2.1.1. Tình hình hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam
Trong những năm gần đây, hệ thống NHTM Việt Nam đang từng bước phát triển về quy mô cũng như chất lượng để đảm bảo yêu cầu thanh khoản và đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Một trong những bước phát triển quan trọng là nỗ lực tăng vốn điều lệ tại các NHTM của Nhà nước. Hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được khởi động từ Nghị định 141/2006/NĐ-CP khi Chính phủ đặt ra lộ trình tăng vốn pháp định của các ngân hàng lên mức 3.000 tỷ đồng vào năm 2010. Mặt khác, lộ trình tăng vốn pháp định lên mức 5.000 tỷ đồng năm 2012 và mức 10.000 tỷ đồng năm 2015 cũng đang trong quá trình xem xét áp dụng. Cùng với quá trình này, từ ngày 1/4/2012, NHNN đã chính thức cơng bố đều đặn 5/12 chỉ tiêu an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng gồm CAR, ROA, ROE, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dư nợ trong từng lĩnh vực. Theo đó, việc cơng khai tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống có thể có những ảnh hưởng nhất định đến niềm tin của người dân vào tính an tồn của hệ thống ngân hàng; đồng thời góp phần thúc đẩy việc đổi mới cơ cấu quản trị điều hành theo hướng phù hợp hơn với các tiêu chuẩn về tổ chức và hoạt động của các NHTM.
Bảng 2.1: Vốn điều lệ của một số ngân hàng thương mại lớn tính đến năm 2013
STT Tên ngân hàng Vốn điều lệ (tỷ đồng)
1 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) 32,661 2 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 29,605 3 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 23,174 4 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 23,012 5 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) 12,355
27
6 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) 10,740 7 Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 9,376
(Nguồn: BCTC hợp nhất Quý 2/2013 của các ngân hàng )
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011 đến nay, các ngân hàng cũng ngày càng bộc lộ những rủi ro, dễ tổn thương, đe dọa gây đổ vỡ hệ thống, dẫn tới yêu cầu cấp thiết phải tiến hành tái cấu trúc hệ thống các tổ chức tín dụng. Trong đó, thanh khoản là vấn đề nan giải nhất đối với các NHTM. Do huy động vốn của NHTM chủ yếu là kỳ hạn ngắn với tỷ trọng thường tới 70% - 80% trong tổng nguồn vốn huy động, thậm chí đối với một số ngân hàng, tỷ trọng này lên tới 90%, trong khi cho vay trung, dài hạn thường chiếm tới khoảng 30% - 40% tổng dư nợ nên rủi ro thanh khoản luôn thường trực tại các ngân hàng. Bên cạnh đó, rủi ro tác nghiệp có xu hướng tăng nhanh và ngày càng tinh vi, phức tạp hơn gắn liền với sự phát triển của cơng nghệ thơng tin. Vì thế, khơng ít những vụ việc tiêu cực trong hoạt động ngân hàng đều bắt nguồn từ việc không chấp hành quy chế, quy trình tác nghiệp, cũng như từ đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng. Hậu quả là khách hàng dần đánh mất niềm tin của mình đối với khả năng của ngân hàng, kèm theo đó là cú sốc thanh khoản hồn tồn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình quản trị và giám sát rủi ro hiện hành tại các ngân hàng còn quá yếu kém. Mặc dù, môi trường pháp lý đã được cải thiện đáng kể, nhưng các văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng lại được xây dựng trên cơ sở các quy trình thao tác giao dịch thủ cơng, mang nặng tính giấy tờ và phức tạp trong quá trình xử lý, nhiều quy chế đã trở nên bất cập và không bao hàm hết các mặt nghiệp vụ.
