Tóm tắt chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành logistics trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 60)

7. Kết cấu của luận văn

3.4 Tóm tắt chương 3

Chương này trình bày quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đã sử dụng để xây dựng và điều chỉnh mơ hình nghiên cứu đề xuất cũng như các thang đo. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Trong nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm, kết quả từ nghiên cứu sơ bộ là cơ sở xây dựng và đề xuất mơ hình nghiên cứu cho bước tiếp theo nghiên cứu chính thức. Qua phần nghiên cứu sơ bộ, tác giả xây dựng thang đo mức độ ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô gồm 33 biến quan sát với 6 thành phần và thang đo sự phát triển ngành logistics gồm 3 biến quan sát cho 1 thành phần. Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng kỹ thuật phỏng vấn qua điện thoại hoặc gởi thư điện tử với kích thước mẫu n =300. Chương tiếp theo sẽ phân tích kết quả nghiên cứu, kỹ thuật phân tích dữ liệu như đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu bằng phân tích mơ hình hồi quy tuyến tính bội.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Với 300 bảng câu hỏi gởi đi, tác giả nhận về được 257 bảng trả lời, sau khi đã kiểm tra và loại bỏ những bảng trả lời có nhiều ơ trống hoặc các câu trả lời đồng nhất một thang điểm, cuối cùng còn lại 220 bảng trả lời hợp lệ được sử dụng làm dữ liệu trong nghiên cứu này (danh sách 220 doanh nghiệp tham gia phản hồi bảng câu hỏi khảo sát xem phụ lục 4).

Về loại hình doanh nghiệp: mẫu khảo sát ghi nhận phản hồi từ 113 công ty

TNHH (chiếm 51.37%), 56 phản hồi từ công ty Cổ phần (chiếm 25.45%), 25 phản hồi từ công ty liên doanh (chiếm 11.36%), 23 phản hồi từ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (chiếm 10.45%) và 3 phản hồi từ các văn phòng đại diện nên được xếp vào những loại hình doanh nghiệp khác (chiếm 1.37%).

Đồ thị 4.1: Phần trăm phản hồi theo loại hình doanh nghiệp của mẫu nghiên cứu

51.37% 25.45% 11.36% 10.45% 1.37% Công ty TNHH Công ty Cổ phần Công ty liên doanh DN 100% vốn nước ngồi Loại hình khác

Về nguồn vốn: doanh nghiệp vốn Việt Nam chiếm 60.45% mẫu nghiên cứu, cịn

các doanh nghiệp có vốn nước ngồi chiếm 39.55%.

Đồ thị 4.2: Thông tin về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu

60.45% 39.55%

Vốn Việt Nam Vốn nước ngồi

Về quy mơ vốn: theo mẫu khảo sát, 73 trong số 220 doanh nghiệp tham gia phản

hồi có quy mơ vốn từ 1 tỷ đến 5 tỷ VND (chiếm 33.18%), doanh nghiệp có quy mơ vốn từ 5 tỷ đến 10 tỷ VND chiếm 16.36%, doanh nghiệp có quy mơ vốn trên 50 tỷ VND chỉ chiếm khoảng 9.09%

Đồ thị 4.3: Thông tin về quy mô vốn của doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu

13.64% 33.18% 16.36% 13.64% 14.09% 9.09% V<1 1=<V<5 5=<V<10 10=<V<15 15=<V<50 V>=50

Về thời gian hoạt động: đa số các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu đã hoạt

động trong lĩnh vực logistics trên 10 năm (chiếm 43.18%), số doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 3 năm chiếm một tỷ lệ rất thấp (2.27%).

Đồ thị 4.4: Thông tin về thời gian hoạt động của doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu

2.27% 20% 34.55% 43.18% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50% TGHĐ < 3 năm 3=< TGHĐ < 5 5=< TGHĐ <10 TGHĐ >=10

Về quy mô nguồn nhân lực: theo mẫu nghiên cứu, số lượng doanh nghiệp nhỏ

với quy mô lao động dưới 10 lao động chiếm một tỷ lệ thấp (9.09%), phần lớn là các doanh nghiệp tham gia khảo sát có quy mơ lao động trong khoảng từ 10 đến dưới 50 lao động (chiếm 60.45%), cịn doanh nghiệp lớn với quy mơ lao động trên 100 lao động chỉ chiếm 12.28%.

