2.2 Thực trạng thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Á Châu
2.2.1.2 Hoạt động tài chính
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng TMCP Á Châu (2010-2012) Đơn vị: tỷ đồng, % 2010 2011 2012 Tổng Tài sản 205.103 281.019 176.308 Vốn CSH 11.377 11.959 12.624 Tổng dư nợ 86.478 101.823 101.313 Huy động vốn 145.616 122.848 125.234 LNST 2.335 3.208 784 ROA (%) 1,14 1,14 0,45 ROE(%) 22 27 6,2 NIM (%) 2,7 3,3 3,7 CAR(%) 10,6 9,25 13,52 NPL(%) 0,3 0,89 2,5
(Nguồn : Báo cáo tài chính hợp nhất của ACB)
Với tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 33,7%, ACB là một trong những NHTM có tốc độ tăng trưởng quy mô tài sản nhanh nhất trong hệ thống ngân hàng. Dư nợ cho vay và nguồn vốn huy động cũng tăng trưởng tương ứng với tổng tài sản nhưng với tốc độ chậm hơn. Quy mô đầu tư chứng khoán chứng kiến tỷ trọng gần như tuyệt đối của chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn, trong khi chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ chưa đến 5% qua các năm. Giai đoạn này ACB được xem là một trong những NHTM cổ phần mạnh nhất Việt Nam với tổng tài sản được ghi nhận vào ngày 30/06/2012 là xấp xỉ 256 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, đến tháng 8/2012, ACB bất ngờ gặp nhiều khó khăn khi phải hoạt động trong bối cảnh thị
34
trường nhiều biến động, đồng thời phải đối mặt với biến cố lớn chưa từng có lịch sử ngành ngân hàng. Với sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên – nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB và một số thành viên Hội đồng quản trị của ACB lần lượt bị bắt giam và khởi tố, hàng ngàn tỷ đồng đã bị rút ra khỏi ACB chỉ trong vài ngày. Ngay sau đó là quy định của NHNN yêu cầu các NHTM phải tất toán và chấm dứt việc huy động vàng của khách hàng. Tất cả đã góp phần làm cho tổng tài sản của ACB sụt giảm và cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khoản lỗ trên 1.700 tỷ đồng của ACB trong Quý 4/2012. Kết quả là cấu trúc của bảng cân đối tài sản và bộ máy quản trị của ACB có những thay đổi rất lớn. Mặc dù, số dư huy động tiết kiệm VND đã khôi phục ổn định, thanh khoản và sự an toàn của ngân hàng vẫn được đảm bảo và khơng xảy ra thất thốt tài sản nhưng các chỉ tiêu kinh doanh cuối năm 2012 của ACB đã giảm đi rất nhiều so với năm 2011. Trước tình hình đó, ACB đã đề ra định hướng chung và đưa ra các kế hoạch hoạt động năm 2013 cụ thể như sau:
Định hướng chung: khơi phục dần quy mơ hoạt động, uy tín và thị phần theo
hướng tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi; đồng thời củng cố, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, quản trị tài chính, quản trị nguồn nhân lực nhằm tạo tiền đề tăng trưởng bền vững trong dài hạn.
Các chỉ tiêu tài chính (KH):
Tổng tài sản dự kiến tăng lên mức 183.000 tỷ.
Tăng trưởng huy động khách hàng: 12% (từ 142 ngàn tỷ lên 159 ngàn tỷ).
Tăng trưởng tín dụng: 12%.
Lợi nhuận trước thuế tập đoàn khoảng 1.800 tỷ .
Thực tế cho thấy, tính đến 30/06/2013, mức lợi nhuận trước thuế của ACB
đã giảm 55,3% so với cùng kỳ năm 2012 và hoàn thành 52% kế hoạch cả năm. Nguyên nhân không chỉ do hệ số NIM của ACB giảm, mà còn do ngân hàng đã ghi nhận một số khoản thu nhập để hỗ trợ thu nhập lãi thuần, bao gồm:
Thu nhập lãi thuần giảm mạnh 37%, xuống mức 2.337 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2013 do thu nhập từ lãi cho vay các tổ chức tín dụng giảm 88%;
35
Lỗ từ kinh doanh ngoại hối và vàng đã giảm so với năm 2012, xuống cịn 54 tỷ đồng sau khi ngân hàng hồn thành tất toán trạng thái vàng theo yêu cầu của NHNN vào cuối tháng 6/2013 (tổng mức lỗ từ kinh doanh ngoại hối và vàng là 107 tỷ đồng trong 6 tháng 2012).
Chứng khoán đầu tư lãi 178 tỷ đồng trong kỳ do ngân hàng đã thoái vốn đầu tư vào các cổ phiếu ngân hàng niêm yết và chưa niêm yết để bù lỗ kinh doanh vàng và các khoản lỗ tín dụng khác trong nửa đầu năm 2013.
Mặc dù ngân hàng ACB đã giảm bớt hoạt động kinh doanh vàng nhưng ACB vẫn phải chịu chi phí tín dụng cao do ngân hàng tăng quỹ huy động bằng tiền đồng, với lãi suất cao hơn để có tiền mặt mua vàng nhằm hoàn trả lại cho người gửi vàng trong kỳ. Một chỉ số quan trọng khác là tăng trưởng tín dụng của ACB vẫn chậm và hệ số NIM giảm xuống còn 2,85% từ 3,7% năm 2012. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2013 ACB đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng 3,1% so với q trước đó và 7,5% so với cùng kỳ của năm trước.
Kết quả kinh doanh không tốt trong nửa đầu năm 2013 buộc ACB phải trích lập dự phịng tín dụng 259 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước (303 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2012). Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,99%, từ mức 2,5% vào cuối năm 2012 và tỷ lệ trích lập dự phịng trên nợ xấu là 51%. Chi phí tín dụng chịu áp lực cao làm giảm hệ số NIM và làm tăng chi phí dự phịng tín dụng liên quan tới những vấn đề đang tồn tại ở ngân hàng này bao gồm: khoản nợ liên quan tới ông Nguyễn Đức Kiên (7.128 tỷ đồng), nợ của Vinalines (854 tỷ đồng), nợ liên ngân hàng quá hạn của một ngân hàng trong nước (772 tỷ đồng) và khoản tiền gửi của ngân hàng tại VietinBank là 719 tỷ đồng.
Tuy đối mặt với nhiều bất lợi nhưng Hội đồng quản trị ACB tự tin rằng, lợi nhuận của ngân hàng vẫn sẽ theo đúng kế hoạch và có thể hồn thành kế hoạch của cả năm 2013 là 1.800 tỷ đồng.