2.1.2. Chính sách kiểm sốt thanh khoản tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng được hoàn thiện với nhiều điều luật điều chỉnh chung và luật chuyên ngành được ban hành. Việc ban hành Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật Thanh tra thay thế cho các văn bản dưới luật đã góp phần hồn thiện một bước quan trọng trong khuôn khổ pháp lý về giám sát và cảnh báo rủi ro tại các NHTM. Theo đó, việc giám sát khơng chỉ tập trung vào các yếu tố định lượng mang tính truyền thống như vốn tự có, giới hạn tín dụng, chất lượng
28
tín dụng, mà cịn được mở rộng cho các yếu tố định tính như: theo dõi diễn biến cơ cấu tài sản nợ, tài sản có, xem xét các mối quan hệ giữa vốn và sử dụng vốn; việc đảm bảo khả năng chi trả hay đánh giá tính thanh khoản của ngân hàng. Các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng cũng đã được tính tốn dựa trên các cơ sở khoa học do các tổ chức tài chính quốc tế đưa ra, đảm bảo tính thống nhất trong quản lý vĩ mơ, phân loại ngân hàng, đánh giá so sánh nhóm ngân hàng cùng loại và toàn hệ thống ngân hàng. Điều này thể hiện rõ nét qua: Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN về xếp loại Ngân hàng TMCP, được xây dựng dựa trên các tiêu chí đánh giá CAMEL để đưa ra các thang điểm cho các chỉ tiêu xếp loại cụ thể; Thông tư 13/2010/TT- NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các NHTM, lần lượt được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 19/2010/TT-NHNN và Thơng tư số 22/2011/TT-NHNN, trong đó NHNN đã chính thức hủy bỏ tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động và điều chỉnh lại hệ số rủi ro đối với một số tài sản Có bằng ngoại tệ khi tính tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu, có hiệu lực kể từ ngày 1/9/2011; Thơng tư 02/2013/TT-NHNN quy định về việc phân loại nợ và tiêu chuẩn trích lập dự phòng được NHNN ban hành để thay thế cho các Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 780/QĐ-NHNN, có hiệu lực từ ngày 01/06/2014.
2.1.3. Đánh giá chung về tình hình thanh khoản tại các NHTM Việt Nam
Trên thực tế, giai đoạn 2005-2012 là giai đoạn mà thanh khoản của ngành ngân hàng Việt Nam bắt đầu có những dấu hiệu suy giảm. Nguyên nhân là do giai đoạn 2005-2007 nền kinh tế Việt Nam đã phát triển quá nóng, lượng tiền đưa vào lưu thông tăng quá nhanh so với khả năng hấp thụ của nền kinh tế dẫn đến lạm phát tăng cao và tạo ra bong bóng chứng khốn và bất động sản. NHNN với mục tiêu kiểm sốt lạm phát đã đưa các chính sách nhằm rút bớt lượng tiền trong lưu thông. Tuy nhiên các biện pháp của NHNN không đủ mạnh và kịp thời, đồng bộ nên kiểm sốt tiền tệ cịn nhiều hạn chế dẫn đến sự lệch pha giữa tăng trưởng cung tiền và tiết kiệm, cho vay trong nền kinh tế. Thời gian này, các ngân hàng bị mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn tài sản và buộc phải lấy vốn ngắn hạn cho vay dài hạn. Năm
29
2007, tốc độ tăng trưởng huy động giảm so với 2006, trong khi tăng trưởng tín dụng lại cao, đạt 37,8%. Điều này cho thấy các ngân hàng thương mại đã phải sử dụng nguồn vốn từ thị trường liên ngân hàng, nơi có lãi suất thấp, dưới 7%/năm để đáp ứng tốc độ tăng trưởng tín dụng này. Tuy nhiên, theo quy định thì khoản vay liên ngân hàng chỉ được sử dụng trong trường hợp giải quyết các khó khăn thanh khoản trong ngắn hạn. Việc làm này đã dẫn đến sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu nguồn vốn và tiềm ẩn rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng đã quá chủ quan khi theo đuổi mục tiêu lợi nhuận trong ngắn hạn qua việc lấy nguồn vốn liên ngân hàng để cho vay dài hạn.
Sự phát triển quá nóng của thị trường chứng khốn trong năm 2007 cũng làm cho các doanh nghiệp tập trung vào hoạt động đầu tư tài chính mà không tập trung phát triển sản xuất kinh doanh. Bong bóng chứng khốn và bất động sản đã đem lại cảm giác thịnh vượng cho cả nền kinh tế, từ đó dẫn đến những lệch lạc trong sản xuất, tiêu dùng và tiết kiệm, làm ngịi nổ cho những khó khăn của nền kinh tế vĩ mơ trong năm 2008.