Đồ thị 4.5: Thông tin về quy mô nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu 9.09% 9.09% 60.45% 18.18% 12.28% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% LĐ <10 10=< LĐ <50 50=< LĐ <100 LĐ >=100

Trên đây là thông tin mô tả về mẫu nghiên cứu, tiếp theo tác giả sẽ tiến hành việc kiểm định thang đo qua hai bước: đánh giá độ tin cậy thang đo bằng công cụ Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA để khám phá cấu trúc của thang đo. (Xem thông tin chi tiết thống kê mô tả mẫu ở phụ lục 5).

4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Anpha

Các thang đo được đánh giá thơng qua cơng cụ chính là hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát ở hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan giữa các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi phiếu trả lời. Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để xác định độ tin cậy của thang đo và để loại bỏ những biến không phù hợp ra khỏi thang đo.

Khi sử dụng công cụ Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo, nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên là thang đo lường tốt. Thông thường, thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được. Từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới ([14], tập 2, tr. 24). Tác giả dựa theo tiêu chuẩn để lựa chọn biến quan sát và thang đo khi nó có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) của biến quan sát lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo lớn hơn 0.6 (Nunnally & Burnstein, 1994)[21]

4.2.1. Đánh giá thang đo biến độc lập

Bảng 4.1: Cronbach’s Alpha của thang đo biến độc lập

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Alpha nếu loại biến Yếu tố chính sách luật (Cronbach’s Alpha = 0.804)

CS1 22.20 13.403 .516 .783 CS2 22.53 13.624 .529 .781 CS3 22.05 12.418 .568 .773 CS4 22.07 12.533 .583 .770 CS5 22.48 12.196 .561 .775 CS6 22.36 13.301 .423 .800 CS7 22.12 12.771 .598 .769

Yếu tố kinh tế (Cronbach’s Alpha = 0.873)

KT1 17.46 11.537 .514 .878 KT2 17.61 10.668 .614 .864 KT3 17.51 10.215 .778 .833 KT4 17.82 10.515 .743 .840 KT5 18.02 11.159 .700 .849 KT6 17.72 10.411 .727 .843

Yếu tố nhận thức ngành (Cronbach’s Alpha = 0.826)

NT1 17.91 10.485 .631 .791 NT2 17.84 10.509 .624 .792 NT3 18.20 10.331 .604 .796 NT4 18.00 10.228 .637 .789 NT5 18.20 10.526 .560 .805 NT6 17.99 10.557 .519 .815

Yếu tố công nghệ (Cronbach’s Alpha = 0.892)

CN1 13.96 8.944 .763 .862

CN2 14.02 8.840 .811 .853

CN3 14.10 8.967 .699 .876

CN4 14.12 8.537 .743 .867

CN5 13.71 8.983 .673 .883

Yếu tố cơ sở hạ tầng (Cronbach’s Alpha = 0.850)

HT1 15.03 7.492 .586 .840

HT2 14.67 7.262 .730 .802

HT4 14.93 7.571 .659 .820

HT5 14.71 7.239 .736 .801

Yếu tố hội nhập (Cronbach’s Alpha = 0.704)

HN1 10.74 3.882 .435 .676

HN2 10.64 4.094 .455 .661

HN3 11.05 3.604 .506 .631

HN4 10.71 3.815 .574 .593

Nguồn: Phụ lục 6

Từ kết quả kiểm định trên cho thấy:

Thành phần yếu tố chính sách luật gồm 7 biến quan sát (CS1, CS2, CS3, CS4, CS5, CS6, CS7) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.804 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0.3, thấp nhất là 0.423. Như vậy, các biến đo lường thành phần này được sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.

Thành phần yếu tố kinh tế gồm 6 biến quan sát (KT1, KT2, KT3, KT4, KT5,

KT6) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.873 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0.3, thấp nhất là 0.514. Như vậy, các biến đo lường thành phần này được sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.

