có hệ thống hạ tầng truyền thơng và cơng nghệ thông tin phát triển hơn so với nhiều tỉnh, thành phố khác và là trung tâm đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao–điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành logistics

Là đầu tàu kinh tế của khu vực phía Nam nói riêng và của cả Việt Nam nói chung, thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung đầu não của các doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực truyền thông và công nghệ thơng tin và có hệ thống truyền thơng và công nghệ thông tin khá phát triển.

Công nghệ thơng tin là chìa khố của hoạt động logistics, là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của vận tải giao nhận và logistics trên thế giới. Có điều kiện hạ tầng tốt sẽ giúp các doanh nghiệp giao nhận vận tải ở thành phố Hồ Chí Minh đầu tư ứng dụng cơng nghệ thơng tin theo chiều sâu để phát triển dịch vụ logistics đúng nghĩa và hiệu quả.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm đào tạo của cả nước với nguồn nhân lực tri thức phong phú, khả năng tạo nguồn nhân lực mới nhanh chóng. Vì vậy, việc đáp ứng nguồn nhân lực cho dịch vụ logistics tại thành phố Hồ Chí Minh có thể dễ dàng hơn các địa phương khác. Trên thực tế đã có rất nhiều cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh mở chuyên ngành về logistics như Đại Học Giao thông vận tải, Đại Học Kinh tế, Đại Học Hàng Hải, ... và nhiều trung tâm mở các khoá học ngắn hạn về logistics.

* TP. Hồ Chí Minh tập trung nhiều khu công nghiệp và các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các cơ sở có vốn nước ngồi tạo nên nhu cầu lớn về dịch vụ logistics.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 3 khu chế xuất (KCX) và 12 khu công nghiệp (KCN) có quyết định thành lập với tổng diện tích 3.521,37 ha, chiếm 59% so với tổng diện tích quy hoạch dành cho các KCX, KCN tập trung (6000 ha). Trong đó, 12 KCX, KCN hiện hữu đang hoạt động đạt tỷ lệ lấp đầy 98%, 2 KCN mới bắt đầu khai thác đạt 17%. Ngồi ra, có 7 KCN dự kiến thành lập mới, đang trong giai đoạn chuẩn bị thủ tục pháp lý với tổng diện tích 1569 ha và 4 KCN dự kiến mở rộng với tổng diện tích 849 ha, 2 cụm cơng nghiệp được chuyển đổi thành KCN với diện tích 223,5 ha. Mục tiêu của các KCN mới và mở rộng là thu hút các ngành mũi nhọn theo định hướng phát triển của thành phố, tạo động lực vững chắc cho sự phát triển công nghiệp của thành phố.

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh so với cả nước, số dự án đầu tư vào thành phố chiếm 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước. Theo số liệu của Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, tính đến tháng 9 năm 2012, thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút 4.402 dự án FDI với tổng số vốn gần 31,7 tỷ USD. Nhiều nhà đầu tư nước ngồi, hãng sản xuất cơng nghiệp hàng đầu thế giới đã thiết lập các nhà máy, cơ sở sản xuất lớn trong các khu công nghiệp của thành phố như Adidas, Nike, Yuki, Canon.... Trong đó có những sản phẩm được sản xuất và xuất khẩu cho cả khu vực Đông Nam Á (linh kiện, máy may công nghiệp, máy in Canon, ...). Nhu cầu về chuỗi Logistics theo ngành hàng ở thành phố Hồ Chí Minh ở mức cao nhất là trong các lĩnh vực điện tử, may mặc, nơng sản, thực phẩm, chế biến.

Với vai trị trung tâm lưu chuyển hàng hoá của khu vực trọng điểm phía Nam và trong cả nước, tổng khối lượng hàng hoá luân chuyển trên địa bàn thành phố tăng bình quân khoảng 15-20%/ năm, tạo nhu cầu ngày càng lớn về dịch vụ vận tải, giao nhận và logistics.