Ngay từ những tháng đầu năm 2008, tình hình lạm phát và thâm hụt cán cân thương mại đã trở nên nghiêm trọng. Chính phủ đã ưu tiên mục tiêu chống lạm phát bằng việc áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm giảm lượng cung tiền trong lưu thông – nguyên nhân chính gây ra lạm phát cao. Hệ thống ngân hàng, cầu nối cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế, đã chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các biện pháp thắt chặt tiền tệ này. Trong đó có rất nhiều ngân hàng đã bộc lộ những yếu kém trong việc giải quyết những khó khăn về thanh khoản. Khi cuộc đua lãi suất diễn ra, các ngân hàng rơi vào tình trạng mất cân đối kỳ hạn giữa huy động và cho vay khi phần lớn nguồn vốn huy động là nguồn vốn ngắn hạn trong khi cơ cấu cho vay vốn trung và dài hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn. Tình trạng này lại tiếp tục diễn ra trong giai đoạn 2010-2012 khi nền kinh tế rơi vào khó khăn và chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN lại được áp dụng. Cuộc đua lãi suất huy động tiếp tục diễn ra mạnh mẽ với mức 14-16% bất chấp sự đồng thuận của các thành viên Hiệp hội Ngân hàng.
30
Trước tình hình trên, năm 2013 đã được mở ra với khá nhiều thách thức cho các ngân hàng trong việc xử lý các vấn đề như: nợ xấu, tìm kiếm đối tác sáp nhập để nâng cao năng lực tài chính, khó khăn đến từ chính sách tiền tệ và đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng... Tuy nhiên, theo báo cáo của NHNN, tình hình tiền tệ, tín dụng và thanh khoản của hệ thống NHTM trong 6 tháng đầu năm 2013 đã có những diễn biến tích cực, phù hợp với mục tiêu và định hướng đề ra. Cụ thể là, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng ở mức rất thấp so với cùng kỳ các năm trước (hơn 2,3%), mở ra khả năng kiềm chế lạm phát cả năm 2013 ở mức dưới 7%; trong ngành ngân hàng, lãi suất huy động và cho vay giảm mạnh, huy động vốn của các NHTM tăng cao; tỷ giá ngoại tệ ổn định; tái cơ cấu hệ thống NHTM có những chuyển biến đáng kể; tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động cũng giảm rõ rệt, từ mức trên 100% vào tháng 01/2012 xuống dưới 87,3% đến hết ngày 30/06/2013. Đặc biệt, với sự hỗ trợ của NHNN thông qua thị trường mở OMO, lãi suất thị trường liên ngân hàng vẫn ln duy trì ở mức thấp và giảm nhẹ ở hầu hết các kỳ hạn, trong tuần từ 5 - 9/8, lãi suất giao dịch bình quân liên ngân hàng kỳ hạn 2 tháng giảm 0,44%, kỳ hạn 2 tuần giảm đến 1,24%. Nhờ đó, thanh khoản của hệ thống các ngân hàng được đảm bảo và từng bước cải thiện hơn. Vốn khả dụng bằng VND của các ngân hàng khá ổn định, dư thừa so với yêu cầu DTBB và nhu cầu thanh toán, dẫn đến một số ngân hàng lớn đang thừa thanh khoản tạm thời đã tăng cường mua trái phiếu chính phủ để đảm bảo một phần lợi nhuận và cân bằng chi phí vốn, đây có thể xem là giải pháp an tồn nhất, vừa đảm bảo có lãi, vừa là cơng cụ dự phịng thanh khoản.