Thành phần yếu tố nhận thức ngành gồm 6 biến quan sát (NT1, NT2, NT3,

NT4, NT5, NT6) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.826 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0.3, thấp nhất là 0.519. Như vậy, các biến đo lường thành phần này được sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.

Thành phần yếu tố công nghệ gồm 5 biến quan sát (CN1, CN2, CN3, CN4,

CN5) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.892 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0.3, thấp nhất là 0.673. Như vậy, các biến đo lường thành phần này được sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.

Thành phần yếu tố cơ sở hạ tầng gồm 5 biến quan sát (HT1, HT2, HT3, HT4,

HT5) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.850 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0.3, thấp nhất là 0.586. Như vậy, các biến đo lường thành phần này được sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.

Thành phần yếu tố hội nhập gồm 4 biến quan sát (HN1, HN2, HN3, HN4) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.704 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0.3, thấp nhất là 0.435. Như vậy, các biến đo lường thành phần này được sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.

4.2.2. Đánh giá thang đo biến phụ thuộc

Thang đo sự phát triển của hoạt động cung ứng dich vụ logistics trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gồm 3 biến PT1, PT2, PT3. Hệ số Cronbach’s Alpha là 0.900 > 0.6 và cả biến này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 như bảng 4.2 nên thang đo sự phát triển đạt yêu cầu. Các biến này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.

Bảng 4.2: Cronbach’s Alpha của thang đo biến phụ thuộc

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến Tương quan biến tổng Alpha nếu loại biến PT1 7.54 1.729 .848 .819 PT2 7.49 1.858 .727 .919 PT3 7.54 1.620 .837 .827 Nguồn: Phụ lục 6

4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Phân tích nhân tố EFA là một kỹ thuật phân tích nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu nhằm xác định tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau và được xem xét dưới dạng một số các nhân tố cơ bản. Mỗi một biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là hệ số tải nhân tố (factor loading), hệ số này cho người nghiên cứu biết được mỗi biến đo lường sẽ thuộc về nhân tố nào.

Theo Gerbing và Anderson (1988)[22], trong phân tích nhân tố khám phá EFA yêu cầu cần thiết là: chỉ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin)  0.5 và mức ý nghĩa

của kiểm định Bartlett  0.05; hệ số tải nhân tố  0.5, nếu biến quan sát nào có hệ

số tải nhân tố < 0.5 sẽ bị loại; thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích  50% và chỉ số Eigenvalue > 1.

 Chỉ số KMO dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Chỉ số KMO có giá trị trong khoảng từ 0.5 đến 1 thì phân tích này mới thích hợp, cịn nếu chỉ số này có giá trị nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với dữ liệu.

 Hệ số tải nhân tố là hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố. Hệ số này càng lớn cho biết các biến và nhân tố càng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp trích nhân tố Principal components nên các hệ số tải nhân tố phải có trọng số lớn hơn hoặc bằng 0.5 thì mới đạt u cầu. Các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại khỏi mơ hình.

 Chỉ số Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Chỉ những nhân tố có hệ số Eigenvalue lớn hơn 1 thì mới được giữ lại mơ hình phân tích. Những nhân tố có hệ số Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ khơng có tác dụng tóm tắt thơng tin tốt hơn một biến gốc nên sẽ bị loại ra khỏi mơ hình.

4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá cho tất cả các biến độc lập

Sau khi kiểm tra mức độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha thì thang đo các biến độc lập vẫn giữ nguyên 33 biến quan sát. Theo mơ hình nghiên cứu đề xuất, 33 biến quan sát này được dùng để đo lường 6 thành phần của thang đo. Phân tích nhân tố khám phá để đánh giá mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng thành phần và giá trị phân biệt của các thành phần.

Tác giả tiến hành phân tích nhân tố thang đo các biến độc lập theo phương pháp rút trích Principal components và phép xoay varimax với mục đích là rút các thành phần chính và loại bỏ những biến có factor loading khơng đủ mạnh (xem phụ lục 6).

