Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành logistics trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 52 - 57)

7. Kết cấu của luận văn

3.2 Thiết kế nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu này gồm hai bước:

 Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính được tiến hành thơng qua phương pháp thảo luận nhóm được thực hiện nhằm khẳng định sự phù hợp của các biến quan sát dùng để thực hiện đo lường các khái niệm nghiên cứu. Sau đó, hiệu chỉnh mơ hình và thang đo cho phù hợp.

 Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng được thực hiện thơng qua hình thức phỏng vấn trực tiếp với bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá độ tin cậy, giá trị của thang đo đã thiết kế thông qua hệ số Cronbach alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, đồng thời kiểm định sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu đã được hiệu chỉnh ở phần nghiên cứu định tính thơng qua chạy mơ hình hồi quy bội.

Sau đó dựa trên kết quả phân tích và kiểm định thu được để đưa ra các kiến nghị, giải pháp có liên quan.

3.2.1. Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

3.2.2. Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm được thực hiện để phát hiện và khám phá những yếu tố tác động đến sự phát triển của hoạt động cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua hai bước sau:

 Thảo luận nhóm lần 1: tác giả thu thập dữ liệu và xin ý kiến chun mơn của một số đại diện có thâm niên kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh về 5 yếu tố “Yếu tố thể chế - chính trị”, “Yếu tố kinh tế”, “Yếu tố văn hố - xã hội”, “Yếu tố cơng nghệ” và “Yếu tố hội nhập” và các biến quan sát của 5 yếu tố này tác động đến sự phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện hội nhập. (Dàn bài thảo luận và danh sách đại diện các doanh nghiệp logistics tham gia phỏng vấn sơ bộ ở thảo luận nhóm lần 1 xem phụ lục 1)

 Thảo luận nhóm lần 2: Sau khi thảo luận nhóm lần 1, bảng câu hỏi khảo sát sẽ được phỏng vấn thử với nhóm 10 người đang cơng tác trong lĩnh vực hoạt động cung ứng logistics với mục đích lấy nhận xét, phản hồi về mức độ rõ ràng, phù hợp của các biến quan sát trong bảng câu hỏi có phù hợp với những vấn đề mà họ quan tâm, ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty họ khi tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả nghiên cứu sơ bộ

Kết quả thảo luận nhóm lần 1: 8 trong số 10 đại diện tham gia phỏng vấn sơ bộ

đánh giá “Yếu tố về cơ sở hạ tầng” có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics, do vậy “Yếu tố cơ sở hạ tầng” sẽ được bổ sung vào mơ hình cho phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó, cả 10 đại diện cũng góp ý nên thay đổi tên “Yếu tố thể chế - chính trị” thành “Yếu tố chính sách luật” với mong muốn khoang vùng và nhấn mạnh đi sâu nghiên cứu về chính sách luật của Việt Nam đang điều chỉnh ngành logistics sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của ngành. Về “Yếu tố văn hoá – xã hội”, 9 trong số 10 đại diện cho rằng yếu tố này mang ý nghĩa rất rộng và họ cảm thấy mơ hồ về tác động của yếu tố này đến sự phát triển nên họ đã góp ý đi sâu vào nghiên cứu về nhận thức, về mặt bằng nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh vực logistics, do đó “Yếu tố văn hố – xã hội” sẽ được hiệu chỉnh thành “Yếu tố nhận thức ngành”.

Đây sẽ là cơ sở cho việc hiệu chỉnh mơ hình và thang đo cho phù hợp với thực tế hoạt động cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả thảo luận nhóm lần 2: Bảng câu hỏi khảo sát dùng để phỏng vấn sơ bộ

10 đại diện khác đang công tác trong ngành logistics lần 2 được thiết kế dựa trên cơ sở từ kết quả thảo luận nhóm lần 1. Qua cuộc phỏng vấn, 10 đại diện này cũng đã bổ sung thêm một vài biến quan sát quan trọng dùng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính sách luật và nhận thức ngành đối với sự phát triển dịch vụ logistics, bên cạnh đó cũng bớt bớt biến quan sát dùng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của công nghệ đến sự phát triển vì 7 trên 10 đại diện cho rằng nghĩa của biến quan sát đó đã được bao hàm trong một biến quan sát khác. Cuối cùng đã thống nhất được các biến quan sát trong 6 thành phần của thang đo (chi tiết thang đo sau khi thảo luận nhóm lần 2 xem phụ lục 2)

Kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy có 6 nhóm nhân tố vĩ mơ chính thức (với 33 yếu tố nhỏ) mà đa số các doanh nghiệp logistics quan tâm và đánh giá có tầm ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

3.2.3. Hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu áp dụng cho nghiên cứu chính thức

Thơng qua kết quả nghiên cứu sơ bộ (phần thảo luận lần 1), mơ hình nghiên cứu đề xuất cho nghiên cứu chính thức sẽ gồm 6 nhân tố: Yếu tố chính sách luật, Yếu tố kinh tế, Yếu tố nhận thức ngành, Yếu tố công nghệ, Yếu tố cơ sở hạ tầng, Yếu tố hội nhập.

Mơ hình này được giữ ngun sau kết quả thảo luận nhóm lần 2 để áp dụng cho nghiên cứu chính thức vì phù hợp với nhận định của đa số đại diện từ các doanh nghiệp logistics là đối tượng khảo sát của nghiên cứu này.

Vì vậy, mơ hình nghiên cứu đề xuất cho nghiên cứu chính thức như sau

Hình 3.2.: Mơ hình nghiên cứu đề xuất cho nghiên cứu chính thức

3.2.4. Nghiên cứu định lượng

Mục đích của bước nghiên cứu này là kiểm định lại mơ hình nghiên cứu đề xuất trên, và đo lường các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu. Nghiên cứu này được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh thơng qua phương pháp phỏng vấn doanh nghiệp logistics dựa trên bảng câu hỏi đã được soạn sẵn. Bảng câu hỏi phỏng vấn xây dựng gồm 33 biến đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô (được phân thành 6

Các yếu tố chính sách luật Các yếu tố kinh tế Các yếu tố nhận thức ngành Các yếu tố công nghệ Sự phát triển Các yếu tố hội nhập Các yếu tố cơ sở hạ tầng H1 H2 H3 H4 H5 H6

nhóm) và 3 biến đo lường sự phát triển dịch vụ logistics. Thang đo sử dụng trong nghiên cứu là thang đo Likert năm mức độ từ thấp (1) đến cao (5) (Bảng câu hỏi khảo sát chính thức xem phụ lục 3)

Nội dung bảng khảo sát gồm ba phần:

Phần 1:gồm những câu hỏi thông tin chung về doanh nghiệp với mục đích

phân loại doanh nghiệp về loại hình doanh nghiệp, về quy mơ vốn, quy mô nguồn nhân lực, và thời gian hoạt động của doanh nghiệp (6 câu hỏi).

Phần 2: gồm những câu hỏi về các nhận định về các 6 nhân tố vĩ mơ: chính

sách luật, kinh tế, nhận thức ngành, công nghệ, cơ sở hạ tầng, hội nhập và sự phát triển ngành dịch vụ logistics trong điều kiện hội nhập (36 câu hỏi).

Phần 3: gồm những câu hỏi thu thập thông tin về người trả lời phỏng vấn.

Nghiên cứu được thực hiện từ 01/08/2012 đến 31/10/2012. Toàn bộ dữ liệu hồi đáp sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS phiên bản 16.0.

Mô tả mẫu nghiên cứu

Mẫu quan sát trong nghiên cứu này được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện (phi xác xuất), đối tượng khảo sát là các đại diện doanh nghiệp đang hoạt động ngành logistics.

Thơng tin được thu thập thơng qua các hình thức gặp mặt trao đổi trực tiếp, hoặc phỏng vấn qua điện thoại, hoặc gởi thư điện tử để lấy ý kiến.

Kích thước mẫu

Phương pháp phân tích được sử dụng để rút trích nhân tố là phương pháp EFA. Theo Gorsuch năm 1983 cho rằng phân tích nhân tố cần ít nhất 200 quan sát. Cịn theo Hair & các cộng sự năm 1998, kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 quan sát. Một quan điểm khác, Bollen năm 1989 cho rằng tổng số quan sát tối thiểu là bằng 5 quan sát cho 1 tham số cần ước lượng. Theo quan điểm của Bollen, nghiên cứu này có 36 biến đo lường (33 biến dùng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô và 3 biến đo lường sự phát triển dịch vụ logistics), vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 36 x 5 = 180. Để đạt được tối thiểu 180 mẫu nghiên cứu, tác giả đã gởi 300 bảng câu hỏi đến các doanh nghiệp logistics trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành logistics trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)