Bảng 2.2: Một số chi tiêu cơ bản của hệ thống NHTM Việt Nam (đến 30/06/2013) Đơn vị: tỷ đồng, % Loại hình TCTD Tổng tài sản có Vốn tự có ROA ROE Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu Tỷ lệ vốn ngắnhạn cho vay trung, dài hạn Tỷ lệ cấp tín dụng trên nguồn vốn huy động Số tuyệt đối Tốc độ tăng
trưởng Số tuyệt đối Tốc độ tăng trưởng NHTMNN 2,293,492 4.17 153,139 11.56 0.29 4.23 11.10 20.89 95.45
31 NHTMCP 2,216,183 2.63 176,400 -3.68 0.18 1.95 12.80 16.76 76.45 NH LDNN 613,552 10.47 96,488 4.25 0.31 1.90 29.72 -2.76 79.03 CT CTTC 153,701 -0.75 9,931 -7.76 -0.19 -4.22 8.41 20.56 164.33 NHHTXVN 16,629 14.80 2,316 2.75 0.92 5.65 36.00 1.61 104.15 Toàn HT 5,293,557 4.09 438,274 2.89 0.23 2.52 13.65 16.34 87.30
(Nguồn: báo cáo của NHNN - tháng 6/2013)
2.2. Thực trạng tính thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Á Châu
2.2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) là ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam và được đánh giá là một trong những ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ phong phú dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. ACB được thành lập vào ngày 24/4/1993 và chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn Hà Nội vào ngày 31/10/2006 với vốn điều lệ hiện nay là 9.376.965.060.000 đồng . Với bề dày phát triển 20 năm, ACB có mạng lưới rộng lớn bao gồm 346 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế trọng điểm trên toàn quốc. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là huy động vốn, cho vay trung dài hạn, cung cấp các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh phát hành, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác.
2.2.1.1. Hoạt động phi tài chính
Định hướng kinh doanh xuyên suốt của ACB là hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực tư nhân, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng. Ngân hàng rất chú trọng việc phát triển hệ thống kênh phân phối phi truyền thống như ngân hàng điện tử hay bán hàng qua điện thoại. Trong định hướng cho vay, các doanh nghiệp SME luôn là đối tượng ưu tiên số một của ACB. Phần lớn vốn nhận tài trợ và uỷ thác của ACB được sử dụng để tài trợ cho các doanh nghiệp SME như vốn nhận từ quỹ Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ hay Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản- JBIC.
Bên cạnh đó, ACB cịn khởi động hệ thống hiện đại hố cơng nghệ thơng tin ngân hàng từ rất sớm. Vào cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống
32
công nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The complete banking solution) cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung. Trong các năm tiếp theo, ACB liên tục nâng cấp hệ ngân hàng lõi, hợp tác với Microsoft và Pricewaterhouse Coopers về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý. Tại thời điểm hiện tại, ACB sử dụng dịch vụ tài chính Reuteurs, gồm Reuteurs Monitor (cung cấp thơng tin tài chính) và Reuteurs Dealing System (cơng cụ mua bán ngoại tệ). Thành tích nổi bật của ACB là xây dựng được trung tâm dữ liệu dạng module (enterprise module data centre) theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên ở Việt Nam.
Với phương châm “Tăng trưởng nhanh – Quản lý tốt – Hiệu quả cao”, mục tiêu của ACB là đến năm 2015 trở thành một trong bốn ngân hàng có quy mơ lớn nhất, hoạt động an toàn và hiệu quả nhất. ACB đã tiến hành thực hiện chiến lược đa dạng hoá hoạt động bằng việc thành lập ba công ty con do ACB đầu tư trực tiếp 100% và một công ty được đầu tư gián tiếp qua công ty con. Bao gồm:
Công ty TNHH chứng khốn ACB (ACBS)
Cơng ty T N H H Quản lý nợ và khai thác tài sản ACB (ACBA) Công ty TNHH MTV Cho th tài chính ACB (ACBL)
Cơng ty Quản lý quỹ ACB (ACBC)
Để đảm bảo năng lực quản lý vận hành tốt một ngân hàng lớn mà ACB có tham vọng đạt tới, ACB tuyên bố sẵn sàng chấp nhận các thay đổi cần thiết để có thể sớm đưa ra các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất vào áp dụng trong quản trị, điều hành ngân hàng. Có thể nói, ACB là ngân hàng mà vai trò, trách nhiệm, cơ chế ra quyết định của Hội đồng quản trị, Ban điều hành cũng như Ban kiểm soát, Ban kiểm toán nội bộ khá rõ ràng và có tính độc lập cao. Trong năm 2011, ACB đã thành lập mới và điều chỉnh tổ chức, hoạt động một số uỷ ban của Hội đồng quản trị. Trong tương lai, hệ thống điều hành của ACB sẽ chuyển sang mơ hình hội đồng điều hành và chế độ thủ trưởng ở các cấp trong hệ thống điều hành.