Lần 1: Thang đo được rút trích 6 thành phần, với tổng phương sai trích được là

62.918% tại hệ số Eigenvalue 1.083, hệ số KMO bằng 0.896 và kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa 0.000. Có 7 biến quan sát có trọng số nhỏ hơn 0.5, đó là các biến quan sát CN5 (0.455), KT2 (0.498), CS7 (0.476), CS5 (0.465), NT4 (0.470), NT6 (0.494) và NT2 (0.431).

Lần 2: tác giả loại 7 biến NT2, CN5, KT2, CS7, CS5, NT4, NT6 và phân tích

lại EFA. Lần này EFA gom lại 5 thành phần, với tổng phương sai trích được là 62.332% tại hệ số Eigenvalue là 1.087, hệ số KMO bằng 0.888 và kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa 0.000. Có 4 biến quan sát có trọng số nhỏ hơn 0.5, đó là các biến quan sát HT2 (0.479), HT1 (0.461), HT3 (0.449), và NT1 (0.460).

Lần 3: tác giả loại 4 biến HT1, HT2, HT3, NT1 và phân tích lại EFA. Qua ba

lần rút trích nhân tố, kết quả thể hiện trong bảng 4.3, cho thấy sau khi loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy, thang đo còn lại 22 biến được rút trích thành 4 thành phần với tổng phương sai trích được là 60.602% tại hệ số Eigenvalue là 1.398. Hệ số KMO bằng 0.869 nên EFA phù hợp với dữ liệu và kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa 0.000 cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên

phạm vi tổng thể. Phương sai trích đạt 60.602% thể hiện rằng 4 nhân tố được rút ra giải thích được 60.602% sự biến thiên của dữ liệu tại hệ số Eigenvalue đạt 1.398. Các hệ số tải nhân tố nằm trong khoảng từ 0.573 đến 0.828 lớn hơn so với hệ số tải nhân tố được chọn là 0.5. Như vậy, các thang đo rút ra là chấp nhận được, các biến quan sát của thang đo mới này đạt yêu cầu cho các phân tích tiếp theo.

Bảng 4.3.: Kết quả EFA của thang đo các biến độc lập

Biến quan sát Yếu tố

1 2 3 4

CN3 Cơng ty Anh/ Chị có phần mềm theo dõi trình

trạng hàng hố 0.828

NT5 Trình độ chuyên môn của nhân viên Anh/ Chị

đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng tốt 0.722 CN4 Khách hàng của công ty Anh/ Chị dễ dàng theo

dõi hàng hoá sau khi gởi 0.712 CN2 Thành phố Hồ Chí Minh ứng dụng công nghệ

thông tin trong khai thác dịch vụ Logistics tốt 0.701 CN1 Công nghệ ảnh hưởng đến giá cả và chất lượng

dịch vụ Logistics 0.697 NT3 Nhận thức của người dân về ngành Logistics cũng như

các tập quán thương mại quốc tế đang dần thay đổi 0.659 CS2 Các chính sách của chính phủ ảnh hưởng đến sự phát

triển dịch vụ Logistics 0.596 HT4 Vị trí cảng thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá 0.588 KT4 Việc phát triển dịch vụ Logistics có vai trị quan

trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

0.828 KT5 Tham gia vào lĩnh vực cung ứng dịch vụ Logistics,

doanh nghiệp cần phải có quy mơ vốn lớn

0.747 KT6 Giá cả nguyên liệu và dịch vụ đầu vào luôn

được các doanh nghiệp Logistics quan tâm 0.742 KT3 Các thay đổi về thuế suất đối với hàng hoá xuất nhập

khẩu ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ Logistics 0.706 CS6 Sự quan tâm, hỗ trợ từ chính quyền thành phố

Hồ Chí Minh giúp cho sự phát triển của dịch vụ Logistics tốt hơn

0.610 CS4 Đơn giản hoá và minh bạch hệ thống Hải quan

giúp cho sự phát triển dịch vụ Logistics tốt hơn 0.746 KT1 Các thay đổi về thuế suất luôn được thông báo kịp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành logistics trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)