• Ảnh hưởng của khuynh hướng
Con người muốn cảm thấy hài lịng về bản thân họ. Có hai thứ làm con người xúc động mạnh là tính tự phụ và sự hối tiếc. Con người cố tìm cho được hành
động làm cho họ có niềm kiêu hãnh và tránh hành động dẫn đến sự hối tiếc. Tránh hối tiếc và tìm kiếm sự kiêu hãnh có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư (Shefrin & Staman, 1985). Cụ thể, việc tránh hối tiếc và tìm kiếm sự kiêu hãnh dẫn đến việc họ bán quá sớm những cổ phiếu tăng giá, vì họ cảm thấy hài lịng với quyết định mua cổ phiếu đó trước đây. Ngược lại, nếu giá cổ phiếu bị giảm sau khi mua, họ có xu hướng giữ cổ phiếu lại vì họ tránh cảm giác tồi tệ về quyết định sai lầm khi mua cổ phiếu này.
Có vài minh chứng cho thấy, nhà đầu tư thành công sẽ tiếp tục thành công và ngược lại nhà đầu tư thua lỗ sẽ tiếp tục thua lỗ (De Bondt & Thaler, 1985, 1987). Tuy nhiên, Shefrin (2000) cho rằng ảnh hưởng của lời - lỗ xuất phát từ tính bảo thủ, quá tự tin và thích nổi bật của nhà đầu tư.
Tuy nhiên từ những nhận định trên có thể nói, khuynh hướng này phản ánh tính ngại rủi ro của nhà đầu tư.
• Sự gắn bó
Một xu hướng tâm lý khác là sự gắn bó, nghĩa là việc nhà đầu tư trở nên gắn bó với một loại cổ phiếu giống như là con người thường thích gắn bó với cha mẹ, anh chị em con cái và bạn bè của mình. Sự gắn bó này là do họ tập trung đến đặc điểm và hành vi tốt để giảm hoặc tránh những đặc điểm hay hành vi xấu, do đó nhà đầu tư cũng muốn gắn bó với một loại cổ phiếu.
Khi một nhà đầu tư gắn bó đặc biệt với một loại cổ phiếu, họ sẽ không nhận ra những tin tức xấu về công ty và thường giữ những cổ phiếu này quá lâu, ví dụ như
mà họ đã làm hay đang làm.
• Phản ứng với rủi ro
Cảm xúc của con người sẽ đặc biệt mạnh mẽ sau những sự kiện thành công hay thất bại (Thaler & Johnson, 1990). Khi nhà đầu tư đang thành cơng, tính tham danh lợi sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn trong quyết định của họ. Càng thành cơng, nhiều nhà đầu tư có thể cảm thấy họ thích đánh bạc với tiền bạc của họ. Điều này mang lại nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư. Và ngược lại, đối với các nhà đầu tư thua lỗ, họ sẽ không muốn giữ bất cứ cổ phiếu nào sau một chuỗi những thất bại, vì họ sợ rủi ro. Kahneman & Tversky (1979) gọi đây là “hội chứng sợ thua lỗ”.