Bên cạnh đó, một số địa phương xung quanh thành phố Hồ Chí Minh cũng tập trung phát triển mạnh các khu cơng nghiệp tại Bình Dương, Đồng Nai, Long An cũng là cơ sở tạo ra lượng cầu về dịch vụ logistics lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường dịch vụ Logistics ở thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.3. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ Logistics tại TP. Hồ Chí Minh

* Hệ thống đường bộ

Hiện nay, đường bộ gần như là phương thức duy nhất giải quyết nhu cầu giao thông vận tải đô thị. Cơ sở giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 3.800 tuyến đường với tổng chiều dài 3.670km.

Trong thực tế, việc quy hoạch giao thông đường bộ ở thành phố Hồ Chí Minh hết sức yếu kém, do bùng nổ dân số quá nhanh. So với các nước có hệ thống đơ thị phát triển cân đối và ổn định, nước ta thiếu rất nhiều các đô thị vừa và nhỏ, cho nên các đơ thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh ln bị sức ép về dân số di chuyển từ nông thôn vào sinh ra quá tải. Bên cạnh đó, quy hoạch dân cư rồi mới quy hoạch giao thông đang là nghịch lý lớn vẫn tồn tại ở thành phố Hồ Chí Minh.

* Hệ thống đường sắt

Giao thông đường sắt của thành phố gồm tuyến nội ơ và khu vực phụ cận do Xí nghiệp Liên hiệp đường sắt 3 quản lý, tuyến Bắc – Nam và một vài đoạn đường chuyên dụng, hiện hầu như đã ngưng khai thác. Trong thành phố có hai ga chính: Sóng Thần và Sài Gịn. Bên cạnh đó cịn có một số nhà ga nhỏ như Dĩ An, Thủ Đức, Bình Triệu, Gị Vấp. Do mạng lưới đường sắt không được nối trực tiếp với các cảng, cơ sở đã cũ kỹ, lạc hậu, chưa được đầu tư nên giao thông đường sắt, vận tải hàng hoá đường sắt chưa phát triển mạnh ở thành phố Hồ Chí Minh. Việc vận chuyển hàng hoá ra cảng biển hầu hết sử dụng đường bộ, chưa phát huy hết vai trò của đường sắt. Đây cũng là điểm hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.

* Hệ thống đường thuỷ

Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống sơng ngịi, kênh rạch dày đặc với chiều dài gần 8000km, diện tích nước chiếm khoảng 16% diện tích thành phố nên rất thuận tiện để phát triển vận tải đường thuỷ. Hầu hết các cảng thương mại chính ở sâu trong trung tâm thành phố có mặt bằng chật hẹp nên việc mở rộng và phát triển các cảng này không thuận lợi, hiện các cảng này chỉ tiếp nhận tàu nhỏ (feeder) với trọng tải tầm 15.000 – 30.000 tấn (tương đương với khoảng 2.000 TEUs).

Sự tăng trưởng nhanh hoạt động xuất nhập khẩu và sự chuyển dịch nhanh sang sử dụng container trong ngành hàng hải vào đầu những năm 2000 đã tạo ra những thay đổi quan trọng đối với các cảng trong thành phố khi mà số lượng container bốc dỡ của một số cảng vượt ngưỡng công suất mà các hãng tàu quốc tế cân nhắc sử

dụng tàu lớn, tàu mẹ để vận chuyển hàng hoá trực tiếp giữa Việt Nam với Bắc Mỹ hay Châu Âu thay vì trung chuyển bằng tàu nhỏ, tàu con (feeder) từ Việt Nam đến Singapore, Hong Kong hoặc Tanjung Pelepas với mức chi phí vận chuyển cao hơn nhiều lần cũng như tốn nhiều thời gian để vận chuyển hơn. Nhưng những hạn chế về mớn nước và chiều dài bến đã ngăn cản tàu lớn cập cảng thành phố. Hơn nữa, vị trí nằm sâu trong trung tâm thành phố của những cảng này đã gây ra tình trạng ách tắc giao thơng nghiêm trọng vì xe tải, xe container phải đi qua các quận trung tâm đơng đúc để vào cảng. Bên cạnh đó, việc giới hạn thời hạn các xe trọng tải lớn được phép lưu thông trong nội thành vào ban đêm sau 21h cũng dẫn đến việc giải phóng tàu chậm, năng suất xếp dỡ thấp cũng làm giá thành vận tải biển tăng.

Do đó, việc quy hoạch, di dời và đầu tư phát triển các cảng biển trong nội thành thành phố Hồ Chí Minh là yêu cầu tất yếu

Bảng 2.8: Kế hoạch di dời cảng biển tại thành phố Hồ Chí Minh

Cảng Số cầu cảng Tổng chiều dài (m) Diện tích (ha) Cỡ tàu

(DWT) Địa điểm mới

Tân Cảng Sài Gòn 4 733 31.9 5.000 Cât Lái (2006) Cái Mép (2010) Nhà máy Ba Son 6 754 26.4 6.000 - 10.000 Cái Mép (2010) Cảng Sài Gòn, bến Nhà Rồng, Khánh Hội 10 1.750 32.2 10.000 - 30.000 Cái Mép (2010) Hiệp Phước (2010) Tân Thuận Đông 1 149 2.9 15.000 Cát Lái

Cảng Rau Quả 1 222 7.2 20.000 Hiệp Phước (2010) Cảng VICT 4 678 28.3 15.000-20.000 Chuyển đổi công năng sau năm 2020 Cảng Bến Nghé 4 816 32 10.000-30.000 Chuyển đổi công năng sau năm 2020

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ website Hiệp hội Cảng Biển Việt Nam và Sở Kế Hoạch & Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh

Đến nay, chỉ có Tân Cảng Sài Gòn là được di dời khỏi vị trí cũ ở trung tâm thành phố sang Cát Lái ở quận 2. Việc di dời các cảng khác ở thành phố Hồ Chí Minh chưa có mấy chuyển biến mà lý do chính là tính khả thi của vị trí mới và thiếu thốn vốn đầu tư cho di dời.

Hình 2.2: Cảng ở khu vực trung tâm TP. Hồ Chí Minh và kế hoạch di dời

Nguồn: Bản đồ nền lấy từ Google. Vị trí và tên cảng được dựa vào thơng tin các cảng hiện hữu

Như vậy, sau khi hoàn thành việc di dời cảng biển theo quyết định 791/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết cảng biển thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu vào năm 2005 thì thành phố Hồ Chí Minh cịn lại 3 cụm cảng thương mại chính sau:

Cảng VICT

VICT được đầu tư khai thác bởi công ty liên doanh Phát triển tiếp vận số 1 (FLDC), hoạt động trên cơ sở luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đây là dự án xây dựng cảng container chuyên dụng đầu tiên ở Việt Nam, với sự tham gia của phía đối tác nước ngồi. Các cổ đơng của công ty là Tổng công ty Đường Sông Miền Nam (SOWATCO) và Công ty Mitorient (liên doanh giữa tập đồn NOL của

Singapore và Cơng ty Mitsui & Co. Của Nhật Bản). Cảng VICT cũng có thể tiếp nhận tàu với trọng tải tối đa là 20.000 tấn.

Với tổng diện tích mặt bằng 20.000 m2, kho hàng lẻ gần 8360 m2, gần 198.800m2 bãi trong đó bãi chứa container chiếm khoảng 99.840 m2. Hiện cảng VICT đang cung cấp các dịch vụ như xếp dỡ tàu, giao nhận hàng qua xà lan, giao nhận container, đóng rút hàng lẻ.

Cảng quốc tế Cát Lái

Cảng quốc tế Cát Lái với tên gọi khác là cảng Tân Cảng – Cát Lái thuộc cơng ty Tân Cảng Sài Gịn, đây là một trong những cảng container quốc tế lớn và hiện đại. Cảng Cát Lái toạ lạc trong KCN Cát Lái, đường Nguyễn Thị Định, Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh, với diện tích 72ha. Cảng Cát Lái sở hữu 1.189m cầu cảng được chia làm 7 cầu tàu với chiều dài trung bình mỗi cầu tàu là 170m, được trang bị 15 cẩu bờ hiện đại Panamax. Cảng có khả năng tiếp nhận cùng lúc 6 tàu container có trọng tải 30.000 DWT, tương đương sức chở 2.000 TEUs. Khả năng thông qua là 2.5 triệu TEUs/ năm. Cảng Tân Cảng – Cát Lái là cảng đầu tiên được phép thiết lập khu vực cảng mở tại Việt Nam cung cấp những dịch vụ như dịch vụ bốc dỡ hàng hoá và các dịch vụ hỗ trợ hàng hải, mua bán, đóng gói, đóng gói lại, sắp xếp, sắp xếp lại hàng hoá, gia cố, sửa chữa hoặc thay container khác đối với container trung chuyển và hàng xuất nhập khẩu, hàng quá cảnh.

Cảng nước sâu Hiệp Phước (Cảng SPCT)

Cảng nước sâu Hiệp Phước hay còn gọi là Cảng SPCT, là một cảng mới được chính thức đưa vào khai thác từ giữa tháng 10 năm 2009, là một cảng hiện đại nhất nằm dọc theo bờ tây của sơng Sồi Rạp với diện tích 40ha với công suất khai thác 1,5 triệu tấn/năm tại khu công nghiệp Hiệp Phước, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 16km. Cảng SPCT là cơng ty liên doanh 80:20 giữa tập đoàn DP World và phía Việt Nam là cơng ty Phát triển Cơng nghiệp Tân Thuận Việt Nam (IPC).

Cảng SPCT là cảng biển đầu tiên của Việt Nam đạt chứng nhận ISO 28000 _ chứng nhận đạt tiêu chuẩn an ninh hàng đầu thế giới. Hiện nay, cảng SPCT sở hữu một hệ thống trang thiết bị công nghệ được cho là hiện đại nhất thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm 10 cẩu bờ Panamax và Post-panamax, 25 cẩu khung. Năng suất khai thác trung bình tại cảng SPCT đã được 30 containers/cẩu/giờ nên tốc độ giải phóng hàng cho tàu tại cảng SPCT hiện là tốt nhất tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay, ưu thế về cảng biển của thành phố Hồ Chí Minh đã dần bị mất và đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các cụm cảng Cần Thơ, cảng quốc tế Long An, cụm cảng Cái Mép – Thị Vải. Nếu thành phố Hồ Chí Minh khơng sớm giải quyết được vấn đề cơ sở hạ tầng, không kết nối đồng bộ giữa đường bộ, đường sắt, đường sông vào các cụm cảng này thì lượng hàng hố thơng qua cảng sẽ giảm đồng nghĩa với việc thành phố sẽ mất một nguồn thu lớn từ khai thác cảng biển như trước.

* Hệ thống đường hàng khơng

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có một sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất khá hiện đại với số lượng chuyến bay quốc tế và nội địa càng ngày càng tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế.

* Hệ thống kho bãi

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 4 kho hàng kết hợp với các dịch vụ đi kèm được công nhận là Cảng thơng quan nội địa hay cịn gọi là Cảng cạn (ICD – Inland Container Depot): ICD Phước Long, ICD Transimex, ICD Tây Nam, ICD Tân Tạo.

- ICD Phước Long

Phước Long ICD Port hay còn gọi là PIP được thành lập và chính thức đi vào hoạt động năm 1995. PIP nằm trong vùng trọng điểm phía Nam, là trung tâm của khu tam giác thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hồ – Bà Rịa Vũng Tàu – khu kinh tế tăng trưởng bậc nhất của cả nước. PIP là cảng cạn có quy mơ khá lớn với hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đầy đủ các phương tiện chuyên dùng.

Các dịch vụ được thực hiện ở PIP đa dạng gồm: điểm thông quan nội địa; nâng/ hạ container; đóng rút hàng tại bãi, bãi chứa container có hàng, rỗng và lạnh, thủ tục hải quan, kho đóng hàng lẻ (CFS), kho ngoại quan (bonded warehouse), kho lạnh/ kho mát, làm bao bì, đóng gói, ký mã hiệu, sửa chữa, vệ sinh container, …

- ICD Transimex

ICD Transimex có vị trí cảng thuận lợi, thuận tiện giao thông đường bộ và đường thuỷ vì nằm cạnh Xa lộ Hà Nội và bờ sơng Sài Gịn, chỉ cách từ 7-20km đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành logistics trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)